TIN TỨC

Đọc bài thơ “Ánh mắt sông Tiền” của Xuân Trường

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-08-03 04:59:09
mail facebook google pos stwis
2055 lượt xem

NGUYỄN VŨ QUỲNH

Xuân Trường đã tạo nên nhan sắc của tác phẩm làm xao xuyến lòng người bởi  những đường cong đã chật chội tôi vào em đến no tròn đôi mắt”                                                          

Em nói câu gì mà con sông bối rối

Cứ ngọt phù sa vào mạn con thuyền

Em nhìn gì mà không gian cứ thẫn thờ mây trắng

Vội vã nhìn nhau chia nắng sông Tiền

Có phải con sông bối rối, hay vị khách lữ hành trên dòng sông Tiền ăm ắp phù sa châu thổ bối rối khi nghe tiếng em gái cất lên ngọt lịm trên khoảng không gian thơ mộng và đẹp đẽ, làm anh bối rối mà tạo dựng cho dòng sông bối rối. Vì chỉ có thơ mới làm cho con sông bối rối được nhưng bối rối bâng khuâng, bối rối hồi hộp thì nhà thơ chẳng bao giờ nhường nhịn cho dòng sông đâu mà truyền qua con tim yêu của mình. Các bạn đã thấy dòng sông bối rối chưa. Chắc chưa bao giờ. Hay chỉ thấy mình bối rối. Đi trên dòng sông, nhà thơ đã làm nên con sông bối rối thì đẹp đẽ mà lãng mạn, thay cho mình bối rối rất thi vị và tế nhị đấy chứ. Và: Em nhìn gì mà không gian cứ thẫn thờ mây trắng, để mà: Vội vã nhìn nhau chia nắng sông Tiền. Hay lắm. Lãng mạn chứ, bắt đầu từ lần gặp gỡ sông Tiền đầu tiên ấy, đến mây trắng cũng thẫn thờ thì tuyệt dịu, rồi cùng nhìn nhau chia nắng sông Tiền. Mở đầu cho bài thơ như vậy là đạt đỉnh, đó là sự đẹp đẽ của thơ bởi một hình tượng ẩn dụ rất hay. Và rồi Xuân Trường lại cho ta bất ngờ, sững sờ trước những thất lạc lạ lẫm từ phía áo bà ba thi vị:

Chợt thực hư trưa, vào tôi quá đỗi

Mơ hồ em, hay tôi thất lạc phía áo… bà ba

Những đường cong đã chật chội tôi vào em đến no tròn đôi mắt

Tôi nghe lòng mình sao lại cứ bôn ba

Chật mà kín nên đất trời bẻn lẽn

Hành hạ tôi hôm ấy quá... Vĩnh Long ơi

Nhà thơ đã dùng điệp từ chật chội, no tròn, bẻn lẽn, thất lạc, hành hạ tôi… trong những câu thơ đó là những điệp từ rất thật, song lại ảo vô cùng. Sao nhà thơ lại thèm cái sự chật chôi trong chiếc áo bà ba? Trong thơ mà sử dụng những điệp từ đời thường như vậy là làm khó cho mình, nếu như người làm thơ không sành điệu, cao tay tìm những bổ ngữ đi phía sau cho điệp từ ấy thì khô khan đơn điệu khó thành thơ. Nhưng trong bài thơ này, nhà thơ đã khéo léo dùng những từ ngữ phía áo bà ba: Chật chội tôi vào em đến no tròn đôi mắt ấy, tạo nên hương vị cho thơ, làm dáng cho thơ bởi cảm xúc tôi nghe lòng mình sao lại cứ bôn ba. Với những điệp từ ấy bỗng nhiên câu thơ trở nên thánh thiện, cất cánh bay lên tình tứ vì chật chội tôi vào trong em, đến nỗi thất lạc cả suy tư bởi từ phía áo… bà ba. Chật mà kín đến nỗi đất trời cũng bẻn lẽn, dẫn đến hành hạ tôi hôm ấy quá…. Vĩnh Long ơi. Từ chật chội sao mà đắt thế. Chắc ai đó cũng mong muốn được hành hạ, được chật chội như vậy lắm chứ. Chính cái nét duyên dáng con gái nhìn từ chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm ấy của Đồng bằng sông Cửu Long xinh đẹp, hồn nhiên, tạo nên những chất thơ ngọt ngào, lãng mạn và câu thơ xao xuyến mà thơm thảo như vậy, v.v.

Nhìn áo vàng tôi mi mê về màu lãnh Tân Châu xa lắc

Chắc mai này dù ở đâu tôi cũng thấy bồng bềnh

Những giấc mơ cứ đầy lên sông nước Cửu Long

Em mơ gì mà mắt em mênh mông đến thế?

Chiếc áo bà ba sao mà đẹp đẽ quyến luyến, mà tha thướt làm cho bài thơ trở nên duyên dáng. Làm cho thi nhân nhớ ngay đến lãnh Tân Châu ở đầu nguồn sông Hậu. Lụa là chưa bằng lãnh đâu, vì lãnh tôn lên vẽ đẹp con gái bởi thứ thời trang đặc trưng Nam bộ này. Vẽ đẹp bừng lên từ ánh mắt mênh mông đến thế, dù ở đâu tôi cũng thấy bồng bềnh. Để rồi:

Tôi đuối rồi không bơi lội được nữa đâu

Thương quá lục bình với hơi thở nông sâu

Mỗi khi con sông nhăn mặt

Oằn lưng cho hạnh phúc con người

Xin em hãy cứu tôi đang mắc cạn trưa cù lao… em ạ

Khổ thơ này nhà thơ dùng một từ oằn, một từ đuối, một từ cạn như bình thường thì có khi chúng ta có thể nghỉ ngay đến đuối sức, đuối nước, đuối hơi v.v. Tại sao lại đuối? Song tất cả không phải vậy mà đó là đắm đuối, cuốn hút theo cái đẹp, mà đuối như vậy thì ai cũng muốn đuối và chỉ có thơ mới đuối như vậy được. Tiếp theo thi sĩ thả một câu đến xao lòng. Xin em hãy cứu tôi đang mắc cạn trưa cù lao em ạ. Mắc cạn mà mắc cạn trưa ở trên cù lao mới hay chứ. Nhà thơ quá khéo léo dùng phương pháp tu từ, tạo nên cái cớ, chỉ có thơ mới có được mắc cạn trưa ở cù lao em ạ. Buổi trưa trên cù lao dòng sông ấy, nhà thơ đang mắc cạn cái đẹp, có tuyệt dịu hay không? Có ai nỡ lòng nào từ chối mà không tình tứ một chút với thi nhân khi đang xôn xao bến nước. Và rồi khi đã được cứu vớt trong nhay nháy ấy, thi nhân lại toan tính gì nữa đây: Hãy nhón gót đỡ tôi lên để tận hưởng mùi hương cây trái/ Mai này xa, tôi còn lại hương em. Quả là tuyệt vời của khéo léo thơ. Từ ngữ khôn khéo đến tuyệt diệu, thi sĩ đã tạo ra cái cớ đuối sức, mắc cạn trưa, để thưởng thức mùi hương cây trái nhưng mục đích cuối cùng chỉ là Mai này xa tôi còn lại hương em như vậy người thơ được thưởng thức cả hai. Hương em sao mà quyến luyến thế, mai sau vẫn còn trong tâm tưởng sâu xa. Xin thưa các bạn, đó là nghệ thuật tình tứ trong thơ, nghệ thuật đi đến trác tuyệt trong câu chữ, tìm đến biểu cảm nhân cách của thơ, dẫn dắc người đọc bài thơ vào cõi thần tiên, bởi vì đó là trách nhiệm của thi nhân tạo nên nhan sắc của tác phẩm.

Rồi tôi sẽ là con thuyền mai mãi lênh đênh

Trong vô hạn con thuyền có bờ, có bến

Sông cứ chảy dài có khi nào tôi gặp lại thuyền em

Làm sao tôi biết được, khi tôi đi ngang, còn em thì đi dọc

Chỉ có sông mới biết tôi bao lần mệt nhọc     

Đem trái tim bỏ ngỏ để chờ ai

Qua sông Tiền hôm ấy dễ đâu phai.

Thưởng thức đến đoạn cuối của bài thơ, ta thấy rõ thi nhân đến với quê em hai mùa mưa nắng, anh như con thuyền lênh đênh mãi miết cuộc hành trình, rồi trở về với bờ bến nơi xa lắm. Song cái chất hào hoa lãng mạn của thi sĩ tạo nên những ao ước bao giờ gặp lại thuyền em trong khi anh đi ngang mà thuyền em thì đi dọc. Hôm nay anh trở về và đang đi trên dòng sông đa tình đó mà anh. Con người, dòng sông nơi đây, chiếc áo bà ba óng ánh lãnh Tân Châu. Con đò ngang, chiếc thuyền đi dọc, nơi cù lao mắc cạn, nơi chật chội tôi bởi những đường cong, bởi ánh mắt nụ cười duyên dáng vẫn tươi nguyên làm nên chất liệu bài thơ. Nơi mảnh đất chín rồng lần đầu về đây thi nhân đã bị hút hồn đến đắm đuối, trở dạ sinh ra thi phẩm “Ánh mắt sông Tiền”. Thi phẩm để lại tình cảm lưu luyến trong những kí tự văn học đẹp đẽ, lãng mạn, tạo nên bài thơ dễ thương hấp dẫn đến thế.

Cảm ơn thi sĩ  Xuân Trường người đã sinh ra đứa con thơ lãng mạn với những đường cong chật chội tôi vào em đến no tròn con mắt. Cùng lãnh Tân Châu, chiếc áo bà ba, con thuyền… trên dòng sông thơ của thi nhân khắc vào tâm trí của tôi.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tác giả trẻ chinh phục cuộc thi Thơ Hay!
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn
Xem thêm
Thấy gì qua một chùm thơ Tết?
Bài viết của nhà văn Lê Thanh Huệ trên Diễn đàn Văn nghệ của Liên hiệp các Hội VHNT Việt nam
Xem thêm
Cảm xúc hoài hương trong thơ Quang Chuyền
Bài viết của nhà thơ Trần Khoái
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh với Dấu thời gian
Dấu thời gian là tập thơ thứ hai của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh. Ông hiện là Trưởng ban biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Thời báo VHNT tại Hải Phòng.
Xem thêm
Khúc biến tấu “Mặt nạ hương”
 Đọc thơ, như là phép hóa thân, tan chảy cảm xúc của mình cùng cảm xúc bài thơ. Người đọc lắng lòng theo con chữ, hòa điệu với nhịp điệu của ngôn từ. Tôi may mắn tìm thấy sự đồng điệu đầy hứng thú khi đọc thơ Nguyễn Thánh Ngã.
Xem thêm
Chỉ còn lại tháng Tư thiếu nữ | Thơ và lời bình
Thơ Mai Nam Thắng - Bình thơ: Phạm Đình Ân
Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm