TIN TỨC

Nhà thơ Trần Kim Dung giăng mắc muôn nỗi gần xa

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-10-14 07:42:27
mail facebook google pos stwis
853 lượt xem

TUY HÒA
 

Nhà thơ Trần Kim Dung ở tuổi 77 vẫn miệt mài những vần điệu thương nhớ qua tập thơ ‘Muôn nỗi gần xa’ nhiều giăng mắc với cuộc đời, với tình người.


Nhà thơ Trần Kim Dung.

Nhà thơ Trần Kim Dung có nhiều năm làm hiệu trưởng Trường trung học cơ sở An Đà, Hải Phòng. Nghỉ hưu, nhà thơ Trần Kim Dung rời thành phố hoa phượng đỏ vào sinh sống tại TP.HCM và tiếp tục theo đuổi đam mê sáng tác thi ca mà chị ấp ôm từ thời thanh xuân.

Liên tục giành được nhiều giải thưởng văn chương, nhà thơ Trần Kim Dung chứng minh rằng tâm hồn trẻ trung có thể bước qua giới hạn tuổi tác, nghệ thuật luôn rộng cửa cho mọi người và nghệ thuật luôn đủ chỗ cho tri âm. Sau tập thơ “Bầu trời dưới đáy sông” ra mắt năm 2017, nhà thơ Trần Kim Dung vừa giới thiệu tiếp đến công chúng một tập thơ có tên gọi “Muôn nỗi gần xa” do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành.  

Xuất hiện trong bối cảnh thích ứng bình thường mới sau giai đoạn căng thẳng “Thế giới phẳng sao mà nhiều trắc trở/ Đại dịch đã làm chao đảo cả hành tinh”, tập thơ “Muôn nỗi gần xa” tập trung ghi lại những kỷ niệm của nhà thơ Trần Kim Dung về những vùng đất đã đi qua, những con người đã hạnh ngộ. Nếu tác giả bắt gặp ở núi thiêng Yên Tử có ngôi chùa uy nghiêm “Mái cong vén sương vén mây bay lên đỉnh núi/ Chuông khánh ngân dài nghiêng ngả khắp trùng khơi” thì tác giả lại trông thấy ở Hoa Lư có loài hoa xao xuyến “Bông lau trắng bạt ngàn lưng chừng núi/ Như mây bay mỏng mảnh vắt ngang trời”.

Trên hành trình khám phá vẻ đẹp non sông, nhà thơ Trần Kim Dung bồi hồi vì trầm tích lịch sử hiện diện trong mỗi vẻ đẹp âm thầm. Chị suy tư với thác Bản Giốc vì “Sen không dầm chân nơi hồ ao ngập nước/ Trên đỉnh biên thùy sen tỏa ngát nghìn năm” rồi lại bâng khuâng với hồ Ba Bể vì “Áo chàm thấp thoáng nương xanh/ Để ai tìm mãi dáng hình trong mơ/ Rừng xanh thác cuộn gió mưa/ Ngỡ đâu tiếng triệu năm xưa vọng về”.

 

Trong tập thơ “Muôn nỗi gần xa”, hình ảnh những loài hoa không kiêu kỳ lại thường khơi dậy nhiều cảm xúc cho nhà thơ Trần Kim Dung. Chị ca ngợi hoa cúc họa mi “Mỏng manh như sợi heo may/ Em làm cầu nối tháng ngày Thu – Đông” và chị đồng cảm hoa tam giác mạch “Em ngủ hoang trên ngực cao nguyên đá/ Nơi lởm chởm cằn khô bỗng trải lụa đào”.
 


Tập thơ "Muôn nỗi gần xa" của Trần Kim Dung.

Đã nếm trải nhiều thăng trầm trên nhân gian, ý thức cội nguồn của nhà thơ Trần Kim Dung được gửi gắm ở những câu thơ bái vọng chốn cũ thôn dã bình yên. Chị trở lại cố hương để được hồi hộp “Đông theo gió bấc về làng/ Vườn ai hoa cải nở vàng bến sông”, nhưng cũng không cách nào che giấu sự khắc khoải “Nghe sông thao thức nghe đê thở dài”.

Chị trở lại cố hương để tìm hơi ấm gần gũi “Hỏi đò đứng đó đợi ai/ Cho ta làm bạn đường dài quá giang” nhưng tốc độ đô thị hóa chóng mặt cũng khiến chị ngậm ngùi “Rặng tre tỏa bóng trong mơ/ Cho ta trú nắng trú mưa đâu rồi/ Làng nay nhà ống cao vời/ Tre còn nức nở bồi hồi đó sao”.

Nhà thơ Trần Kim Dung chọn những vần điệu nhẹ nhàng để khỏa lấp những nhớ thương giăng mắc “Muôn nỗi gần xa”. Thái độ nâng niu và an ủi về sự hữu hạn của kiếp người, đôi khi trở thành niềm thảng thốt trước sự bất tận của thiên nhiên: “Bốn bề xao xác ngàn cây/ Chỉ còn thông biếc tháng ngày vẫn xanh/ Sao cùng phận lá mong manh/ Thông tu bao kiếp mà cành cứ tươi”.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Khát vọng Dế Mèn
Sự ra đời của Giải thưởng Dế Mèn cùng với phát ngôn của đại diện Hội Nhà văn Việt Nam đã chạm đến khát vọng lâu nay vẫn nằm đâu đấy trong những người yêu và hiểu rõ hiện trạng văn học thiếu nhi nước nhà…
Xem thêm
Tác giả trẻ chinh phục cuộc thi Thơ Hay!
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn
Xem thêm
Thấy gì qua một chùm thơ Tết?
Bài viết của nhà văn Lê Thanh Huệ trên Diễn đàn Văn nghệ của Liên hiệp các Hội VHNT Việt nam
Xem thêm
Cảm xúc hoài hương trong thơ Quang Chuyền
Bài viết của nhà thơ Trần Khoái
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh với Dấu thời gian
Dấu thời gian là tập thơ thứ hai của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh. Ông hiện là Trưởng ban biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Thời báo VHNT tại Hải Phòng.
Xem thêm
Khúc biến tấu “Mặt nạ hương”
 Đọc thơ, như là phép hóa thân, tan chảy cảm xúc của mình cùng cảm xúc bài thơ. Người đọc lắng lòng theo con chữ, hòa điệu với nhịp điệu của ngôn từ. Tôi may mắn tìm thấy sự đồng điệu đầy hứng thú khi đọc thơ Nguyễn Thánh Ngã.
Xem thêm
Chỉ còn lại tháng Tư thiếu nữ | Thơ và lời bình
Thơ Mai Nam Thắng - Bình thơ: Phạm Đình Ân
Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm