TIN TỨC
  • Truyện
  • Con đò lặng lẽ - Truyện ngắn Lê Thị Việt Hà

Con đò lặng lẽ - Truyện ngắn Lê Thị Việt Hà

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-05-02 21:37:17
mail facebook google pos stwis
116 lượt xem

Cuộc sống vốn bộn bề, nhiều khi không thấy đâu là bến bờ, chỉ một vùng trắng xóa mập mờ nhập nhằng sương khói. Một triền sông toang hoác những bến lở khoét sâu vào bờ đất, trơ ra những chùm rễ cây, mặc nước dập tả tơi, lôi kéo. Lá cành thì vẫn lay theo gió níu giữ lại những cặm cụi chắt lọc bao đời. Chỉ có thân cây oằn mình chịu đựng mọi sự giằng giữ. Giang cứ ngồi bên hòn đá tảng ven sông, tay giặt, mặt thỉnh thoảng nhìn về phía bờ kia, ngắm rễ tre già và mơ hồ suy tư như thế. Mà rõ ràng như thế.

Ảnh minh họa

   Bao giờ cơn gió trở về, mùa mưa nặng hạt, những dòng mương ăm ắp phù sa, cho dòng sông thấp thoáng bóng con đò…

 Để bến bờ được trải lòng cùng những phút giây chờ đợi…

Gió như hắt vào bến bãi rủ con đò chòng chành nhịp phân vân. Giang chỉ sợ mùa mưa tan vào bờ cát, trơ trọi lòng sông, con đò không thể ngược dòng. Mắt Giang hút dài xuống cuối khúc sông vắng. Dòng sông nôn nao những nhịp chèo. Con đò đầy, con đò vạm vỡ…con đò ơi…

 

                                                             * * *

   Con đò ấy từng chạm vào bờ cát, mắc cạn giữa bãi bồi.  Quãng này sông ưỡn ức gà chia dòng để vận lại một vực vô đáy ở cuối bãi, ục nghẹn ở đó một vòng rồi trồi ngược mái đầu bạc phếch lao về cuối khúc quanh. Chỉ có những con đò quen mới không chạm mũi vào bởi nếu chạm vào thì rách bươm cùng sỏi đá sau khi có thể kéo ra. Con đò chở hàng ở dưới xuôi lên, có vẻ như mới qua đây lần đầu. Sau mấy ngày úp mình đục đẽo, con đò trôi xuôi, bỏ lại một vệt dài cuộn theo chân nước.

   Ngày thứ nhất, con đò vật vã mãi mới lên tới bờ chờ ông Tư mang đồ nghề ra sửa giúp. Ông Tư làm nghề này từ nhỏ. Cái nghề theo ông Tư là phải có đức tin thiêng liêng vào tổ nghiệp. Cha ông từng bỏ nghề cũng vì cho rằng mình đã làm nên tội lỗi khi con đò vỡ đôi kéo theo đôi vợ chồng trẻ. Cũng tại con thác mùa lũ quá tợn nhưng cha ông vẫn bỏ nghề. Ông tiếp tục sau khi cha khuất núi bởi ông là người duy nhất trong làng biết làm nghề. Ông không làm thì xóm giềng lấy thuyền đâu để kiếm cái ăn, đi xa mua khổ lắm.  Sông quê ông nhiều ghềnh lắm đá nên công việc của ông càng khó khăn hơn. Ông không dám đóng thuyền lớn chỉ đóng những con đò nhỏ cho người ta đánh cá thả câu hoặc chở khách qua sông thôi. Nhìn đầu đám học trò nhấp nhô, chòng chành theo dòng lũ vào những sáng tinh mơ ông chợn lắm nên ông không bao giờ dám làm ẩu.

  Ông Tư và anh chủ đò đo từng tấm gỗ, đẽo gọt cho vừa khít mất hết một ngày. Gỗ dầu hoặc xoan đào ông mua về cưa nhỏ theo kích cỡ để sẵn trong nhà một ít, có ai đặt thuyền thì ông mới mua nhiều. Đinh thuyền ông cũng phải đặt ở lò rèn bên kia sông mới có. Ngày trước sông nước chảy đều quanh năm, ông đóng cũng nhiều. Còn giờ, nhiều người phải bỏ nghề sông bởi dòng nước quá bất thường. Mùa khô trắng lòng lâu quá, mùa mưa bạo ngược không theo qui luật nữa rồi. Nên những con thuyền chở hàng ngược ngàn như gã thật hiếm lạ với vùng này.

   Ngày thứ hai, con thuyền được vá víu lành lặn. Khuôn mặt chủ đã bớt lo âu và bờ sông vẳng vất tiếng nói cười. Ông Tư biết được anh chủ đò từng làm chủ một chiếc ghe lớn ở dưới xuôi, chuyên chở hàng hoá đi các chợ tỉnh. Anh vừa là chủ ghe vừa là chủ hàng nên nhiều tiền lắm. Đêm đêm lạc vào những vùng đất lạ, không cầm lòng nằm nghe bờ sông ì oạp, gã lên bờ đi rông. Gã lạc vào quán rượu say khướt cùng những chủ hàng khác mới quen. Thế rồi, những chiếu bạc thâu đêm dẫn dụ gã vơi dần những chuyến hàng và cuối cùng chiếc ghe lớn cũng neo lại bến người nên gã mới thất thểu trở về bến cũ. Gã là thế, luôn đi tới sự tận cùng dù là thất bại để có thể dứt bỏ mọi sự nghi vấn trong đầu về kết quả cuối cùng của nó. Và trắng tay.

   Tay trắng thì làm thuê gầy dựng lại. Gã xin bốc hàng cho ghe người khác. Sau một năm bán vai cho những chuyến hàng nặng nề, gã gom tiền sửa lại chiếc thuyền này để bán buôn. Gặp lúc trắng tay, món gì gã cũng mua, cũng bán, lời nhiều bù lời ít, cứ thế lắt lay theo con nước. Thương hồ rong ruổi, mỗi năm đôi bận gã mới ghé về thăm nơi hương hỏa mẹ cha, nơi có nhà thờ họ, có ông bác trưởng tộc giữ gìn. Mỗi lần về gã thường mua cả thịt chả, hoa quả để cúng và thăm căn nhà đã hoen rêu một lát rồi đi. Quay quắt trở về và lại vội vã ra đi như thôi thúc một lời hẹn thề, để lấp đầy một thoáng chơi vơi rồi theo gió mà toang hoang trên những quãng sông dài và vắng. Mỗi bận về gã lại đối mặt với những câu thúc giục vặn vẹo của họ hàng về tông, về giống. Gã cứ ậm ừ cho thoát nợ. Sao mà dễ “mày chịu là tao đi bỏ trầu ngay”. Mà người đâu ai nào có thấy, thấy rồi nào dễ ưng nhau, mà mất thời gian lắm. Đi cho rồi.

   Không phải gã không thích đàn bà vì gã là đàn ông “chính hiệu” nhưng thấy ngại, gặp rồi bâng quơ như đi qua một cái bến bởi cắm sào ở một nơi nào đó để gầy dựng một gia đình sao thấy quá mông lung. Gã chỉ sợ không đủ kiên nhẫn neo đậu lâu ở một nơi cố định nào đó. Mà rong ruổi như cha mẹ gã thì thật phiêu diêu. Rồi con cái, học hành…Về lại mảnh vườn xưa sao thấy bỡ ngỡ với từng cục đất, cọng rơm. Gã thấy rất nhiều những con đò vắng bóng đàn ông, những người đàn ông tội lỗi đã để lại những cơn bão dữ dội trong những khoang thuyền chật hẹp.

   Ngày thứ ba, sau khi làn khói cuối cùng của bó hương trầm vừa tan vào bọt nước, ông Tư cùng mấy người đàn ông lực lưỡng nữa và gã đã lật ngửa con đò xuống sông. Ông Tư luôn làm lễ cúng trước khi hạ thuỷ những con thuyền. Ông rất tin vào những tập tục mà cha ông đã thực hiện và cũng để tạ ơn sông nước cho ông, cho bao người cuộc sống. Ông đã lớn lên cùng mùi tanh của cá sống và mùi thơm lừng của siêu cá mẹ ông kho.

   Dặm vá thêm nhiều khe hở bằng thứ vỏ tràm dẻo ông mua từ dưới vùng biển lên nữa mới được. Dòng sông đá cuội đủ màu dưới làn nước trong veo soi rõ đôi bờ quai hàm vuông cạnh che phủ một lớp râu xanh tự do mọc cả tuần nay của gã. Khuôn mặt ngoài ba mươi đã lộ ra tất cả những trải nghiệm tuổi trẻ, một quãng thời gian chỉ đủ cho những cuộc thử nghiệm. Gã đè cả hai đôi tay cuồn cuộn cơ bắp nhấn mạnh xuống mạn để kiểm tra độ chắc chắn. Và gã lại như nhớ tiếc chiếc ghe máy cũ. Không hẳn ân hận vì mình làm mình chịu nhưng tiếc. Tiếc của, tiếc công và tiếc thời gian 3 ngày dìm mình ở nơi hoang vắng này sửa thuyền. Con nước vơi đầy, bồi lở, cuộn xoáy và lại hiền hoà giúp gã quên đi bản tính nóng vội của tuổi trẻ. Con người phải trôi cùng con nước để có thể neo đậu ở bến cuối cùng nên không thể coi thường sức nước được. Với lại con thuyền cũ rồi. Kỉ niệm nhiều khi gợi bao niềm ngậm ngùi.

  Gã không thể quên tuổi thơ của mình trên con thuyền nhỏ cùng cha mẹ và những đêm một mình trong khoang lạnh. Gió thì cứ hun hút thổi cho con nước nổi bọt lăn tăn. Sóng nước vỗ về giấc ngủ và vỗ về nỗi đau gã mồ côi. Cha mẹ gã gửi liều gã cho ông bà nội, vượt biển đến bên kia đại dương nhưng bất thành. Những con sóng quái ác không cản bước họ lưới vó nhưng đã cản bước họ quay vào bờ sau khi đã quay lưng với bãi cát thân thuộc. Cũng chỉ mong một cuộc sống bớt lênh đênh thôi. Mà sao khó, mà sao đắt, mà sao đau xót quá!

   Từ bé, gã cùng cha mẹ rong ruổi quanh năm bán buôn nên không quen với những chi tiết cố định trong cả suy nghĩ và sự quan sát. Gã thích sự chuyển động và sau khi giã từ trường lớp bạn bè, gã bỏ ngôi nhà ông bà nội trên bờ chống sào ra đi. Bao nhiêu con sông, bao nhiêu cửa biển đã đi qua cuộc đời để cuối cùng mắc cạn ở bãi đá này. Chuyến hàng này gã chở thuê cho một người bạn.

  Có vẻ như sự tĩnh lặng của bến đò luôn phấp phỏng những chuyến đi về không bình yên bằng những cơn sóng chòng chành. Đi hay ở với gã là vô hạn định nhưng luôn chủ động theo nhu cầu bản thân. Gã ít khi chờ lâu trên một bến đợi. Ba ngày với gã lâu thật, gã muốn buông chèo ngay. Trước khi đi gã phải mua thêm ít đồ dùng, đồ ăn ở quán tạp hoá nhỏ cạnh bờ sông của mẹ Giang. Giang đâm sầm vào gã ngay lối ra vào vì vô ý, gã chỉ sựng mắt lại nhìn đôi má đỏ lựng của Giang rồi mua đồ. Giang bán. Bán trong im lặng. Gã mua xong thì ra đi. Đi trong im lặng.

   Không hẳn gặp gỡ mà sao như níu giữ một lời chào và quyến luyến một lời chia biệt. Đôi má ấy chợt giằng giữ bước chân.

   Không hẳn hẹn thề mà sao như níu giữ một lời hứa đợi và dai dẳng một niềm mong chờ. Đôi mắt ấy chợt hiện về nguyên vẹn sự khác biệt.

 

  * * *

  Bao giờ cơn gió trở về, mùa mưa nặng hạt, những dòng mương ăm ắp phù sa, cho dòng sông thấp thoáng bóng con đò. Cho chuyến đò quen ngược dòng. Cho bao lần mua bán im lặng.

  Và những chiều mong đợi im lặng./.

 

L.T.V.H

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đồng trăng – Truyện ngắn của T.Diên Lâm
Mặt trời nhả màu đỏ quạch lên mảnh đá đầu làng, tỏa màu huyết dụ, gã đưa tay nâng điếu tẩu cũ mèm, bám đầy những cợn bã thuốc lâu ngày không cọ rửa, làn khói vẩn đục cuộn trọn quanh mặt gã rồi tản lạc mờ dần, ánh mắt gã nhìn xa xăm, hiện qua làn khỏi mỏng, những mảng da sần sùi, thô nhám chi chít rổ, hằn một vết sẹo dài trông nặng đến khó nhìn.
Xem thêm
Cá sấu báo thù – Truyện ngắn của Hồng Chiến
 Những cây gỗ hương cao lừng lững, đứng thành hàng như được xếp vào ô bàn cờ, trải dài trước mắt gần như vô tận. Ngửa mặt nhìn lên không thấy gì ngoài lá và cành cây. Dưới mặt đất chỉ có một con đường mòn dày đặc dấu chân trâu rừng đi giữa các hàng cây.
Xem thêm
Đứa con không về | Truyện ngắn của Bích Ngân
Người sung sướng nhất hẳn là nội tôi. Thoạt đầu bà không tin người đàn ông cao lớn, để ria, mang kính cận đang ôm chầm lấy bà lại chính là thằng Sang sún, người tròn như củ khoai đã rời bà lên tàu ra Bắc khi vừa lên tám.
Xem thêm
Cánh hoa mai | Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Một truyện ngắn thấm đẫm nhân văn về đề tài 30-4 và Thống nhất đất nước.
Xem thêm
Ký ức chiến tranh - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Thế là lại lỡ một lần nữa. Cả tuần nay, Giang không ra sân được. Giang vào phòng thay đồ rồi vội bấm thang máy xuống phòng cấp cứu.
Xem thêm
Mẹ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Tác phẩm Giải thưởng Truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Xem thêm
Tiếng chuông muộn màng – Truyện ngắn của Trần Minh Ánh
Đêm đã khuya, mọi cảnh vật đã chìm vào giấc ngủ, tiếng điện thoại tôi đổ chuông, bên kia đầu dây là một giọng đàn ông tiếng Quảng Nam nhưng rất lạ: Alo có phải anh Minh không?
Xem thêm
Nguyễn An Bình - Chùm thơ dự thi (Chùm 2)
Buổi chiều cơn mưa nhỏ qua đâyMang theo cánh cò quay về chốn cũCầu Ba Son in bóngRực rỡ trong ánh chiều tàSoi từng nhịp yêu thươngNối khu đô thị mới Thủ Thiêm bao năm cách trởXanh lục bình vừa trôi vừa nởĐêm bừng lên ánh điệnLấp lóa dòng xe xuôi ngược.
Xem thêm
Nguyễn Đức - Chùm thơ dự thi
Tôi ngồi ngẫm lại đời tôiNợ bao ánh mắt nụ cười thân thươngNợ tóc mây bên kia đườngBồng bềnh theo gió, hương sang bên này
Xem thêm
Xuân bên cửa trời
Truyện đăng Văn nghệ Công An
Xem thêm
Tóc xanh, má thắm, môi hồng – Truyện ngắn Nguyễn Hải Yến
Người đàn bà kéo con vào lòng, che chiều gió hắt, hỏi Thụy chờ ai? Có phải cũng đợi chồng? Thụy cười, bảo không, em tìm thấy người yêu rồi, tận chiến trường miền Đông, cũng đã đón được anh ấy về… Em ở đây chờ một người. Khi bạn ấy về, em trả lại lời hứa mười tám tuổi…
Xem thêm
Mê muội - Truyện ngắn Nguyễn Thị Bích Vượng
Một hôm, trời về chiều, mưa bụi lây phây, vẫn như mọi ngày tan giờ làm việc, Lan qua chợ mua thức ăn, rồi hai vợ chồng cùng về, mới đến đầu ngõ, chị nhìn thấy bố chồng đang đứng ở cổng.
Xem thêm
Người đàn bà bên kia sông – Truyện ngắn của Văn Giá
Làng tôi nằm sát con sông Thương. Từ chân đê vào làng đi qua một con đường đất nhỏ, hai bên trồng phi lao, cắt qua cánh đồng. Khoảng cách từ làng ra sông không quá xa. Người lớn ở trên đê, mỗi khi có việc gì gấp, gọi vọng vào trong làng vẫn có thể nghe thấy, nhất là khi gặp gió xuôi thì rõ mồn một.
Xem thêm
Rome còn thơm mùi Oải hương - Truyện ngắn của Thu Trân
Chuyên mục Đọc truyện ngắn hay trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Cọng rơm - Truyện ngắn của Bùi Thị Huyền
Trở về thăm làng sau mấy chục năm tha phương cầu thực, Mỳ vui và hân hoan như chưa hề xảy ra những biến cố trong cuộc đời mình. Nói là về thăm làng nhưng thực ra cái làng Trà đó không phải nơi chôn nhau cắt rốn của cô. Nó là quê, cái nơi cách đây đã lâu lắm rồi, Nhân - một nửa của Mỳ ngày nào, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Trà, ngọn núi chơ vơ giữa vùng đồng bằng duyên hải.
Xem thêm
Tìm cha - Truyện cực ngắn của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Thế giới mới (1993 – 1994)
Xem thêm
Bông hoa của bản – Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Trang
Tiếng khóc thút thít của Mai vọng từ phía buồng lại, xóa tan sự tĩnh lặng của đêm. Páo ngồi bên bếp, nồi nước đang sôi ùng ục bốc khói, tay Páo cầm thanh củi cời những viên than hồng rực, ánh mắt vô định nhìn những ngọn lửa bập bùng cháy cũng như lòng Páo lúc này đang không yên. Páo muốn đi vào trong phòng Mai, nói với Mai rằng hãy đứng dậy và bỏ đi cùng anh. Hãy bỏ lại tất cả cuộc sống hiện tại để đến một nơi khác bắt đầu cuộc sống mới như đôi chim cu tự xây tổ mới cho mình, như đôi hoẵng chạy vào rừng sâu sống cuộc sống yên bình… Từ nhỏ Páo đã chứng kiến Mai khổ quá rồi, giờ nếu tiếp tục để Mai chịu khổ hơn nữa anh thấy mình càng vô dụng như khúc gỗ dưới sàn nhà, như cây lá han trong rừng.
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa
Truyện ngắn của NGUYỄN XUÂN VƯỢNG
Xem thêm
Làng quê đang trôi
Khoan giếng trên đồi. Giở mảnh giấy ghi nhì nhằng những cuộc hẹn nhận qua điện thoại, hắn rút bút bi gạch ngang, tay co giật, run run, đường gạch ngoằn ngoèo. Hắn khựng lại, gãi gãi tai, nhưng rồi cũng lên đường.
Xem thêm
Gió chướng lạnh lùng, mưa rung lá hẹ – Truyện ngắn của Triệu Vẽ
Lâu lắm rồi đêm nay bà Sáu mới lại nghe một tiếng vạc sành đơn côi, trong cái hơi lạnh rờn rợn của mùa gió chướng. Không hiểu sao bà muốn lên bàn thờ đốt cho ông Sáu cây nhang. Con dâu bà nó cứ càm ràm mùi nhang giờ toàn hóa chất độc hại, hay má chuyển sang nhang điện. Bà không ưng. Bà thích hửi cái mùi nhang khói thiệt lẩn quẩn trong nhà, trong gian thờ vào lúc chạng vạng, nghe ấm cúng bình an không có tả được.
Xem thêm