TIN TỨC

Khi tri thức bị đánh cắp

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-04-02 23:43:55
mail facebook google pos stwis
881 lượt xem

Trong nội hàm văn hóa, ăn cắp là lối ứng xử tiêu cực tự hạ thấp mình. Tri thức bị đánh cắp là điều dễ thấy, nhưng trí thức đi ăn cắp là điều rất khó hiểu.


Ảnh minh họa/INT.

Sau loạt bài phản ánh của báo chí và truyền thông xung quanh cuốn sách “Phê bình phân tâm học – Phía của những ám ảnh nghệ thuật”, ngày 30/3 Hội Nhà văn Việt Nam quyết định tạm thời thu hồi giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm này của TS Vũ Thị Trang.

Theo Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, việc tạm thu hồi giải thưởng là để “bảo đảm tính trong sáng, khách quan, nghiêm minh trong hệ thống giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, cũng như xét các yếu tố liên quan đến quy chế và uy tín của giải thưởng”.

Hội Nhà văn Việt Nam “sẽ tham khảo và đưa ra quyết định tiếp theo phù hợp với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình”, khi có kết luận chính thức từ phía các cơ quan chức năng liên quan đến vấn đề bản quyền cuốn sách nói trên.

“Năm 2021, giải thưởng được công bố lần đầu với 5 tác phẩm ở bốn hạng mục gồm: Văn xuôi, thơ, nghiên cứu lý luận phê bình và dịch văn học. Kết quả giải thưởng đã được đa số dư luận bạn đọc cũng như các nhà chuyên môn đánh giá tốt”, thông báo của Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

TS Vũ Thị Trang là 1 trong 5 tác giả được trao giải thưởng ở mùa đầu tiên của giải thưởng Tác giả trẻ. Đây được xem là lần đầu tiên Hội Nhà văn Việt Nam có quyết định tạm thu hồi giải thưởng đã trao.

Nhân chuyện cuốn sách của tác giả Vũ Thị Trang, lại nhớ lời ông Nguyễn Nguyên – Cục trưởng Cục Xuất bản phát biểu trong hội nghị triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2022. Ông nói: “Chất lượng sách chưa cao, vẫn còn xuất hiện nhiều sách vô bổ, nội dung sai sót, ít sách có giá trị cao, có sức lan tỏa…”.

“Nội dung sai sót” là một trong những vấn nạn dễ thấy trong hoạt động xuất bản ở Việt Nam. Mới đây, NXB Hà Nội ra công văn thu hồi các sách đã phát hành để đính chính, sửa chữa sai sót – liên quan đến bài viết về Đại tướng Lê Trọng Tấn, nhưng nhầm ảnh Thiếu tướng Võ Bẩm.

Nhầm là bởi sự hạn chế, nhưng ăn cắp tri thức lại là cố ý. Ông Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định, “ăn cắp tri thức là hành động đáng sợ nhất” và “anh không thể lấy cái của người khác làm cái của mình, mang tên mình, đặc biệt là trong sáng tạo văn học nghệ thuật thì càng ghê gớm”.

Đáng sợ nhưng lại không hiếm sách vi phạm bản quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ khi sách được phát hành, hay được giải thưởng lớn thì “cái kim trong bọc” mới bị… lộ.

Như sách của TS Vũ Thị Trang là một ví dụ. Sách qua mặt được NXB, qua mặt được cả Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương… để nhận giải thưởng cao quý.

Như vậy có thể thấy hệ thống “màng lọc” phát hiện sách vi phạm bản quyền đang rất yếu. Nhưng yếu hơn nữa là tư cách đạo đức của một bộ phận trí thức, muốn khẳng định mình qua các tác phẩm đi “mượn”.

Trong nội hàm văn hóa, ăn cắp là lối ứng xử tiêu cực tự hạ thấp mình. Tri thức bị đánh cắp là điều dễ thấy, nhưng trí thức đi ăn cắp là điều rất khó hiểu. Tuy nhiên, chúng ta không thể ngồi chờ kẻ cắp “giác ngộ”, mà cần phải có chế tài để không ai dám ăn cắp và không ai còn muốn mình trở thành kẻ cắp.

 Trần Hòa/GD&TĐ

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Có duyên gặp Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong…
Xem thêm
Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
GS Mai Quốc Liên – Người đất Quảng cương trực
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc. 
Xem thêm
Để thơ không “thất lạc nhau” nữa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 9/2024
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít
Chiều 29.02 phát biểu tại buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước với trí thức, nhà khoa học, văn nghệ xuân Giáp Thìn 2024, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dành thời gian nói về vấn đề xây dựng văn hóa.
Xem thêm
Quyển sách là chữ nghĩa...
Quyển sách là chữ nghĩa. Mà chữ nghĩa của một quyển sách phải kết hợp vừa từ trí tuệ vừa từ trái tim.
Xem thêm
Nhà thơ Từ Quốc Hoài để lại “Khu vườn kí ức”
Từ Quốc Hoài, đến với thơ ca khá sớm. Ông là nhà thơ cùng thời với những tên tuổi quen thuộc: Trần Vũ Mai, Thanh Quế, Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh… cũng từng vào chiến trường khói lửa. Nhưng với con đường thơ ca, ông bước chậm, thận trọng, dè dặt. Cho tới tuổi hơn 80 ông chỉ cho ra mắt độc giả sáu tập thơ. Tập thơ thứ 5, “Sóng và khoảng lặng” (2010) đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Kỹ tính, khó tính (trong thơ và có lẽ cả trong cuộc sống), trăn trở, tìm tòi nên thơ Từ Quốc Hoài không lẫn, tự do, phóng khoáng, lần dò khám phá chiều sâu nội tâm.
Xem thêm
Im lặng- ngôn ngữ đặc biệt của văn chương
Nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương 2023 – Jon Fosse vừa có một buổi gặp gỡ và đọc diễn từ của mình tại Oslo
Xem thêm
Quyền lực thơ ca và quyền uy thi sĩ
Bài đăng báo Văn nghệ của nhà văn Bích Ngân; Thơ và ảnh của nhà thơ Nguyên Hùng...
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Đình Thi: “Một chút trắng hồng dào dạt vàng”
Bài viết của nhà báo Nguyễn Thế Khoa nhân 99 năm ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi ,20/12/1924-20/12/2023
Xem thêm
Nguyễn Du bàn về sáng tác văn chương
Bài viết rất bổ ích của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
Thử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách” – Tác giả: Nhà văn Nguyễn Khắc Phê
“Dạy con từ thuở còn thơ”; “Uốn cây phải uốn khi non”… là những điều ai cũng biết, nhưng đã có những thời đoạn do bận rộn mưu sinh và vô số sự xô đẩy, lôi kéo khác nữa, nên rất nhiều người và gia đình đã quên hoặc sao nhãng bài học giản dị và chí lý đã có tự cổ xưa. Có phải những biểu hiện tha hóa trong xã hội hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ đó? Thiết nghĩ, cuộc vận động sáng tác văn học hướng đến lớp trẻ và thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam phát động đầu năm 2022 là một hoạt động thiết thực của văn giới nhằm góp phần chấn hưng đạo đức xã hội nói chung và góp phần bồi đắp tâm hồn cho lớp trẻ nói riêng.
Xem thêm