TIN TỨC

Cuộc du ngoạn bằng thơ đầy cảm xúc

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-11-22 18:49:31
mail facebook google pos stwis
422 lượt xem

HOA NGỌC DUNG
Bài tham luận đọc tại buổi ra mắt tập “Những dấu chân thơ” của nhà thơ Trần Kim Dung.

NHỮNG DẤU CHÂN THƠ” Là tập thơ thứ Ba của tác giả Trần Kim Dung do nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành vào đầu tháng Sáu năm 2023. Đúng như tựa đề, chị đã đi nhiều nơi, hiện diện ở nhiều chỗ. Hầu hết các vùng miền, các danh thắng của Việt Nam, chị đều có mặt. Từ các nước Châu Âu xa xôi, đến các nước Châu Á rộng lớn, Châu Úc ở phía Nam Bán cầu… Bất cứ nơi đâu, gót son lướt qua, là ở đó tiếng lòng của chị đồng thời cất lên với niềm cảm hứng dâng trào bằng trái tim thổn thức những nhịp đập rộn ràng, tự nhiên, thiết tha, đằm thắm như sự vốn có của thiên nhiên, của đất trời của lòng người và của chính sự thôi thúc réo gọi của những địa danh nơi chị đã từng bước chân tới!... Toàn bộ tập thơ tự vang lên như những bản hùng ca vọng mãi giữa đất trời đầy kiêu hãnh hào hùng!...


Nhà thơ Trần Kim Dung

Lòng chị khoan thai nhẹ nhàng và không dấu nỗi niềm tự tôn của một dân tộc anh hùng, vừa trải qua cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chưa lâu, đã làm nên kỳ tích mà cả Đông Nam Á phải xuýt xoa ngưỡng mộ. khi xây dựng đường hầm độc đáo sát đáy, vượt sông Sài Gòn, có chiều dài hơn một cây số bằng công nghệ hiện đại thời 4,0 vơi sáu làn xe hai chiều riêng biệt:

“Tôi đi dưới vạn sao mai

Ngỡ huyền thoại, ngỡ trăng cài đáy sông

Ngõ vào sâu hút mênh mông

Bỗng một thoáng đã nắng hồng Thủ Thiêm

Nối hai bờ thật dịu êm

Như là câu chuyện thần tiên thuở nào”.

Đọc những câu thơ hồn nhiên, gần gũi ấy, lòng ta như lắng lại. Cảm nhận cái đẹp, và tầm lớn lao của một công trình thế kỷ. Mà chính người Việt mình làm nên, theo công nghệ Nhật Bản hiện đại, có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm. Công trình thế kỷ ấy là sự thật, là đương nhiên, nhưng lại ở một vị tri “ẩn mình”, nằm lặng “dưới đáy sông”, vị trí mà ít người trông thấy, ít người biết đến… Chính nguồn cảm hứng của tác giả khiến cho sự lan tỏa của sự vĩ đại, chạm vào hồn người, nhiều trường hợp biêt, hiểu qua những vần thơ của thi nhân khi đọc “Bầu trời dưới đáy sông” của chị…

Thế đấy, khi tiếng lòng của tác giả cất lên bởi tình yêu tha thiết quê hương đất nước. Bởi sự chân thật của một tấm lòng biết ơn sâu sắc những con người đã tạo nên công trình có một không hai, trên mảnh đất từng trải qua nhiều máu và nước mắt của dân tộc ta, qua hai cuộc chiến tranh. Cũng là mảnh đất cháy bỏng yêu thương, đầy quyết tâm và tràn trề nghị lực này!... Hoàn toàn bằng cảm xúc. Không mang tính vụ lợi hay quảng cáo truyền thông mà thấm vào lòng người tự nhiên như sự tự nhiên của sự sống!...

Lần theo “Những dấu chân thơ”, độc giả còn được chứng kiến biết bao điều kỳ thú như những “chuyến du ngoạn không đồng”. Chính sự phong phú về kiến thức lịch sử, địa lý, xã hội… sự chịu đọc, chịu nhớ và tìm hiểu nhiều điển tích, điển cố… mà qua từng bài thơ chị đã ghi chú công phu, rành rẽ những chi tiết, mà nhiều người khi đọc chưa bắt gặp bao giờ!

Ta hãy lắng nghe cảm xúc của chị khi đến nơi nguồn cội của phái Thiền Tông (tu thiền hành đạo) của người Việt đã được Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập từ đầu thế kỷ thứ 14, sau khi Ngài đã lãnh đạo quân, dân Nhà Trần hai lần đánh thắng oanh liệt quân Nguyên Mông năm 1285 và năm 1288.

Sau khi nhường ngôi cho Thái tử Anh Tông năm 1293. Chỉ vì tâm nguyện cầu mong cho Quốc Thái, Dân An mà Ngài đã đến nơi non thiêng nước biếc Yên Tử, tu thiền hành đạo, lập phái Thiền Tông! Bất kể gió mưa giá rét và biết bao thú dữ rình rập. Ta mới hiểu ý chí sắt đá và quyết tâm làm việc thiện, việc đạo của Ngài!.... Cho đến nay nơi đây vẫn chênh vênh, núi cao vực thẳm, mặc dù đã có hai tuyến cáp treo vẫn còn phải leo bộ cả hơn 4 tiếng đồng hồ mới tới đỉnh. Chùa Đồng (tạo tác bằng đồng nguyên chất 100% để chống lại mọi thời tiết khắc nghiệt), ngự ở độ cao 1.068 m với mực nước biển. So với nhiều núi cao khác thì Chùa Đồng chưa phải chiếm ưu thế. Nhưng về độ khó để lên tới đỉnh, như sự hiểm trở của lối đi, sự chênh vênh của từng vách đá, sự trơn trượt của rêu phong và đặc biệt là thời tiết thất thường, lúc nắng, lúc mưa, ẩm thấp. Với những trận gió từ đâu ào ào thổi tới như muốn hát tung tất ca! Chính vì vậy ta càng khâm phục sự chịu đựng và nghị lực phi thường của Phật Hoàng. Và cũng chính vì vậy khi tiếng thơ của Trần Kim Dung cất lên ta mới hiểu hết ý nghĩa của sự trường tồn về lòng ngưỡng mộ cũng như niềm cảm phục của nhân dân đối với ngài:

“Đây Chùa Đồng giao thoa trời đất

Khói hương hoa ngút ngát quyện mây trời

Mái cong vén sương, vén mây lên đỉnh núi

Chuông khánh ngân dài nghiêng ngả khắp trùng khơi”.

Bởi vậy cho đến bây giờ, và có lẽ mãi muôn sau, sự tri ân của chúng sinh và của toàn dân tộc với vị Phật Hoàng vẫn luôn là: “Khói hương hoa ngút ngát quyện mây trời”!

Lần theo “Những dấu chân thơ”, Ta còn bắt gặp biết bao điều thú vị. Đó là những con người, những câu chuyện ngỡ như chỉ có trong huyền thoại. Những cảnh vật tựa như nhưng bức tranh đẹp chỉ có trong cõi đào nguyên! Tác giả đã dẫn chúng ta đi suốt từ Bắc Vào Nam, từ miền Trung ra miền Bác. Đâu đâu ta cũng có cảm giác ngỡ ngàng như thực, như mơ!...

Đất và trời Phú Yên nơi ngập tràn nắng gió. Nơi trời phú cho bao dịa danh nổi tiếng, lừng danh… Ghềnh Đá Đĩa đã tồn tại bao đời nay, cả triệu, triệu năm “thi gan cùng tuế nguyệt”. Ghềnh đá như các lớp đĩa xếp chồng lên nhau, mỏi hết cả mắt nhìn… Trần Kim Dung đã có tư duy khám phá đặc biệt (có lẽ chưa ai nói tới). Chị đã tưởng tượng và hình dung nơi đây đã từng diễn ra một cuộc yến tiệc vô cùng to lơn, vô cùng hoành tráng của trời đất giao hòa, mà khi xong việc không đủ thời gian để cất giấu:

“Tiệc triệu năm đã qua rồi

Chỉ còn lưu niệm cho trời biển xanh

Ai đem đá xếp nên ghềnh

Chơi vơi mây gió dập dềnh sóng xô?”

Mới hiểu rằng sự tưởng tượng của thi nhân rộng lớn và sâu săc biết nhường nào!?...

Ta lại theo gót chân chị về với Cao Bằng nơi biên cương của tổ quốc, nơi có núi Các Mác, suối Lê Nin. Có hang Pắc Bó. Nơi Bác Hồ kính yêu của toàn dân tộc đã dừng chân và trở thành căn cứ địa cách mạng những ngày tiền khởi nghĩa. Để bây giờ Cao Bằng đã không ngừng phát triển sinh sôi. Cuộc sống của người dân đã hoàn toàn đổi mới. Vật chất sung túc dồi dào, sản vật dư dã giao thương kết nối sôi động cả núi rừng:

“Cô gái Dao gùi sương xuống chợ

Mộc nhĩ, nấm hương, hạt dẻ, măng rừng

Cô gái Nùng gánh cả nương ngô nếp

Trám chín, “thịt bò gác bếp”, mật ong”.

Hình ảnh đep, nên thơ ấy, khiến lòng ta gợn chút bâng khuâng, hứng khởi, khi nghĩ về đất nước đã hết sự ngăn cách giữa miền ngược, miền xuôi. Ở đâu con người cũng hoàn toàn được sống tự do, tự tại, tổ quốc nơi nào “cũng đẹp như tranh”!...

Chị viết về Điện Biên, về đồi A1 với một tấm lòng phấn khích tự hào. Vẫn như đang thấy đoàn dân công không sợ gian lao nguy hiểm mà quyết đưa hàng ra tiền tuyến kịp thời. Trong tâm tưởng của mình, chị đang hình dung những chiến sĩ quả cảm, không sợ hy sinh, băng qua bom lửa, quyết cắm được lá cờ tổ quốc trên nóc hầm tướng Đờ Cát Tờ ri.

Chị cũng không quên kính cẩn nghiêng mình trước anh linh bao anh hùng, liệt sĩ trên đồi A1 đã hy sinh cho nền độc lập tự do của tổ quốc hôm nay! Chị cũng không khỏi không trăn trở và đắng lòng xót xa cho bao chiến sĩ vô danh, để làm rạng danh cho đất nước:

“Ngày anh đi có tên tuổi, họ hàng

Có quê hương, xóm làng yêu quý

Có cha mẹ thương yêu, anh chị

Nay tên anh gửi vào lòng đất quê xa”.

Đọc thơ mà ta cảm giác cay nơi khóe mắt, và mặn ở trên môi!...

Cứ lần theo từng bước chân của chị, chúng ta sẽ lần lượt đi từ Bắc, chí Nam. Từ xứ Lạng, mái đình Trà Cổ những nơi địa đầu của tổ quốc linh thiêng. Về xứ Thanh mảnh đất địa linh nhân kiệt. Nơi xuất thế ba triều vua của dân tộc vẻ vang. Ta được đến Vũng tàu, Côn Đảo nơi cực Đông của tổ quốc Việt Nam. Ta lại về Đất Mũi Cà Mau, Kiên Giang đến Phú Quốc Đảo Ngọc, cực Nam cuối cùng của đất nước thân yêu!... Nơi đâu trong thơ Trần Kim Dung cũng đều là những bức tranh thủy mặc với những nét chấm phá, đầy đủ những màu sắc thắm dịu, tươi mát nhẹ nhàng; Với độ ánh sáng trong suốt, lung linh huyền diệu! Những khắc họa làm mê mẩn hồn người!...

Và chị cũng đã làm sống dậy sự quật cường và hồn thiêng dân tộc, hồn thiêng sông núi:

“Đây biển năm xưa thuyền giặc chìm la liệt

Tiếng hò reo, tiếng kèn giục dậy làng

Đền Quan Lạn hôm nay quân tướng về dậy sóng

Trống hội, quạt cờ nghiêng ngả bến Sông Mang”.

Hay:

“Gặp ghềnh Dầu giữa trùng dương

Đền Nguyễn Trung Trực khói hương ngút trời

Nghe đâu đây vọng một lời

“Nước Nam hết cỏ, hết người đánh Tây”.

Vượt qua biên giới nước mình, tác giả đặt chân đến trời Tây như Thụy Sĩ, nước Ý, rồi đất nước của Napoléon đại đế … Những nơi chị đến, ở đâu cảm xúc của chị cũng dâng trào và rồi cứ thế lần lượt các tác phẩm văn học bằng văn vần lại lần lượt ra đời, để ngợi ca, để lan tỏa những điều tốt đẹp của những nền văn minh mà cả nhân loại đã phải ngã mũ cúi chào. Là Thành Roma cổ kính, là đấu trường La Mã cổ đại, là đỉnh Anpơ huyền thoại như tranh. Là nhà thờ Đức Bà với kiến trúc lộng lãy, mang nét linh thiêng huyễn hoặc mà cả thế giới chỉ có một mà thôi! Đó là con sông Seine (Xen) huyền thoại đẹp bậc nhất hành tinh… Là biết bao nét đẹp lung linh đã đi vào thơ chị tự nhiên như cuộc “du lịch bằng thơ” mà độc giả may mắn được đi cùng:

“Nhà thờ Đức Bà nơi đây

Chín thế kỷ đã làm say lòng người”

Hay:

“Eiffel (Ép fen) vờn đỉnh mây mờ

Sông Seine mắt biếc lặng lờ thuyền trôi”

Rồi đến:

“Anpơ tuyết phủ trắng trời

Như rồng uốn lượn đất trời châu Âu”!...

Chị trở về châu Á, đến Ăngko, đến Vạn Lý Trường Thành. Nơi người xưa đã tạo nên những kỳ quan như thế! Đến nước Úc phía Nam bán cầu. Nhà Hát Con Sò là biểu tượng cho nước Úc vĩ đại!...

“Những bước chân thơ” của Trần Kim Dung như một cuốn phim thời sự phản ánh cuộc sống đương đại từ Á, sang Âu … Cũng như phản ánh công cuộc xây dựng đất nước thân yêu của chúng ta trong thời kỳ đổi mới. với nền công nghiệp thứ tư (4.0). Chị đã đưa độc giả đến những nơi chị đến. Và khán giả không khỏi ngạc nhiên trước cái đẹp, cái hùng vĩ của đất nước mà họ chỉ có dịp được biết qua “cuộc du ngoạn bằng thơ” đầy cảm xúc và công phu của tác giả.

Xin được chúc mừng tác phẩm mới này của chị! Chính nó đã làm thổn thức bao trái tim của độc giả khi được trân trọng đón nhận tác phẩm đáng đọc này.


Nhà thơ Hoa Ngọc Dung trong một buổi sinh hoạt của Hội thơ Nghệ Tĩnh tại TPHCM.

Tháng 9/2023.

ĐỌC THƠ KIM DUNG

                           Nguyễn Văn Thưởng


Đọc thơ của chị Kim Dung

Bao nhiêu thắng cảnh như bừng sáng hơn

Vũng Tàu, Côn Đảo, Đồ Sơn

Bản Dốc, Yên Từ, Chùa Nôm, Vân Đồn

Sa Pa, Đảo Ngọc, Sầm Sơn

Thiên nhiên hòa với tâm hồn thơ ca.

Vi vu khắp nẻo gần xa

Hết Trung, Nam, Bắc lại ra nước ngoài

Đến đâu chị cũng có bài

Trong thơ sử, địa cả hai song toàn.

Còn khi đến với Đằng Giang

Ngắm hoa chị lại mơ màng tuổi xuân.

 

Hồn thơ sâu nặng nghĩa nhân

Người - thơ hòa hợp mười phân vẹn mười.

                                                   Tháng 9/2023

Nhà thơ Nguyễn Văn Thưởng trong một buổi sinh hoạt của Hội thơ Nghệ Tĩnh tại TPHCM.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh với Dấu thời gian
Dấu thời gian là tập thơ thứ hai của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh. Ông hiện là Trưởng ban biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Thời báo VHNT tại Hải Phòng.
Xem thêm
Khúc biến tấu “Mặt nạ hương”
 Đọc thơ, như là phép hóa thân, tan chảy cảm xúc của mình cùng cảm xúc bài thơ. Người đọc lắng lòng theo con chữ, hòa điệu với nhịp điệu của ngôn từ. Tôi may mắn tìm thấy sự đồng điệu đầy hứng thú khi đọc thơ Nguyễn Thánh Ngã.
Xem thêm
Chỉ còn lại tháng Tư thiếu nữ | Thơ và lời bình
Thơ Mai Nam Thắng - Bình thơ: Phạm Đình Ân
Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm