TIN TỨC

Nhà văn Bùi Anh Tấn: Tinh thần nhà báo - đầu óc văn chương

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-11-16 10:01:19
mail facebook google pos stwis
1486 lượt xem

Nhân dịp Đại tá nhà văn Bùi Anh Tấn được giao thêm trọng trách mới, Văn chương Thành phố Hồ Chí Minh xin giới thiệu một bài báo về anh từ trang web Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh. Mời quý vị và các bạn cùng đọc.


Với hơn 30 năm cầm bút, gia tài Bùi Anh Tấn sở hữu hiện có hơn 20 tiểu thuyết về lịch sử - chiến tranh - tôn giáo và ngót nghét 100 tập phim truyền hình đã phát sóng.

Nhà văn - nhà báo - biên kịch Bùi Anh Tấn

Vừa là một nhà văn, một nhà báo nhưng anh Bùi Anh Tấn hoàn thành rất tốt công việc ở hai vai trò, và có rất nhiều thành tựu đặc biệt là ở mảng văn chương. Gia tài anh sở hữu hiện có hơn 20 tiểu thuyết về lịch sử - chiến tranh - tôn giáo và ngót nghét 100 tập phim truyền hình đã phát sóng.

Khán giả rất chờ đợi từng khách mời đến với chương trình sẽ mang đến những khoảnh khắc cuộc đời thú vị, và giá trị với thông điệp tích cực. Không biết khoảnh khắc nào anh muốn chia sẻ với khán giả?

Trong cuộc đời cầm bút của tôi cũng độ khoảng 30 năm rồi. Bây giờ viết văn, viết báo cũng xen lẫn nhau. Viết văn hay báo cũng đều là công việc cầm bút cả, tất nhiên cũng sẽ có những cái giao thoa lẫn nhau trong lĩnh vực chữ nghĩa, nhưng rồi có những cái sẽ tách biệt ra. 

Ví dụ nghề báo đòi hỏi sự nhanh nhạy và độ chính xác cao. Còn văn chương thì đòi hỏi "độ lùi" và sự lắng đọng hơn, có những nhà văn có thể viết những câu chuyện cách đây hàng nghìn năm, cũng có một số viết chuyện viễn tưởng đến trước chúng ta hàng trăm năm.

Phim điện ảnh "Thiên mệnh anh hùng" được chuyển thể từ
tiểu thuyết "Bức huyết thư" của Bùi Anh Tấn

Hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng nhà văn có thể thành nhà báo, ít có khi nào nhà báo sẽ thành nhà văn. Anh có suy nghĩ gì về điều này?

Điều này cũng khó giải thích. Công việc của báo chí sôi động hàng ngày, còn nhà văn thì trầm lắng. Đúng là nhà văn có thể viết báo được, nhưng ngược lại đúng là không phải nhà báo nào cũng có thể trở thành nhà văn. Đây là sự thật. 

Viết văn là một công việc tự nhiên do cảm xúc của bản thân dồn nén, dâng trào rồi thể hiện lên văn chương. Nếu bạn có tài, văn sẽ hay. Còn báo chí là công việc chuyên môn, đòi hỏi tính chuyên nghiệp rất cao, và cần cả quá trình học hành nữa. 

Tuy nhiên, theo tôi cả hai công việc có thể bổ trợ cho nhau, có lợi cho người viết ở độ chữ nghĩa - câu văn sẽ mềm mại hơn.

Bùi Anh Tấn làm tốt cả hai vai trò là nhà báo và nhà văn

Một người giữ hai vai trò như vậy, anh có bao giờ cảm thấy bị xung đột hay không? Chẳng hạn anh viết báo nhưng ngôn từ văn vẻ quá, còn viết văn thì mang sự sắc bén của báo chí?

Ngoài viết văn, viết báo, tôi còn viết về kịch bản phim. Thật ra, xung đột lớn nhất là giữa người viết kịch bản và người viết văn chương. Để cho lên một bộ phim chỉ cần lời thoại và hành động, phần còn lại nhờ vào đạo diễn, diễn viên... Trong khi đó, văn thì có sự lả lướt, sâu xa mà trên kịch bản không thể hiện được như thế. Vì vậy, bạn bè tôi viết kịch bản xong quay lại viết văn rất khó, lời văn sẽ bị "khô" đi, thậm chí là triệt tiêu đi. Điều này rất đáng sợ.

Thế nên tôi vẫn nhắc nhở bạn bè trong nghề là viết kịch bản phải cẩn thận. Nhà văn cũng cần những thực tế của cuộc sống, chứ không thể ngồi trong "tháp Ngà" rồi tưởng tượng để viết được. Chính công việc người làm báo xông vào thực tế để lấy tư liệu đã bồi đắp ngược lại cho nhà văn. Vấn đề là nhà văn biết vận dụng thế nào để có sự nhuần nhuyễn giữa hai thứ với nhau.

"Bảo kiếm và gia nhân" được xuất bản gần đây

Làm cả hai công việc như thế, khó khăn anh gặp phải là gì?

Khi viết báo, tôi luôn phải tự nhủ mình luôn tỉnh táo để giữ ngòi bút sắc bén của báo chí. Còn khi ngồi lên văn chương, tôi không thể "tỉnh" như thế được. Bởi vì câu văn quá "khô", quá lạnh lùng thì không còn là văn chương nữa.

Từ làm báo qua viết văn, anh đã trải qua khoảng thời gian thích nghi như thế nào?

Làm nhà báo được khoảng chục năm thì có thời gian tôi bị ngắt quãng vì lí do khách quan. Lúc đó buồn quá, nhớ chữ nghĩa quá mà lại không thể viết báo, tôi không biết thể hiện bằng gì nên thế là... viết văn thôi.

Tác phẩm đầu tiên được xuất bản của anh mang đề tài đồng tính. Đây là một nước đi táo bạo. Thậm chí để thỏa mãn niềm đam mê viết lách của mình thôi mà anh chọn một chủ đề gai góc. Vậy ở thời điểm đó người ta đón nhận như thế nào?

Ban đầu, tôi chạy đi 5 - 6 nhà xuất bản nhưng không ai chịu in. Thời gian đầu được in, sách còn bị cắt mất phần kết. Sau này, nhiều bạn đọc phàn nàn rất nhiều vì bị chỉnh sửa khác với ý định của tôi là cho nhân vật được lựa chọn. Nên những lần tái bản sau, khi xã hội Việt Nam đã có cái nhìn thoáng hơn, tôi đã đấu tranh để khôi phục cái kết ban đầu.

Tác phẩm xuất bản đầu tiên của Bùi Anh Tấn là một bước đi táo bạo

Từ nguyên nhân nào mà anh quyết định viết nó? Vì ở thời điểm 20 năm trước, có rất nhiều nhà báo viết về mảng văn hóa - đời sống nhưng lại hạn chế viết về đề tài "nhạy cảm" này.

Thực ra, các nhà báo viết về đồng tính tôi thấy đôi lúc cũng chỉ phản ánh bề nổi thôi, những bài báo đào sâu thì cũng có, nhưng để chạm đến mức độ văn chương thì tôi chưa thấy có thật sự. 

Dự định sắp tới của anh sẽ là gì?

Tôi đang có sẵn mấy đề tài trong máy rồi. Trước hết tôi phải hoàn thành cuốn tiểu thuyết lịch sử, và sẽ cố gắng trong năm 2020 sẽ ra mắt. Thành công không thì không thể trả lời được vì còn phải để độc giả đánh giá. Tôi sẽ cố gắng tìm một góc nhìn hay hay một tí.

Mỹ Linh (http://www.htv.com.vn/)

_________

P/s: Cuốn sách mới nhất của Bùi An Tấn là tiểu thuyết Hồi ức một sĩ quan tuỳ viên hiện đang in.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đan Thanh - nghệ sĩ kết nối thi ca và hội họa
Với hiểu biết khiêm tốn của một nhà giáo hâm mộ văn học nghệ thuật, tôi được biết thầy giáo - nhà văn Nguyễn Thanh. Thầy Nguyễn Thanh tên thật là Nguyễn Tấn Thành sinh ra tại xã Tân Quới, quận Bình Minh, Cần Thơ (nay thuộc Vĩnh Long). Khi làm văn nghệ, thầy Nguyễn Thanh còn dùng những bút danh khác để viết cho nhiều thể loại bài khác nhau : Thanh Huyền, Ngũ Lang, Đan Thanh, Phương Đình, Tương Như, Diễm Thi, Minh Khuê, Minh Văn, Lan Đình, Chàng Văn… Thầy tốt nghiệp Đại học Sư phạm - Cử nhân Văn khoa và đã qua 3 năm chưong trình Cao học Văn chương và Ngoại ngữ tại Đại học Văn khoa Sài Gòn (1975).
Xem thêm
Giao hưởng Điện Biên – thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
Chiến thắng Điện Biên là một chiến thắng vĩ đại của chúng ta “Lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu). Chiến thắng đó làm rạng danh nước Việt trên thế giới. “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thằng bay trên nóc hầm tướng Đờ cát, ngày 12 tháng 5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân : “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó Tố Hữu mới có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Điện Biên còn được các nhà thơ, nhà văn Việt Nam nhắc đến nhiều trong các bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Điện Biên cũng được nhắc đến trong các cuốn sách của đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh, nhà báo của ta và phương Tây.
Xem thêm
“Chia lửa” với chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 122, thứ năm 2-5-2024
Xem thêm
Nhà thơ lê Đình Hòa chỉ thấy hoa phượng trắng
Bài viết của Lê Thiếu Nhơn về nhà thơ khiếm thị Lê Đình Hòa ở Phú Yên
Xem thêm
Lãng tử trong đời, chí thú trong văn
Bài viết về nhà văn Nguyễn Hoàng Thu trên báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Trong màu xanh Vàm Cỏ
Nhà văn Hào Vũ, sinh năm 1950. Quê quán: An Hải, Hải Phòng. Dân tộc: Kinh. Hiện thường trú tại 6/3 Cư xá phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.
Xem thêm
Đỗ Thành Đồng và chuyển động đường thơ
Sau gần 15 năm đắm say đến điên cuồng với thi ca, nhà thơ Đỗ Thành Đồng, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã xuất bản 7 tập thơ.
Xem thêm
Chuyện tình khó quên của Trịnh Công Sơn
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn
Xem thêm
Nhà văn Di Li: Tôi bị hấp dẫn bởi người đàn ông nhân văn, tử tế
Tôi nghĩ rằng, là người văn minh thì phải chấp nhận sống chung với sự khác biệt, tuy nhiên, sự khác biệt đó nếu không tốt, muốn người ta thay đổi thì mình sẽ góp ý. Và cách góp ý của mình cũng khá hài hước nên người nghe không mấy khi khó chịu.
Xem thêm
Người tốt trại Vân Hồ
Nhà văn Trung Trung Đỉnh, Giải A cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn, 1998 – 2000) với tiểu thuyết Lạc rừng. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Xem thêm
Nhớ nhà báo Phú Bằng
Đọc bác Phú Bằng từ lâu, khi tôi còn trực tiếp cầm súng ở Trung đoàn 174 Sư đoàn 5 thời chống Mỹ. Lúc ấy bác Phạm Phú Bằng là phóng viên báo QĐND được tăng cường cho báo Quân Giải phóng Miền Nam.
Xem thêm
Nhà văn - dịch giả Trần Như Luận với tác phẩm “Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh - Mỹ kinh điển, lừng danh”
Tháng Sáu 2022, trên Báo Thanh Niên rồi Tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, nhà báo Hà Tùng Sơn và nhà phê bình văn học Vân Phi giới thiệu tác phẩm thứ 7 của nhà văn Trần Như Luận (TNL): tiểu thuyết Gương Mặt Loài Homo Sapiens. Trước đó, anh từng gây tiếng vang nhờ giá trị đáng kể của bộ tiểu thuyết Thầy Gotama và 8000 Đệ Tử dày tới 1.200 trang, trình làng năm 2014. Chúng tôi cũng biết tới cả trăm tác phẩm dịch của anh, cả thơ và truyện, xuất hiện trên các tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Văn nghệ Quân đội, Non Nước, Sông Hương, v.v… Xuân Giáp Thìn 2024, nhà văn ra mắt một “dịch phẩm” hoàn toàn mới: Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh – Mỹ kinh điển, lừng danh. Sách dày 320 trang, bìa bắt mắt. Sách được Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam thẩm định chất lượng và hỗ trợ kinh phí; NXB Hội Nhà văn cấp phép. Nhân một cuộc hẹn thú vị tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh, trong một quán cà phê tao nhã, không bỏ lỡ cơ hội, tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Xem thêm
Nhớ anh Mai Quốc Liên
Bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Nhà văn Trầm Hương: Sứ mạng nhà văn là đi tìm những ẩn số
Hàng chục năm nay, nhà văn Trầm Hương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM) vẫn âm thầm theo dấu chân những anh hùng, người lính, mẹ liệt sĩ… để tìm nhân vật cho những trang sách của mình. Chị ghi dấu ấn đậm nét trong dòng văn học cách mạng hiện nay.
Xem thêm