TIN TỨC

Cái tôi trong thơ Nguyên Hùng

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-04-11 20:58:01
mail facebook google pos stwis
824 lượt xem

LÊ ĐÌNH HÒA
(Nhân đọc “108 đoản khúc thơ”)    

Một tác phẩm văn chương được xem là một tòa kiến trúc nghệ thuật. Bàn về thi pháp học là tìm cái đẹp, cái độc đáo… trong cấu trúc nghệ thuật văn chương.

Với “108 đoản khúc thơ”, Nguyên Hùng đã tạo dựng từ cảm xúc của mình được tích tụ ở nhiều góc độ khác nhau. Cái “tôi” đang tìm cho anh một chỗ đứng trong thơ. Thi pháp học có nhiều điều. Nhưng trước tiên ta cùng xem về thi pháp thể loại vì nó chi phối các thi pháp khác. Thơ bốn câu lời ít ý nhiều, sâu xa, có khi gây bất ngờ cho cảm xúc người đọc, đang được Nguyên Hùng dàn dựng. Thơ anh có những câu kết khó đoán trước, có bài ta phải suy ngẫm mới thấy cái hay, cái lạ của tứ thơ. “Thiên hạ đua nhau lùng số đẹp/Từ số xe số điện thoại số nhà/Ta dễ tính gặp số nào cũng duyệt”. Đọc đến câu thứ ba này tưởng như đã bắt gặp ý tưởng của thơ. Nhưng câu cuối: “Nên trời đì bắt số đào hoa. Cái lạ, cái bất ngờ ở câu cuối tạo nên giá trị thẩm mỹ cao. Khi thơ anh kể chuyện câu cá: “Buông câu anh đứng em ngồi/Dăm con cá nhỏ đủ cười ngả nghiêng/Niềm vui chung bến chung thuyền/Hồn nhiên giản dị, bạc tiền khó mua. Hồn bài thơ ở câu thứ ba. Chuyện câu cá đã tự nó chuyển hóa thành niềm vui vì mối tình chung thủy. (Câu cá - tr.36). Thơ bốn câu của Nguyên Hùng thường chia hai vế, ít khi một chiều thuận mà hay gây trái ngược để tạo bất ngờ cho cảm xúc. Thơ bốn câu đòi hỏi phải có cấu trúc nghệ thuật chặt chẽ, súc tích mà gợi cảm đột biến. Nhà thơ đã thành công trong suốt tập thơ bốn câu.

Ta tiếp tục đì tìm thi pháp không gian và thời gian trong “108 đoản khúc thơ”. Anh chịu khó “bươn chải” nhiều nơi. Mỗi địa danh anh đến đều mang về cho anh những cảm xúc ấn tượng.

Khác với tầm nhìn thơ xưa không từ trực cảm mà từ tâm thức và ý tưởng. Ta cùng đọc bài “Khi ta làm thơ” (tr.9): “Khi ta uống uống rượu cùng trăng/Ngoài kia người lính gồng căng hết mình/Khi ta ngồi viết thơ tình/Ngoài kia biển cháy thái bình lâm nguy”. Đó là nỗi trăn trở của anh là nhà thơ với Tổ quốc, được coi là ý tưởng chủ đề khi cầm bút. Đến Móng Cái nơi địa đầu Tổ quốc… “Lẽ nào cam chịu để người nhăm nhe”. (Móng Cái – tr.34)

Có khi xuyên biên giới đến Vạn Lý Trường thành cũng vậy. Khi mọi người đua nhau làm hảo hán, riêng anh “Tôi muốn lên cao nhận sóng từ xa. “Sóng” là một ẩn ý.

Cũng như các nhà thơ luôn lấy thiên nhiên làm không gian tâm trạng, Nguyên Hùng đã thả hồn mình vào trăng, gió, mây, mưa, đồi cao, suối thẳm, miền xuôi, miền ngược cho đến biển cả mênh mông, sóng bạc rì rào… Nhưng luôn đau đáu về miền Trung hàng năm phải “Oằn vai gánh chịu bất công của trời”. Khi thăm lại chiến trường xưa thì “Ngược thời lửa đạn tìm nhau những ngày. Đến thăm nghĩa trang Trường Sơn: “Bao nỗi niềm bia đá cũng rưng rưng. Chi tiết nhân hóa này chưa thấy bao giờ! Sự liên kết trong thi pháp không gian và thời gian tạo nên hình tượng hài hòa đậm chất thơ. Song có những bài giữa không gian, thời gian vật lý lại có khi ngược lại với không gian, thời gian tâm lý. Nhờ đó mà gây bất ngờ tứ thơ:

“Ngày tẻ nhạt dù vang bao câu hát/Đêm ồn ào không xua nổi cô đơn (Ngậm ngùi – tr.63);

“Mê mải phố để vầng trăng đi lạc/Đến bạc đầu còn tiếc nuối ăn năn (Lơ đãng –tr.24).

Có những bài nghe như kể chuyện theo motip thơ trình diễn – tân hình thức mà rất thơ: “Đôi khi chợt ước vu vơ/Được làm nụ súng hé chờ giọt sương/Đôi khi ghen cả cánh chuồn/Nhởn nhơ tìm bạn không buồn không lo/Đôi khi lỡ một chuyến đò/Cả đời vô vọng ngóng chờ qua sông/Đôi khi lỡ chạm gai hồng/Giật mình chợt nhớ mình trồng phong lan (Đôi khi – tr.18). Chuyện “ước, ghen, lỡ” quá đơn giản mà ý lại sâu xa cho người thưởng thực. Có những cảm xúc mang sắc thái trữ tình, lãng mạn nghe sao mà êm dịu, quyến rũ. “Mỗi lần đến với Hà Tiên/Ngấm thêm hương vị của miền biển Tây/Mặt trời ôm biển trọn ngày/ Chiều còn ngụp lặn đắm say đêm dài. Bốn câu mà thành một bức tranh thiên nhiên với không gian và thời gian mơ mộng cho thơ (Hà Tiên – tr.35). Một bài thơ là một cấu trúc nghệ thuật. Cấu trúc cho thơ hay phải từ cấu trúc ngôn từ. Nhà nghiên cứu văn học, Phó giáo sư Phan Ngọc từng phát biểu nghe lạ tai mà sát thực: Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản”.

Trong tiến trình lắp ghép ngôn từ để có hình tượng nghệ thuật, thơ Nguyên Hùng như đã bắt gặp Bachelara: “Tâm thức và trí tưởng của ta đủ khả năng để giúp ta sáng tạo những gì mà ta nhận thức”. Suốt “108 đoản khúc thơ” ta đều cảm nhận thơ anh đã tỏa sáng ở nhiều đề tài. Bốn câu mà cảm giác như khi ta đọc một truyện ngắn hay. Trí tưởng của anh như thấm vào người đọc nhờ sự sáng tạo trong tạo dựng hình tượng. 


Thầy giáo Lê Đình Hòa

Bài thơ “Mặt trời – tr.26: “Khi hãy còn tỏa nắng/Trông cau có, mặt nhăn/Cuối chiều giờ sắp lặn/Bỗng dịu hiền làm trăng”. Chỉ ba từ “Cau có, mặt nhăn, dịu hiền mà tạo thành hai hình ảnh đối lập: Mặt trời khác hẳn mặt trăng. Nhưng bỗng nhiên mặt trời lại biến thành mặt trăng do trí tưởng nhà thơ mà có, mà ai trông cũng thấy vậy dù chỉ là cảm giác. Tình yêu xưa nay là cảm hứng cho mọi con người, không chỉ cho các nhà thơ. Trong trào lưu thơ mới trước 1945 đã một thời dài dậy sóng thơ tình. Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính… Hồn thơ vang vọng song cũng một thời để nhớ. Dù đã cách tân nhưng vẫn pha màu truyền thống cổ điển. Thơ tình yêu của Nguyên Hùng mang màu sắc cách tân, hiện đại. Lời thơ gọn, không rủ rê mà say đắm. Cái say đắm có lúc như nói “liều” mà lại rất nhân văn, thương chứ không trách quá lời. Có nhiều bài cùng ý tưởng nhưng kết cấu nghệ thuật khác nhau. Đọc “Sóng ngầm” (tr.23): “Biển đẹp nhường này, em trốn đâu/Gọi em khản cả tiếng còi tàu/Phải em hóa sóng ngầm đáy biển/Bất chợt xô anh đến bạc đầu. Đứng trước biển người ta thì có người yêu bên cạnh, còn anh trơ trọi nên càng nhớ người yêu. Đó là hiện thực. Nhưng có thật “Gọi em khản cả tiếng còi tàu? Từ tâm lý chờ mong quá đỗi, mất hy vọng nên thả một vần thờ như “nói liều” cho đỡ cơn nhớ. “Phải em hóa sóng ngầm đáy biển rồi “Bất chợt xô anh đến bạc đầu”. Chỉ mấy từ: Biển đẹp, trốn, gọi khản tiếng, sóng ngầm, xô mà tạo nên tứ thơ vừa hiện thực, vừa lãng mạn trong siêu thực. Khi đọc những bài này người ta sẽ liên tưởng “Thơ là điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu”. Nhiều bài đã xây dựng  ấn tượng như vậy.  Nhà văn học Nga Leonit Leonop viết: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. Đọc xong “108 đoản khúc thơ” ta cảm nhận như tác giả đang xây dựng một thể thơ khám phá vào hiện thực nên nhiều bài được vận dụng tu từ ẩn dụ, so sánh, đối lập mà đồng nhất… và có dấu hiệu của chủ nghĩa hình tượng tạo dáng thơ có chiều sâu và tiềm ẩn. Tiềm ẩn để gây bất ngờ. Ta hãy cùng đọc những “Biển cạn”- tr.20, “Lơ đãng“ – tr.24,  “Hoàng hôn” – tr.27, “Ngực đêm” – tr.28, “Lỡ” – tr.42, “Vô tình” – tr. 64, “Em và rượu” – tr.83…

Nhà thơ Nguyên Hùng đang độ nhạy cảm để tạo cho mình một chỗ đứng riêng thực thụ. Và ngày nào đó sẽ có được một nhà thơ mang phong cách thơ Nguyên Hùng.

Trên hai mươi năm với Thơ, anh đã cho ra đời "sáu đứa con” tinh thần đáng giá. Đến thời điểm này, anh đã có trên 90 ca khúc phổ thơ với nhiều ca khúc được các đài truyền hình trung ương và địa phương phát sóng. Trong số đó, có tác phẩm được bình chọn là một trong những ca khúc phổ thơ yêu thích của VTV3, nhiều ca khúc được các ca sĩ chọn biểu diễn và đưa vào albums. Thơ anh cũng được VOH và một số kênh truyền hình chọn giới thiệu.

Nguyên Hùng, một tiến sĩ công trình thủy nghỉ hưu đang sung sức cho thơ. Có người đọc thơ anh nói đùa: Giá như có cái học vị “Tiến sĩ Thơ” thì ông này cum rồi. Anh có bài thơ tự bạch:“Trót rồi duyên nợ thơ ca/Cũng nên biết, ấy chỉ là cuộc chơi /Thi nhân đích thực mấy người/Có thơ bay vút lên trời mấy ai?” (Trót – tr.89). Không phải vậy vì anh là người khiêm tốn. Xin mời cùng đọc mấy câu thơ: “Mỗi nhà văn một tiếng chuông/ Bổng trầm trong đục vui buồn rung lên/Xin đừng vô cảm lặng im / Kẻo làm gió giận nhấn chìm thuyền văn” (Chuông gió – tr.109).   

TP Hồ Chí Minh 30-4-2021

.

Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 09, ngày 20/01/2022.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Khát vọng Dế Mèn
Sự ra đời của Giải thưởng Dế Mèn cùng với phát ngôn của đại diện Hội Nhà văn Việt Nam đã chạm đến khát vọng lâu nay vẫn nằm đâu đấy trong những người yêu và hiểu rõ hiện trạng văn học thiếu nhi nước nhà…
Xem thêm
Tác giả trẻ chinh phục cuộc thi Thơ Hay!
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn
Xem thêm
Thấy gì qua một chùm thơ Tết?
Bài viết của nhà văn Lê Thanh Huệ trên Diễn đàn Văn nghệ của Liên hiệp các Hội VHNT Việt nam
Xem thêm
Cảm xúc hoài hương trong thơ Quang Chuyền
Bài viết của nhà thơ Trần Khoái
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh với Dấu thời gian
Dấu thời gian là tập thơ thứ hai của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh. Ông hiện là Trưởng ban biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Thời báo VHNT tại Hải Phòng.
Xem thêm
Khúc biến tấu “Mặt nạ hương”
 Đọc thơ, như là phép hóa thân, tan chảy cảm xúc của mình cùng cảm xúc bài thơ. Người đọc lắng lòng theo con chữ, hòa điệu với nhịp điệu của ngôn từ. Tôi may mắn tìm thấy sự đồng điệu đầy hứng thú khi đọc thơ Nguyễn Thánh Ngã.
Xem thêm
Chỉ còn lại tháng Tư thiếu nữ | Thơ và lời bình
Thơ Mai Nam Thắng - Bình thơ: Phạm Đình Ân
Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm