TIN TỨC

Đi suốt Thiên Địa Nhân Ký thấy gì?

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2021-10-29 20:06:47
mail facebook google pos stwis
1307 lượt xem

(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) - Trần Phương vừa xuất bản ba tập thơ Thiên Địa Nhân ký, do nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2019 và 2020; khối lượng 1257 bài thơ ngắn, ba ngữ: Việt – Anh – Pháp, dày 1260 trang, khổ 18 cm x 11 cm, bìa cứng C300, sách in đẹp.

Nhà thơ - nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara

 

Tôi, vốn “ngán” đọc những tập thơ dày…

Thiên Địa Nhân ký tuy là thơ ngắn ít chữ, nhưng lại tam ngữ và dày… “Về đâu, tập thơ song ngữ Anh - Việt?” - Tôi đã hỏi như thế ở một tiểu luận đăng mươi năm trước…  Tôi, lật trang một cách ngẫu nhiên theo kiểu bói thơ và, đụng ngay:

Tiền điện tử

xu hướng tất yếu

nhân loại

rồi…

Trí tuệ người Việt Nam

nhân loại

tỏ  

Một là điều đương nhiên ai cũng có thể biết, một nữa như thể thơ ca tụng… Nhưng lẽ nào Trần Phương chỉ có thế! Tôi làm lại từ đầu, rồi bất ngờ bởi những phát hiện thú vị khác lạ. Thiên Địa Nhân ký rất khác, khác với nhiều người khác, nhiều thơ khác - nhiều nữa là đằng khác… Ở đó, có đủ đầy.

Thiên:

Mưa rơi một mình

bầu trời

buồn

Địa:

Đứng trước biển

đời người

nhỏ

Nhân:

Lũ trẻ chăn trâu triền sông

theo diều lên trời

chơi

Có thời sự nóng của đất nước: Mê-kông cạn dòng, Biển Đông dậy sóng, một phần đất biên giới phía Bắc bị lấn chiếm, ồn ào và im lặng:

Biên giới

vị trưởng thôn thở

dài 

 

Biển Đông

bóng kển kền đỏ nhỏ

dãi

 

Hoàng Sa – Trường Sa

đôi mắt

trời         (Xin thêm)

 

Patt 48 – 860 – 1938

dấu mốc

trời      (Xin thêm)

Đâu là nguyên do? Người không hỏi, thơ không hỏi, Thiên Địa Nhân ký không giãi bày hay lên tiếng phê phán mà chỉ với rất ít từ, đã làm những lát cắt ngắn, bén, ngọt như găm vào tim người đọc. Đề tài thế sự chiếm một thời lượng lớn trong cả ba tập thơ.

Độc quyền

cửa suy vong

mở

 

Cái áo khó cởi

mặc nhiều

đêm     

 

Sái mõ

vày con chiện

đỏ       

Độc tài và chuyên quyền là nguyên do của mọi nguyên do làm suy thoái, suy yếu, suy vong đủ loại ở đủ cấp độ. Từ cá thể cho đến tập thể, từ một con người cho đến một triều đại hay một đất nước. Chuyên quyền, ta chỉ biết nghe tiếng nói của ta dội lại từ ta, mà hoàn toàn không biết đến tiếng kêu khác - từ nhân dân, từ thế giới rộng lớn ngoài kia.

Dựng tượng đài khắp nước

ngân khố

rơi

Không chỉ ngân khố rơi, mà tất cả mang ở tự thân nguy cơ rơi, rơi đến không thể cứu vãn. Nước mắt rơi, sự hi vọng rơi, và nhất là niềm tin rơi.

Lính trận kể chuyện

nước mắt

rơi

 

Lịch sử

những cột mốc buồn

dài

Chiến tranh đi qua, sau tàn phá và chết chóc và dựng xây, là yêu thương, là bù đắp. Là ở nơi nào khác, chứ nơi này: Khắp xung quanh chỉ toàn dối lừa, gian manh, giả đạo đức, bạt ngàn trò mua bán đưa đến bao hệ lụy mà nhân dân đang phải gánh chịu. Đó là kiến thức giả, bằng cấp giả, chức tước giả, tình yêu giả, và ngay cả lương tâm nền tảng làm nên đạo đức một con người cũng bị giả nốt:

Chim phóng sinh

đám trẻ

nướng

 

Dạy trò làm giàu

sống bằng tiền thù lao

đời ảo

 

Ký sự làng tôi

mua bán

quan

 

Đốt cháy lương tâm

nhanh nhất

quan

Việt Nam đang khủng hoảng bản sắc, nỗi mất niềm tin tràn lan ở mọi thế hệ, mọi thành phần, mọi cấp độ. Một khi từ ý thức hệ đến nền giáo dục sang cả nơi được cho là hạt nhân xã hội là gia đình cũng rơi, thì cái gì còn lại? Và, đâu là cọng cỏ hi vọng để bấu víu?

Cho dù khắp xung quanh toàn màu xám xịt, đây đó dưới mảnh đất hình chữ S xinh đẹp này, vẫn tồn tại mạch nước ngầm, dòng sông ẩn đang trầm chảy. Chịu đựng, khiêm cung và tin tưởng. Chúng sẽ chồi lên và hiện diện mạnh mẽ, vào một ngày không xa. Từ đâu?

Cái đẹp mộc mạc của quê hương, và tiếng nói quê hương:

Gió dải bờ sông

ngô đồng

sóng

 

Câu ca dao tục ngữ

        dân làng

        giữ   

Mạch nước ngầm, qua ý thức phản tỉnh tự thân nơi mỗi công dân Việt Nam, rằng chính bản thân ta chứ không ai khác đã góp phần đẩy đất nước này vào cõi suy yếu, bạc nhược:

Ném vào sọt rác

cái tôi

nổ

Và dòng sông ẩn phát nguồn từ sự khiêm cung của mỗi cá nhân:

Một ngọn đèn

một củ khoai chín

và tôi

 

Sẽ làm nên tương lai của dân tộc Việt, của đất nước Việt Nam. Đó là giấc mơ đẹp và thực, thực hơn cả hiện thực hiện tiền.

Giấc mơ

như bóng ma

thực

 

Cái bóng đen

xuyên thấu

tôi

Tất cả đã sụp đổ thực sự rồi. Mọi cánh cửa hi vọng gần như đóng kín. Chớ nuôi hi vọng hão ở thế lực bên ngoài hay một sức mạnh huyền bí nào đó đến hỗ trợ ta. Vô ích! Hãy bình tâm lại, bàn tay trong bàn tay, hãy nhìn vào mắt nhau để nhận rõ mặt nhau, hãy cầm lấy cây cuốc, cái cày đi xây lại từ đổ nát, “một nơi cư trú nhỏ bé mới, có lại những hy vọng mới. Bây giờ không có còn đường nào bằng phẳng để dẫn tới tương lai. Chúng ta phải đi vòng quanh hay bò qua các trở ngại… Chúng ta phải sống, thây kệ bao nhiêu bầu trời đã sụp” (D.H. Lawrence).

 

Thiên Địa Nhân ký của Trần Phương, một tập thơ được cho là thành công, khi nó góp phần vào dòng chảy của thơ đương đại bằng kĩ thuật mới, cách nói mới. Anh đã kiên trì một lối đi, xuyên suốt, miệt mài để tìm ra một con đường mở đó là điều hiếm. Hiếm ấy, tạo nên sự khác biệt, mà giá trị của nghệ thuật còn đâu, nếu chúng ta cứ đồng bộ một thứ trang phục?

 

Đặc biệt ta thấy ở lối thơ kiệm lời đến tối thiểu của Trần Phương, lối kết với một từ đã “mở” ra những không gian cho tưởng tượng và liên tưởng. Cho người thơ và cho cả người đón nhận thơ.

        Đọc chuyện cổ tích cho con

tâm thức mình

mở

 

Con đường siêu thức

không giới hạn

mở

 

Đi về phía bóng tối

tương lai

mở

 

Đọc thơ Trần Phương, ta thấy ở đó có khác lạ về hình thức lẫn cách nhìn, không gian thơ có ba tầng như tên của tập thơ. Thiên Địa Nhân ký phần nào đó, đã mang hơi thở mới cho thơ hôm nay.

 

Sài Gòn, mùa Covid-19-2021

Inrasara

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Khát vọng Dế Mèn
Sự ra đời của Giải thưởng Dế Mèn cùng với phát ngôn của đại diện Hội Nhà văn Việt Nam đã chạm đến khát vọng lâu nay vẫn nằm đâu đấy trong những người yêu và hiểu rõ hiện trạng văn học thiếu nhi nước nhà…
Xem thêm
Tác giả trẻ chinh phục cuộc thi Thơ Hay!
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn
Xem thêm
Thấy gì qua một chùm thơ Tết?
Bài viết của nhà văn Lê Thanh Huệ trên Diễn đàn Văn nghệ của Liên hiệp các Hội VHNT Việt nam
Xem thêm
Cảm xúc hoài hương trong thơ Quang Chuyền
Bài viết của nhà thơ Trần Khoái
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh với Dấu thời gian
Dấu thời gian là tập thơ thứ hai của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh. Ông hiện là Trưởng ban biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Thời báo VHNT tại Hải Phòng.
Xem thêm
Khúc biến tấu “Mặt nạ hương”
 Đọc thơ, như là phép hóa thân, tan chảy cảm xúc của mình cùng cảm xúc bài thơ. Người đọc lắng lòng theo con chữ, hòa điệu với nhịp điệu của ngôn từ. Tôi may mắn tìm thấy sự đồng điệu đầy hứng thú khi đọc thơ Nguyễn Thánh Ngã.
Xem thêm
Chỉ còn lại tháng Tư thiếu nữ | Thơ và lời bình
Thơ Mai Nam Thắng - Bình thơ: Phạm Đình Ân
Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm