TIN TỨC

Nhà thơ và thi hứng sáng tạo

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-08-20 06:12:34
mail facebook google pos stwis
3230 lượt xem

GS. HỒ SĨ VỊNH
 

Nói đến thơ ca, người đọc nghĩ ngay đến tư tưởng tiềm ẩn, thi pháp vừa trực giác, vừa suy lý, ngôn ngữ thơ thường “bị rào cản”, chứ không “tự do” miêu tả như văn xuôi. Những tiên đề và chuẩn mực đó trong cá tính sáng tạo của nhà thơ giúp người đọc thưởng thức bài thơ hay, chưa hay, câu thơ giàu hình tượng hay nghèo thi pháp, thi hứng nhà thơ có mạch thơ sâu, hay nghèo sức tưởng tượng, ý thơ sâu hay nông cạn,... Bài viết này lý giải đôi điều về thi hứng sáng tạo của nhà thơ trong quan hệ lý thuyết thẩm mỹ của nhà thơ.
 

1. DUY CẢM VÀ DUY LÝ LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI NĂNG THI HỨNG
 

Tài năng thơ ca là sự kết tụ giữa duy lý và duy cảm, giữa trí tuệ và tri thức văn hóa do nhà thơ chiếm lĩnh và cảm xúc trào dâng, kết quả của sự rèn luyện, sự lao động nghiêm khắc trong cảm hứng sáng tạo. Cảm hứng trong thơ có hai giai đoạn: Cảm hứng chủ đạo và cảm hứng phản xạ. Cái trước thuộc phạm trù đạo đức - chính trị; còn cái sau là “tia chớp” trong quá trình tìm tòi ý bài thơ. Thiên tài như A. Puskin mà cũng cần đến “sự lao động lặng yên”, trải qua bi kịch sáng tạo, cơn đau đơn nặng nề khi ý và lời thơ chưa gặp nhau, khi “tia chớp sáng tạo” bị biến mất,... Trong thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ở cả hai giai đoạn, nhiều bài thơ viết về đề tài Tổ quốc, thiên nhiên, ngay cả đề tài mất mát, bi thương,… vẫn đọng lại lâu dài trong tâm trí người đọc là nhờ tài năng của nhà thơ đồng hành với cảm hứng của người đọc. Những thi phẩm nổi tiếng thời đó như Sáng tháng năm, Nước non nghìn dặm, Mặt đường khát vọng, Trường ca sư đoàn, Sức bền của đất, Đường tới thành phố, Bài ca chim chơrao, Cuộc chia ly màu đỏ,... còn đồng hành cùng người đọc cho đến hôm nay là nhờ tài năng, sức khái quát cao của trí tuệ và chất liệu văn hóa dân gian, dân tộc. Viết về Đất nước (một chương lớn trong Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm với bút pháp hào hoa, hình tượng Đất nước như một họa phẩm sử thi hoành tráng: Đất nước là nơi Rồng ở, Lạc Long Quân và Âu Cơ, Đẻ ra trăm bọc trứng,... Huyền sử đó, nếu chỉ có thế thì chưa thành thơ hay. Bài thơ hay gây cảm hứng đồng điệu với người đọc là nhờ nhà thơ biết cá thể hóa dáng hình Đất nước:
 
Đất là nơi anh đến trường,
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm,...
 
Một nhà khoa học phương Tây - ông Jacwer Gauchearon - đã có nhận xét về thơ Nguyễn Trãi: “Thi ca và lịch sử chỉ là một... Đã đến lúc lịch sử trở thành động lực của thơ và thơ trở thành động lực của lịch sử”. Đó cũng là trường hợp sáng tạo thành công của nhiều nhà thơ lớn: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Tế Hanh....
 
Thơ viết về biển của Hữu Thỉnh là bài thơ hay, dễ thuộc, nhớ lâu, tứ thơ không lạ, lạ nhất là cách “chơi chữ”, từ nghĩa biểu hiện: biển, cánh buồm chiều, màu tím, gió, vách núi, chuyển dịch sang nghĩa nội hàm để nói lên một triết lý, tình yêu chân thật bao giờ cũng có nhận, có cho, có nhớ nhung và trách cứ của cả hai phía theo lối tu từ phủ định, giả định để xác định:
 
Gió không phải là roi/ mà vách núi phải mòn/ Em không phải là chiều/ mà nhuộm anh đến tím/ Sóng chẳng đến đâu/ nếu không đưa em đến/ Dù sóng đã làm anh/ Nghiêng ngả vì em.
 
Những năm gần đây, nhiều bài thơ viết về người mẹ, người chị với cảm hứng chân thật và giọng điệu lạ; không kể hết những chiến công của người con trai, người chồng nơi đầu tiên mũi đạn.... Bài thơ Chị (Bài dự thi trên báo Văn nghệ) của nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm là một thi phẩm khá hay khi ông tạc tượng người vợ chiến binh trong nỗi cô đơn tột cùng bằng những câu nói cửa miệng dân gian: Chưa ai tạc tượng chị trong những ngày anh đi đánh giặc/ Một mình nuôi con/ sóng cả, đò đầy/ thân lươn, mình hạc/ con đường quê nhà vẹt một phương trời/ Chị quên vùng trắng/ Chị quên giếng nước, quên mình là đàn bà/ Chưa ai tạc tượng chị trong những năm tháng cuối cùng/ da nhăn, vỏ đỗ/ Suốt ngày khóc thương/ Chiếc xe lăn xếp cạnh bàn thờ/ Huân chương của anh gắn đầy tay vịn....
 

2. SỨC TƯỞNG TƯỢNG LÀ MỘT PHẨM CHẤT CỦA NHÀ THƠ
 

Sức tưởng tượng là quá trình tâm sinh lý xây dựng nên hình tượng, biểu tượng bằng cách cải tổ tư liệu của tri giác, trí nhớ trong quá trình lao động trước đây của nhà thơ. Tưởng tượng chỉ có ở con người. Nếu tri giác phản ánh cái hiện tại, thì tưởng tượng phản ánh cái đã qua. Có hai loại tưởng tượng: Tưởng tượng có chủ đích và tưởng tượng không có chủ đích. Nhà thơ Đức Fr.Hebel (1813-1863) cho tưởng tượng có thể chấp nhận được, trong sự có mặt của lý trí. Còn V.I.Lenin coi sức tưởng tượng là một phẩm chất, một giá trị vĩ đại nhất của con người. Nhà thơ và nhà khoa học đều cần đến sức tưởng tượng. Đại bộ phận tác phẩm thi ca, nổi tiếng thế giới đều được vận dụng sức tưởng tượng để làm giàu cho ngôn ngữ thơ, hình tượng nhân vật chính của tác phẩm. Trong thơ ca Việt Nam hiện đại của Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên,... người đọc thường bắt gặp nhiều biểu tượng màu đỏ, ngọn lửa, giọt máu… Thậm chí còn có một bài thơ của nhà thơ trẻ thời chống Mỹ có nhan đề Cuộc cách mạng màu đỏ.
 
Thơ Nguyễn Đình Thi thường được bạn đọc chú ý biểu tượng sắc đỏ như Con đường lửa cháy, Đêm khuya ngồi đốt lửa, Lửa ào ào buông cuộn, Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa, Rừng lạ ào ào lá đỏ, Ôi cánh đồng quê chảy máu, Dây thép gai đâm nát trời chiều,... Tất cả những ẩn dụ, hoán dụ, phúng dụ nói với đọc thơ sự khốc liệt trong cơn binh đao của cuộc chiến tranh vệ quốc.
 

3. VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ PHI LÝ TÍNH TRONG THƠ
 

Một định nghĩa tóm tắt khi bàn về phi lý tính như: Trực giác, siêu thực, liên tưởng. Phi lý tính là một đặc thù của thơ, có cái lý riêng mà suy lý đơn thuần không hiểu được, nó cần được sự hướng dẫn của trí tuệ, tri thức văn hóa. Trong lịch sử văn học nước ta, ca dao, dân ca phản ánh tình yêu muôn mặt đời thường: Tình yêu con người, yêu thiên nhiên, quý trọng tình nghĩa bạn bè,... Với nhiều cách diễn đạt bằng ngoa dụ, ẩn dụ, hoán dụ. Ở biện pháp ẩn dụ và ngoa dụ, chúng ta đọc: Ước gì sông hẹp bằng ao/ Bắc cầu dải yếm qua trao ân tình; Cô kia tát nước bên sông/ Muốn sang anh bắc cành hồng cho sang... Trong Thơ mới giai đoạn 1930-1945, cánh cửa sổ nhìn về phương Tây đã ảnh hưởng đến thi hứng của nhiều nhà thơ. Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ là một ví dụ: Màu thời gian không xanh/ Màu thời gian tím ngát/ Hương thời gian không nồng/ Hương thời gian thanh thanh.....
 
Thời gian chỉ đo bằng năm tháng, bằng chiều dài lịch sử, sao lại đo bằng màu, bằng hương. Tứ thơ này chỉ là sự biểu hiện tình yêu của nhà thơ đối với thiên nhiên, với loại hoa màu tím. Dưới ảnh hưởng của văn hóa Pháp thời kỳ đó, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên và nhiều nhà thơ mới khác đều có những hình tượng thơ trực giác, siêu thực. Tuy nhiên, phi lý tính cũng có mặt tiêu cực trong triết học duy vật, trong thơ thời kỳ Ánh sáng, Phi lý tính trong thơ cần tránh sự lập dị, suy nghĩ mù quáng, cường điệu vô mục đích trong thi hứng của nhà thơ.
 
Muốn có những bài thơ hay, tứ thơ lạ để đời, chưa bao giờ là chuyện dễ. Có một nhà thơ hiện đại nói rằng, nghệ sĩ phải viết không chỉ bằng máu con tim mình, mà còn bằng mọi dây thần kinh trong cảm hứng sáng tạo. Còn Hữu Loan - Tác giả bài thơ Màu tím hoa sim coi sáng tạo là hiện tượng tâm sinh lý ác liệt, nhưng không mù quáng mà có Lửa Thần đưa đường. Lửa Thần đó chính là lý tưởng xã hội, Lý tưởng thẩm mỹ của nhà thơ.
 

Nguồn: Văn nghệ số 24/2021.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Khát vọng Dế Mèn
Sự ra đời của Giải thưởng Dế Mèn cùng với phát ngôn của đại diện Hội Nhà văn Việt Nam đã chạm đến khát vọng lâu nay vẫn nằm đâu đấy trong những người yêu và hiểu rõ hiện trạng văn học thiếu nhi nước nhà…
Xem thêm
Tác giả trẻ chinh phục cuộc thi Thơ Hay!
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn
Xem thêm
Thấy gì qua một chùm thơ Tết?
Bài viết của nhà văn Lê Thanh Huệ trên Diễn đàn Văn nghệ của Liên hiệp các Hội VHNT Việt nam
Xem thêm
Cảm xúc hoài hương trong thơ Quang Chuyền
Bài viết của nhà thơ Trần Khoái
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh với Dấu thời gian
Dấu thời gian là tập thơ thứ hai của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh. Ông hiện là Trưởng ban biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Thời báo VHNT tại Hải Phòng.
Xem thêm
Khúc biến tấu “Mặt nạ hương”
 Đọc thơ, như là phép hóa thân, tan chảy cảm xúc của mình cùng cảm xúc bài thơ. Người đọc lắng lòng theo con chữ, hòa điệu với nhịp điệu của ngôn từ. Tôi may mắn tìm thấy sự đồng điệu đầy hứng thú khi đọc thơ Nguyễn Thánh Ngã.
Xem thêm
Chỉ còn lại tháng Tư thiếu nữ | Thơ và lời bình
Thơ Mai Nam Thắng - Bình thơ: Phạm Đình Ân
Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm