TIN TỨC

Mối lương duyên giữa thơ và nhạc

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-02-25 10:30:25
mail facebook google pos stwis
273 lượt xem

HỒ HUY SƠN

Với công chúng yêu thơ tại TPHCM, năm nay có lẽ là một năm đầy niềm vui khi Ngày thơ Việt Nam do Hội Nhà văn TPHCM tổ chức chính thức trở thành một trong những hoạt động lễ hội chính của thành phố.

Tình thơ - nhạc

Đề cập đến sức sống của thơ ca trong đời sống đô thị hiện nay, PGS-TS Bùi Thanh Truyền, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình của Hội Nhà văn TPHCM, cho rằng, từ đầu thế kỷ 21 đến nay, không ít người tỏ ra lo lắng khi cho rằng thơ đang bị mất giá.

“Nhưng tôi không cho là như vậy. Thời nào văn học cũng đều có giá trị của nó, chỉ có điều, nó biến thiên để phù hợp với văn cảnh. Thơ cũng vậy. Thơ hôm nay vẫn rất cần cho con người, không bao giờ bị đẩy ra ngoại biên. Thơ là sợi chỉ đỏ kết nối con người lại với nhau. Đó chính là giá trị của thơ”, PGS-TS Bùi Thanh Truyền nhận định.


Nhà thơ Hoài Vũ (giữa) giao lưu với công chúng trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22.

Trước thềm Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22, lần đầu tiên Hội Nhà văn TPHCM kết hợp với Hội Âm nhạc TPHCM tổ chức hội thảo “Thơ - nhạc, tương sinh hay tương khắc”. Theo PGS-TS Bùi Thanh Truyền, sự kết hợp giữa thơ và nhạc từ xưa đến nay, chính là đang mang đến cho thơ một đời sống mới. Nếu thiếu thơ, rõ ràng là nhạc sẽ mất đi một bệ đỡ rất quan trọng để chinh phục công chúng.

“Sự kết hợp giữa thơ và nhạc là minh chứng cho thấy sức mạnh, đồng thời cũng cho thấy sức sống lâu bền của thơ ca. Không chỉ các nhà thơ mà các nhạc sĩ, hãy cùng nhau tiếp tục phát huy mối lương duyên giữa thơ và nhạc để bền sâu hơn, góp phần xây dựng nên giá trị nhân văn trong cuộc sống hôm nay”, PGS-TS Bùi Thanh Truyền cho biết.

Đồng quan điểm, nhà văn Trầm Hương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, cho biết ngày càng có nhiều nhà thơ dành rất nhiều tâm huyết nhờ nhạc sĩ phổ thơ mình thành ca khúc, thuê ca sĩ trình diễn và đưa tác phẩm của họ lên các nền tảng mạng xã hội. Nhà văn Trầm Hương cũng lưu ý: “Mối duyên tình thơ - nhạc phải xuất phát từ tình yêu vô tư, trong sáng mới cho ra đời những đứa con tinh thần lành mạnh, đẹp đẽ”.

Nhìn nhận ở khía cạnh âm nhạc, theo PGS-TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm, Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TPHCM, nhiều nhạc sĩ không lấy nguyên bài thơ để phổ, nhưng ngược lại, cũng có những bài thơ được nhiều nhạc sĩ phổ với nhiều phong cách khác nhau, như bài thơ Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan có rất nhiều bản phổ nhạc khác nhau.

“Thực tế cho thấy, quan hệ giữa thơ và nhạc thường là mối quan hệ tương sinh. Nhưng nếu cưỡng đoạt, không thuận theo thì dễ làm hỏng cả thơ và nhạc. Giữa hai bên có một mối ràng buộc từ lâu đời, và chúng ta nên tận dụng mối lương duyên này để đóng góp cho cuộc sống nhiều tác phẩm chất lượng”, PGS-TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm bày tỏ.

Tiếp nối các thế hệ

Cũng tại Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22, lần đầu tiên Hội Nhà văn TPHCM tổ chức Sân thơ thiếu nhi, quy tụ nhiều nhà thơ, nhà văn viết cho thiếu nhi của TPHCM hiện nay như: Trần Quốc Toàn, Kim Hài, Lê Minh Quốc, Trung Dũng KQĐ, Nguyệt Thu, Phương Huyền, Võ Thu Hương, Văn Thành Lê, Bùi Tiểu Quyên…

Bên cạnh tọa đàm “Thơ với tuổi thơ lớn lên cùng thành phố”, nhiều hoạt động thú vị đã diễn ra tại Sân thơ thiếu nhi có tính kết nối giữa các tác giả với bạn đọc. Đồng thời, các hoạt động này góp phần tạo nên sự tiếp nối giữa các thế hệ trong hoạt động sáng tác và đọc thơ.


Tiết mục Tam tấu thơ nữ với sự thể hiện của 3 nhà thơ nữ Minh Đan, Đào Phong Lan và Ngô Hạnh

Theo nhà thơ Lê Luynh, thơ thiếu nhi được ví như bầu sữa mẹ, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ giúp trẻ lớn lên, hình thành nhân cách một cách hoàn hảo nhất. Nhiều nhà thơ, nhà văn thường đề cập đến quá trình sáng tác của mình là do được sinh ra và lớn lên trong cái nôi thơ văn dân gian, qua lời ru tiếng hát của mẹ.

“Tuy nhiên, nguồn dinh dưỡng ấy đang ngày càng xa vời với những thế hệ trẻ được sinh ra và lớn lên ở các đô thị. Việc bù đắp nguồn dinh dưỡng tâm hồn này là một gánh nặng của xã hội. Với các gia đình trẻ hiện này, việc ru con bằng ca dao, dân ca đang mai một dần. Trẻ lớn lên học ở các cấp học, đặc biệt là cấp mầm non, mẫu giáo mới được làm quen với thơ ca”, nhà thơ Lê Luynh nói.

Nhà thơ Trần Quốc Toàn đặt vấn đề: nên chăng, hàng năm, các trường học tổ chức Ngày thơ Việt Nam trong khuôn khổ buổi chào cờ đầu tuần. Theo nhà thơ Trần Quốc Toàn, nhà trường cần công văn hướng dẫn thực hiện Ngày thơ Việt Nam của Hội Nhà văn Việt Nam gửi hội văn học nghệ thuật các tỉnh thành; bài trí riêng cho ngày thơ. Cùng với đó, giáo viên giới thiệu thật ngắn gọn về Ngày thơ Việt Nam; thực hiện một trò chơi thơ ca như: chạy chữ thơ, nối vần thơ, giải câu đố thơ, điền ô chữ thơ… Để tạo hứng thú, mỗi trò chơi có thể tiến hành trong nhịp trống thúc.

Là một nhà giáo, có trải nghiệm thực tế từ trong môi trường giáo dục, nhà thơ Nguyệt Thu nhận định, học trò bây giờ ít yêu thơ, nhất là các bài thơ ngày xưa vốn rất gần gũi với thiếu nhi. Nhà thơ Nguyệt Thu đề xuất nên có tập thơ thiếu nhi viết riêng cho thành phố, sau đó phối hợp với Hội Âm nhạc TPHCM phổ nhạc.

“Bên cạnh đó, chúng ta cần kết nối và tổ chức những buổi giao lưu thơ lưu động với các trường trong thành phố để tặng sách, tuyên truyền mảng thơ nói về tình yêu thành phố nói riêng và tình yêu quê hương nói chung”, nhà thơ Nguyệt Thu chia sẻ.


Sáng 24-2 (ngày 15 tháng Giêng), lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại TPHCM do Hội Nhà văn TPHCM tổ chức, Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen thực hiện, đã diễn ra tại Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TPHCM.

Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thọ Truyền, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, cùng đông đảo văn nghệ sĩ, công chúng yêu thơ. Sau ca khúc mở màn Tiếng hát từ thành phố mang tên Người (nhạc: Cao Việt Bách, thơ: Đăng Trung), đồng chí Nguyễn Phước Lộc đã thực hiện nghi thức đánh trống khai hội.


Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM Nguyễn Phước Lộc thực hiện nghi thức đánh trống khai hội Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại TPHCM.

Với chủ đề “Thành phố này tôi đến tôi yêu”, ngày thơ năm nay nhấn mạnh đến mối lương duyên giữa thơ và nhạc. Những cung bậc cảm xúc khác nhau nhưng đều có chung tình cảm dành cho thành phố, dành cho mảnh đất phương Nam thân yêu lần lượt được gửi gắm trong các ca khúc được phổ từ thơ như: Bài ca đất phương Nam (Lư Nhất Vũ - Lê Giang); Người mẹ Bàn Cờ (nhạc: Trần Long Ẩn, thơ: Nguyễn Kim Ngân), Đi trong hương tràm (nhạc: Thuận Yến, thơ: Hoài Vũ), Thành phố tình yêu và nỗi nhớ (nhạc: Phạm Minh Tuấn, thơ: Nguyễn Nhật Ánh); hay những bài thơ: Dư đồ Tổ quốc của nhà thơ Bảo Định Giang, Tôi đến tôi yêu của nhà thơ Hải Như, Tam tấu thơ nữ với 3 nhà thơ nữ Đào Phong Lan, Minh Đan, Ngô Hạnh...

Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lễ ký kết bản quyền Tủ sách Văn hoá Việt xuất bản sang tiếng Trung
Sáng ngày 20/5/2024, tại Đường sách TP.HCM, đã diễn ra Lễ ký kết bản quyền Tủ sách Văn hoá Việt do Chibooks với Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây (Trung Quốc). Đây là sự kiện qua trọng đánh dấu bước tiến mới trong việc giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, góp phần đưa văn học Việt Nam đến gần hơn với bạn đọc quốc tế.
Xem thêm
Dịch giả Lệ Chi - sứ giả đưa văn học Việt Nam ra thế giới
Sau 15 năm làm sách, dịch giả Nguyễn Lệ Chi bắt đầu đưa một số tác phẩm văn học Việt Nam xuất sắc giới thiệu tới đông đảo bạn đọc Trung Quốc.
Xem thêm
Vĩnh biệt Thầy thuốc Nhân dân, GSTS, nhà thơ Nguyễn Huy Dung
Thầy thuốc Nhân dân, Giáo sư Tiến sĩ, Nhà Thơ Nguyễn Huy Dung, 77 năm tuổi đảng, vừa qua đời lúc 16g ngày 10 tháng 5 năm 2024
Xem thêm
Tọa đàm và bế mạc Trại sáng tác văn học năm 2024 tại Phú Yên
Ngày 10/5, tại TP Tuy Hòa, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay”, với sự tham gia của 30 nhà văn, nhà thơ đến từ TP Hồ Chí Minh và một số văn nghệ sĩ ở xứ “hoa vàng cỏ xanh”.
Xem thêm
Hình ảnh tổng hợp lễ khai mạc Trại viết Phú Yên 2024
Những ngày đầu tại Trại viết văn Phú Yên 2024.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhà văn Trương Thị Thanh Hiền
Do bị bạo bệnh trong thời gian dài, Nhà văn Trương Thị Thanh Hiền đã qua đời vào ngày 5 tháng 5 năm 2024 (nhằm ngày 27 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng dương 55 tuổi.
Xem thêm
Sau HIFF, TP.HCM cần cơ chế thật thoáng để điện ảnh cất cánh
Từ ngày 6 đến 13-4, Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) lần đầu tiên diễn ra. Tọa đàm quốc tế về phát triển điện ảnh tại TP.HCM với sự tham dự của đại sứ Mỹ, tổng lãnh sự Pháp, các nhà điện ảnh quốc tế và trong nước... rất được chú ý.
Xem thêm
Mạc Uyên Linh ra mắt tập thơ Ta như thác lũ mưa nguồn
Sáng ngày ngày 14 tháng 4 năm 2024, tại cà phê Đà Lạt Phố, số 153 đường Huỳnh Mẫn Đạt, P8, Quận 5, TPHCM, nhà thơ Mạc Uyên Linh sẽ ra mắt tập thơ “Ta như thác lũ mưa nguồn”. Đây là tập thơ thứ 7 của anh trong suốt quá trình sáng tác.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Văn Hồng làm phong phú thêm dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam
Sáng nay, 12/4/2014, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức Tọa đàm về tác phẩm của Đại tá Nhà văn Nguyễn Văn Hồng, nhân dịp ông chuẩn bị sang tuổi bát tuần.
Xem thêm
Tạp chí Văn nghệ TP. HCM công bố kết quả cuộc thi “Thơ hay năm 2023”
Tạp chí Văn Nghệ TP.HCM vừa công bố kết quả cuộc thi Thơ hay năm 2023. Tác giả trẻ Nhiên Đăng đoạt giải nhất với chùm thơ “Đảnh lễ mùa màng”, “Nằm mơ giữa ngày”, “Ngả lưng vào ghế”.
Xem thêm
Thông báo gia hạn thời gian nộp tác phẩm dự thi chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh - 50 năm tự hào bản anh hùng ca”
Ngày 25 tháng 3 năm 2024, Ban tổ chức cuộc vận động vừa có thông báo gia hạn thời gian nộp tác phẩm dự thi đến 30/6/2024, thay vì 30/4/2024. Xin được đăng toàn bộ nội dung thông báo để quý vị và các bạn cùng biết.
Xem thêm
Thương tiếc nhà thơ Lê Thanh (tức Lê Thanh Hùng)
Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Hương Tràm - Chùm thơ dự thi
Con có vềnhư giọt nắng mùa khônhư đám lửa ngày đốt đồng xưa ấythiêu rạ rơm sưởi gian nhà trống trảikhói bồng bềnh, khắc khoải dáng hoàng hôn
Xem thêm