TIN TỨC

Đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến và những lời tri ân “tôi được sống”

Người đăng : vctphcm
Ngày đăng: 2023-04-24 15:20:01
mail facebook google pos stwis
582 lượt xem

Đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến với những khoảnh khắc khó quên nhất trong cuộc đời qua tập truyện ký 'Tôi được sống’, vừa được Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức tọa đàm sáng 24/4.

Đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến sinh ngày 1/4/1942 tại xã Phổ Châu, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông có nhiều năm làm giám đốc hãng phim Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM. Ngoài một số phim truyện như “Người trong cuộc”, “Biển sáng” hoặc “Thiên đường cho cô gái nhảy”, đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến rất được đồng nghiệp nể trọng ở mảng phim tài liệu.

Sở trường làm phim tài liệu của đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến được thể hiện rất rõ trong 300 trang sách của tập “Tôi được sống” do Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành. Đó là những quan sát tinh tế, những dữ kiện cụ thể và những chi tiết chắt lọc. Đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến không có ý định trở thành một tác giả văn chương, nhưng cuộc đời ông đã chính là một tác phẩm văn chương.

Sau khi tập kết ra Bắc tháng 10/1954, đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến được đào tạo ở Trường Học sinh miền Nam và khoa toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1964, ông xung phong vào chiến trường miền Nam. Những đứa con miền Nam trở lại chiến đấu trên đất mẹ kiên cường thời điểm khốc liệt ấy có không ít văn nghệ sĩ nổi tiếng, như nhà thơ Lê Anh Xuân, nhạc sĩ Thanh Trúc...

Ban đầu, Nguyễn Ngọc Hiến phục vụ trong đội chiếu bóng và chiến đấu ngoan cường như một bộ đội chính quy. Với thành tích tham gia bắn xe tăng Mỹ và giáp trận tiêu diệt biệt kích Mỹ, Nguyễn Ngọc Hiến được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ năm 1967. Thế nhưng, định mệnh oái oăm nhất và cũng kiêu hãnh nhất của Nguyễn Ngọc Hiến là vai trò phóng viên báo Khởi Nghĩa.

Khi đi viết về đội du kích xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, phóng viên Nguyễn Ngọc Hiến đã bị thương nặng vào tháng 10/1970. Khoảng khắc ấy, hơn nửa thế kỷ sau, Nguyễn Ngọc Hiến thuật lại: “Chắc viên đạn trúng mặt tôi là đạn đum đum (tức khi viên đạn chạm vào mục tiêu sẽ phát nổ, còn gọi là đạn phá) nên toàn bộ xương hàm và răng dưới bị bay mất. Máu ra nhiều. Nằm trên xe bò của chị Ba Ngai, tôi lịm đi”. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến trong tập “Tôi được sống” thú nhận: “Mỗi lần viết về nhân dân và du kích An Tịnh thì lòng tôi hồi hộp vì trong đó có cả máu thịt của mình”.

Đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến chia tập “Tôi được sống” thành ba phần: ký, truyện và hồi ức về học sinh miền Nam. Tuy nhiên, ba phần dù tồn tại độc lập vẫn không tách rời về mặt cảm xúc. “Tôi được sống” có bút pháp giản dị, tỉ mỉ và chân thành, đúng đặc trưng của văn học phi hư cấu. Đã từng làm phóng viên rồi lại làm đạo diễn, nên ông có được nhiều trang văn sinh động. Ví dụ, “Vài nét quang cảnh vùng giải phóng Củ Chi năm 1965” phác thảo cuộc sống thời chiến với các tình huống và các hình ảnh gây ấn tượng, như một bộ phim tài liệu bằng chữ.

Có lẽ cần nhắc lại, đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến không có ý định lấn sân sang lĩnh vực văn chương. “Tôi được sống” là những lời tri ân lặng lẽ, tri ân với đời, tri ân với người, tri ân với cách mạng, tri ân với số phận. Thế nhưng, “Tôi được sống” vẫn có khả năng tồn tại ung dung như một tác phẩm văn học đích thực, bởi giá trị tự thân của cuốn sách.

Giá trị văn chương của “Tôi được sống” thể hiện rõ nhất qua ngôn ngữ đối thoại. Tác giả có ý thức chuyên nghiệp, dùng đúng văn phong của từng nhân vật và giúp họ bộc lộ tính cách khác biệt. Bên cạnh đó, tác giả cũng chăm chút văn phong cá nhân, dùng đúng những chữ, những từ quen thuộc của người Nam bộ như “Bộ Tư lịnh” chứ không cần tuân thủ qui tắc chính tả chung là “Bộ Tư lệnh”.

“Tôi được sống” có nhiều tài liệu quý dành cho thế hệ sau. Có lẽ đấy là những tài liệu mà đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến chưa có điều kiện đưa lên màn ảnh. Những câu chuyện xoay quanh nhân vật “Thằng Kôn Sắc” như “Đụng độ với tướng Tô Ký” hoặc “Dạy điều lệ Đảng cho tù binh Mỹ” đều là gợi mở thú vị cho các tác phẩm văn chương và điện ảnh tiếp nối mạch cảm hứng về vẻ đẹp con người Việt Nam trong khốc liệt đạn bom.

Khép lại tập “Tôi được sống” không khó để nhận ra đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến là một tác giả tự trọng. Ông phân định “truyện” và “ký” không phải để đặt mục tiêu sáng tác, mà để kiểm soát giới hạn bản thân. Những gì ông viết hầu hết đều trên nền tảng sự thật, nhưng khi thấy trí nhớ của mình không đảm bảo tài liệu chính xác tuyệt đối thì ông chuyển thể loại “ký” thành “truyện”, hoặc vì lý do tế nhị không thể viết toàn bộ sự thật bằng một nửa sự thật thì ông xác lập “truyện” thay cho “ký” nhằm tránh những tổn thương ngoài tiên liệu cho đối tượng liên quan.

“Tôi được sống” có thể xem là một minh chứng nữa về sức hấp dẫn của thể loại văn chương tự sự. “Tôi được sống” có thể là một sự may mắn Thượng Đế ban tặng, thì “tôi được nhớ”, “tôi được kể” và “tôi được viết” là một thái độ do chính con người quyết định theo cách sòng phẳng và văn minh.

Theo Tuy Hòa/ Báo Nông Nghiệp

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lễ ký kết bản quyền Tủ sách Văn hoá Việt xuất bản sang tiếng Trung
Sáng ngày 20/5/2024, tại Đường sách TP.HCM, đã diễn ra Lễ ký kết bản quyền Tủ sách Văn hoá Việt do Chibooks với Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây (Trung Quốc). Đây là sự kiện qua trọng đánh dấu bước tiến mới trong việc giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, góp phần đưa văn học Việt Nam đến gần hơn với bạn đọc quốc tế.
Xem thêm
Dịch giả Lệ Chi - sứ giả đưa văn học Việt Nam ra thế giới
Sau 15 năm làm sách, dịch giả Nguyễn Lệ Chi bắt đầu đưa một số tác phẩm văn học Việt Nam xuất sắc giới thiệu tới đông đảo bạn đọc Trung Quốc.
Xem thêm
Vĩnh biệt Thầy thuốc Nhân dân, GSTS, nhà thơ Nguyễn Huy Dung
Thầy thuốc Nhân dân, Giáo sư Tiến sĩ, Nhà Thơ Nguyễn Huy Dung, 77 năm tuổi đảng, vừa qua đời lúc 16g ngày 10 tháng 5 năm 2024
Xem thêm
Tọa đàm và bế mạc Trại sáng tác văn học năm 2024 tại Phú Yên
Ngày 10/5, tại TP Tuy Hòa, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay”, với sự tham gia của 30 nhà văn, nhà thơ đến từ TP Hồ Chí Minh và một số văn nghệ sĩ ở xứ “hoa vàng cỏ xanh”.
Xem thêm
Hình ảnh tổng hợp lễ khai mạc Trại viết Phú Yên 2024
Những ngày đầu tại Trại viết văn Phú Yên 2024.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhà văn Trương Thị Thanh Hiền
Do bị bạo bệnh trong thời gian dài, Nhà văn Trương Thị Thanh Hiền đã qua đời vào ngày 5 tháng 5 năm 2024 (nhằm ngày 27 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng dương 55 tuổi.
Xem thêm
Sau HIFF, TP.HCM cần cơ chế thật thoáng để điện ảnh cất cánh
Từ ngày 6 đến 13-4, Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) lần đầu tiên diễn ra. Tọa đàm quốc tế về phát triển điện ảnh tại TP.HCM với sự tham dự của đại sứ Mỹ, tổng lãnh sự Pháp, các nhà điện ảnh quốc tế và trong nước... rất được chú ý.
Xem thêm
Mạc Uyên Linh ra mắt tập thơ Ta như thác lũ mưa nguồn
Sáng ngày ngày 14 tháng 4 năm 2024, tại cà phê Đà Lạt Phố, số 153 đường Huỳnh Mẫn Đạt, P8, Quận 5, TPHCM, nhà thơ Mạc Uyên Linh sẽ ra mắt tập thơ “Ta như thác lũ mưa nguồn”. Đây là tập thơ thứ 7 của anh trong suốt quá trình sáng tác.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Văn Hồng làm phong phú thêm dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam
Sáng nay, 12/4/2014, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức Tọa đàm về tác phẩm của Đại tá Nhà văn Nguyễn Văn Hồng, nhân dịp ông chuẩn bị sang tuổi bát tuần.
Xem thêm
Tạp chí Văn nghệ TP. HCM công bố kết quả cuộc thi “Thơ hay năm 2023”
Tạp chí Văn Nghệ TP.HCM vừa công bố kết quả cuộc thi Thơ hay năm 2023. Tác giả trẻ Nhiên Đăng đoạt giải nhất với chùm thơ “Đảnh lễ mùa màng”, “Nằm mơ giữa ngày”, “Ngả lưng vào ghế”.
Xem thêm
Thông báo gia hạn thời gian nộp tác phẩm dự thi chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh - 50 năm tự hào bản anh hùng ca”
Ngày 25 tháng 3 năm 2024, Ban tổ chức cuộc vận động vừa có thông báo gia hạn thời gian nộp tác phẩm dự thi đến 30/6/2024, thay vì 30/4/2024. Xin được đăng toàn bộ nội dung thông báo để quý vị và các bạn cùng biết.
Xem thêm
Thương tiếc nhà thơ Lê Thanh (tức Lê Thanh Hùng)
Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Hương Tràm - Chùm thơ dự thi
Con có vềnhư giọt nắng mùa khônhư đám lửa ngày đốt đồng xưa ấythiêu rạ rơm sưởi gian nhà trống trảikhói bồng bềnh, khắc khoải dáng hoàng hôn
Xem thêm