TIN TỨC
  • Thế giới sách
  • “Điển tích văn học”- cuốn sách cần cho người làm văn học

“Điển tích văn học”- cuốn sách cần cho người làm văn học

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-09-30 09:09:20
mail facebook google pos stwis
2173 lượt xem

NGUYỄN TRƯỜNG

Cuốn “Điển tích Văn học”, tác giả Nhà văn Tố Hoài ra mắt bạn đọc vào Quý I/2021, Nhà xuất bản Thanh Niên, với độ dày trên 1000 trang. Cuốn sách chứa dung lượng lớn gần nghìn rưởi điển tích mang tính văn học đông tây, kim cổ. Thực ra cuốn Điển tích Văn học xuất bản lần đầu từ năm 2013, nhưng với số lượng khiêm tốn, nên nó đã dễ dàng rời kệ các hiệu sách trên toàn quốc một cách nhanh chóng.

 Sở dĩ nói cuốn “Điển tích văn học”, trước hết rất cần thiết cho nhà văn, sau mới đến giới nghiên cứu, những người quan tâm đến văn học, bởi tác giả là nhà văn, đã xuất bản hơn 20 tác phẩm, đáng chú ý  như các tiểu thuyết: Hoàng hôn dát đỏ; Giải trình của biển; Ký tự chìm trên bia đá cổ… bởi vậy ông biết nhà văn cần gì khi sáng tác. Khác với các cuốn từ điển bách khoa của nhiều tác giả; cũng như  khác với “ Chuyện đông chuyện tây” của An Chi ở sự phong phú của đủ mọi đề tài, “Điển tích văn học” chỉ chuyên chú vào những “ gia vị bếp núc” mà nhà văn cần để “chế biến món ăn tinh thần” cho người thưởng thức văn học. Tác giả đã bỏ ra hàng chục năm trời sưu tầm tư liệu. Lại đọc hàng ngàn tác phẩm của các nhà văn Việt Nam nên sau mỗi điển tích, tác giả lại trích một đôi câu trong tác phẩm đó để minh họa cho nhận định của mình, đây là cách làm mới, chưa ai làm, nó làm cho cuốn sách sinh động hơn.Ví dụ, trang 1016 điển tích “ Xe dành bên tả”, tác giả lý giải như sau: “Chiến quốc sách: Công tử nước Ngụy mời ẩn sỹ Hầu Doanh ra giúp mấy lần không được. Đem xe đến mời, Ngụy công tử luôn luôn dành chổ bên tả (Tỏ ý trân trọng) mời Hầu Doanh ngồi. Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo: Cố ư đãi hiền chi xa thường cấp cấp dĩ ư tả” (Cho nên xe đãi hiền để dành bên tả). Đặc biệt ấn tượng với sự giải thích của tác giả về điển tích “Số tử vi”, dùng hơn một trang sách bình giải về điển tích này thể hiện sự uyên bác của người viết về kinh dịch, âm dương lý số. Muốn giải thích được như vậy đòi hỏi tác giả đọc nhiều, biết được những điển tích đó xuất phát từ đâu, lại phải có vốn ngoại ngữ Anh, Pháp, Trung… nên mới rành rẻ đến chi ly như vậy.

Lần này, tác giả đã bổ sung hàng trăm các điển tích và được chỉnh lý chi tiết hơn. Ví dụ điển tích “Nàng Lilith”. Nàng đã bị che khuất bởi Kinh Thánh, Adam và Eve về nguồn gốc loài người. Nàng xuất hiện cùng Adam trước cả Eve cùng trông coi Vườn Uyển. Nàng không chịu nổi sự đè ép bởi Adam. Nàng đã kêu xin, cứu rỗi bởi Đức Chúa Trời. Nhưng Ngài tuyệt nhiên im lặng. Buộc nàng tự cứu mình nên đã bỏ theo quỷ Satan. Vì thế Eve mới được sinh ra từ xương thịt của Adam. Điển tích này ghi trong kinh Tamud, Zohar là kinh Cựu ước của người Sumerians, Akkadians, Assyria vas Babilon viết bằng loại văn tự cổ cách đây 3000-5000 năm chữ hình Nêm (Cumeiform tex).

Điển tích Văn học lần này, điểm nhấn là đã trích dẫn thêm nhiều tác phẩm văn học hiện đại của các nhà thơ, nhà văn: Trần Đăng Khoa, Hồng Diệu, Khuất Quang Thụy, Trần Nhương, Nguyễn Bình Phương, Lộc Bích Kiệm, Nguyễn Đức Hạnh, Trương Nam Hương, Phạm Phú Phong, Thai Sắc, Nhất Phương…tạo nên sự phong phú các thể loại văn học Việt Nam ở các thời đại.

Trong lời tựa cuốn sách, tác giả viết các điển tích có nguồn gốc từ “triết học, chính trị, thiên văn, thần học, tâm lý học… chỉ khai thác mặt văn học”. Nhưng sự khác biệt, khái quát, nó còn là cuốn “tiểu bách khoa…”. Điển tích không chỉ được nhìn dưới góc độ người xưa mà nay có khi được “nắn” lại dưới góc độ khoa học hiện đại như các điển Da Cam, Giao Chỉ, sao Bắc cực, sao Khuê, sao Hôm-sao Mai…Chẳng hạn sao Tua-rua (Taurus, kim ngưu, sao Mạ…). Trong bài Tụng Tây hồ (phú) khi vua Nguyễn Quang Toản kinh lý Bắc Kỳ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Lượng có câu:

Chòm hủ thảo chưa qua tuần đom đóm,

Áng tường vân đà cách độ Tua - rua.

Câu này lấy tích trong Lễ ký-Thiên Nguyệt lệnh: “Hủ thảo biến vi huỳnh.”- Cỏ mục biến thành đom đóm. Điển tích của Tố Hoài đã giải thích theo khoa học: Đom đóm (Lampyndae) là động vật có tập tính phát sáng. Đó là tín hiệu tình yêu trong mùa sinh sản. Phản ứng sinh hóa quang Biolumiescence (bước sóng 510-670 nm), do chất enzym Luciferase hoạt động trên Luceferin với sự đóng góp của ion Magnesie, ATP và Oxy... tạo ra, còn Cỏ mục là thực vật, chỉ sinh mốc meo. Chất phát sáng là lân tinh.

Nội dung điển tích là sự lựa chọn công phu hướng tới văn học đích thực. Những điển tích trên cơ sở đã được kết cấu thành truyện cổ như: Ba sinh, Áo Mạnh Khương, Rửa tai, Gót chân A-sin…để tránh sự nhàm chán, tác giả đã co ngắn lại khúc triết, thật cần thiết cho nội dung điển tích. Nhưng các điển tích như: Án đổ, Mạc phủ, Tam kiệt, Thỏ khôn ba hang... trích dẫn từ các điển cố. Để phong phú và hấp dẫn, tác giả đã hướng tới như một câu chuyện văn học.

Các điển tích như: Mọc sửng, Cá tháng Tư, Ném đá giấu tay… có nhiều thông tin, dị bản tác giả chọn những nội dung phù hợp trên các cơ sở khoa học, lịch sử… để đưa vào sách.

Ngoài các trích dẫn bằng thơ văn diễn giải điển tích còn có các “giai thoại nhà văn”, các “thư giãn” tăng thêm sự thanh thản nhẹ nhàng cho độc giả. Bởi vậy “Điển tích văn học” của một nhà văn là nguồn tư liệu, một công cụ quý giá cho người làm văn học, đặc biệt là người sáng tác văn học.

N.T.

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Đời, có yêu tôi?” – Tự truyện của nhà văn, nhà báo Lưu Đình Triều
Tác phẩm “Đời, có yêu tôi?” của tác giả – nhà văn, nhà báo Lưu Đình Triều. Đây là tự truyện về cuộc đời đầy chông chênh trên sợi dây số phận của cậu bé Lưu Đình Triều cho đến vai trò nhà báo có tiếng trong làng báo.
Xem thêm
Tố Hoài “mang bão giông khát vọng cuộn về em”
Bài viết của nhà thơ Xuân Trường về tập thơ mới của Tố Hoài
Xem thêm
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Xem thêm
Người chiến sĩ ấy - Tập truyện ngắn hay về người lính Bộ đội Cụ Hồ. 
Mỗi tập sách dày trên dưới 700 trang (khổ 16 x24cm), tạp chí Văn nghệ Quân đội vừa trình làng hai tập truyện ngắn hay mang tên Người chiến sĩ ấy (*) Theo nhà văn Nguyễn Bình Phương - Tổng biên tập tạp chí VNQĐ - chủ biên bộ sách này “ Đây là công trình nhằm hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND VN và ngày truyền thống Tổng cục Chính trị ( 22/12/1944-22/12/2024)”. 
Xem thêm
Nhà thơ Thiên Hương sắp ra mắt tập thơ “Đoá sen hồng an nhiên”
Nhà thơ Thiên Hương sẽ ra mắt tập thơ mới “Đoá sen hồng an nhiên” vào 17h, ngày 21/01/2024, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP.HCM.
Xem thêm
Như lòng thành dâng Mẹ - dâng Tổ tiên và những vùng đất thiêng
Đọc “Đường thơ… lặng bước” của nhà thơ xứ Đoài - Đào Ngọc Chung
Xem thêm
Long lanh một dải sông Hàn dưới góc nhìn của tâm thức văn hóa
Long lanh một dải sông Hàn được viết bắt nguồn từ một tình yêu nguồn cội đến cháy lòng và niềm hy vọng đối với Đà Nẵng - điều luôn làm tác giả Tần Hoài Dạ Vũ cảm thấy nhẹ nhàng, hãnh diện.
Xem thêm
Những điều phi thường trong Thế giới bình thường
Bộ tiểu thuyết 3 tập Thế giới bình thường lần đầu tiên được dịch sang tiếng Việt...
Xem thêm
Tính vô thường trong “Từ khi chim vịt kêu chiều” của Huỳnh Duy Lộc
Khi cảm xúc được trần tình không che giấu, cái Tôi trữ tình sẽ tràn dâng, réo đuổi mãnh liệt nơi hồn. Ở đó, ta bắt gặp một thế giới nội tâm vật vã với tiếng lòng thổn thức. Ở đó, những lạc lõng, cô đơn, nhỏ bé…của kiếp người như được trải ra, dài ra, vô tận. Nhân sinh chìm nổi, vạn vật vô thường vốn thuộc về qui luật, và có lẽ vì cảm thấu sâu sắc điều này nên nhà thơ đã thẩm mĩ hoá cuộc sống bằng những vần thơ khắc khoải, da diết, đậm tính vô thường.“Từ khi chim vịt kêu chiều” của Huỳnh Duy Lộc là một trong những tập thơ mang màu sắc ấy.
Xem thêm
Giới thiệu tiểu thuyết Song Nguy Thuyền của nữ nhà văn Tạ Lăng Khiết
Hội nhà văn TP.HCM và Công ty Cổ phần Văn hóa Chi giới thiệu tiểu thuyết Song Nguy Thuyền Tạ Lăng Khiết
Xem thêm
Viết bằng trái tim nồng ấm và chan chứa nhân văn…
Nguồn: Thời báo Văn học - Nghệ thuật
Xem thêm
Những cuộc du lịch chữ…*
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng trên Văn nghệ số 47/2023
Xem thêm
Lời giới thiệu tập “Thơ tình Trịnh Duy Sơn”
Bài giới thiệu của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
“Vỗ dọc mùa đêm trắng”
Một mảnh trăng vênh lưng lửng sáng/ Một hồn thương lạc mọc bên thềm/ Bóng suông ngồi xé đêm thành sợi/ Có một khúc vui đã qua đời..
Xem thêm
“Trên mỗi nẻo đường” – hành trình kết nối tình người
Vũ Trọng Thái đam mê đi và đam mê viết. Hầu như mỗi vùng đất anh đi qua đều được ghi chép bằng tất cả năng lượng và yêu thương mà anh dành cho nơi ấy.
Xem thêm
Thơ tình liệu còn có tình yêu từ bạn đọc?
Về Tuyển tập “Tình thơ một thuở”
Xem thêm