TIN TỨC

Những bông hoa tình yêu từ Maya

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
556 lượt xem

Ai cũng biết rằng Mayakovsky cả đời phải lòng đắm đuối Lilya Brik trong một “hình tam giác tình yêu” đầy éo le. Thế nhưng, “nàng thơ vĩnh cửu” đó đã không thể cản ông có những khoảnh khắc đầy lãng mạn ngoài luồng khác.

Số là, cuối những năm 20 của thế kỷ trước, Mayakovsky sang thủ đô Pháp để giới thiệu thơ mình. Tại đó, ông đã phải lòng một mỹ nữ người Nga tên là Tatyana Yakovleva. Người đã giới thiệu cho “giai tài, gái sắc” đến với nhau là Elsa Triolet, nữ văn sĩ, vợ của thi sĩ cộng sản Louis Aragon và cũng là em gái ruột của chính Lilya Brik.Sau này, trong hồi ký, Elsa Triolet đã giải thích một cách đơn giản là bà đã làm thế để Maya đỡ buồn chán khi ở xa Tổ quốc. Nhưng cũng có thể, Elsa làm vậy để Maya vì một tình yêu mới mà buông tha cho chị gái Lilya của mình chăng? Dù với động cơ gì thì chính Elsa ngày 25.10.1928 cũng đã mời cả Maya lẫn Tatyana Yakovleva tới tham dự buổi tiếp tân văn nghệ tại ngôi nhà của bà với Aragon. Và đây là lần đầu tiên đôi tình nhân tương lai được gặp nhau…

Ở thời điểm đó, Tatyana đã phải lưu vong tại Paris đến hai năm rồi. Như những người đương thời nhận xét, cô gái gốc Nga này có thể tác động đến bất cứ một bậc tu mi nào như thuốc gây nghiện. Cao ráo, chân dài, tóc vàng tự nhiên, với đôi mắt long lanh đầy biểu cảm, tới đâu, Tatyana cũng khiến thiên hạ phải tập trung mọi sự chú ý vào cô.

Nhà thơ Vladimir Mayakovsky (1893-1930)

Cô sinh tại Nga trong một gia đình quý tộc, được nhận một sự giáo dục hoàn hảo từ tấm bé, may mắn được toàn vẹn sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và đã sang Paris từ năm 1926 theo lời gọi của một người chú, một họa sĩ nổi tiếng ở Paris. Và ở Pháp, sau khi hồi phục thoát khỏi bệnh lao, Tatyana bắt đầu công việc của một người mẫu tại hãng của Christian Dior và chẳng bao lâu sau, “gương mặt bí ẩn của phượng hoàng Nga” đã xuất hiện ở khắp Paris trên các tấm pa nô quảng cáo.

Nhờ các mối quan hệ của chú mình, Tatyana đã mau chóng hội nhập được với giới thượng lưu. Trong số những người si mê cô có những tài danh nghệ thuật lừng lẫy… Thậm chí nhà thơ kiêm đạo diễn Jean Cocteau còn nhờ cô mới thoát khỏi nhà tù. Số là, một lần Cocteau đã bị Cảnh sát đạo đức bắt sau khi vào một phòng trọ cùng với nam diễn viên Jean Marais (hai người có mối quan hệ đồng tính). Khi hay tin Cocteau bị bắt, vốn là người hâm mộ tài danh này. Tatyana Yakovleva đã liền tới đồn cảnh sát, giận dữ yêu cầu phải ngay lập tức thả “người yêu” của cô, bị bắt giữ vì bị hiểu nhầm tai hại (!).

Trở lại với cuộc tiếp tân ở nhà của Elsa và Aragon. Khi Maya vừa nhìn thấy Tatyana Yakovleva, nhà thơ đã như “Từ Hải chết đứng”. Anh trở thành một đứa trẻ si tình.  Đến cuối buổi tiếp tân, lúc đó trời đã khuya lắm rồi, Maya xung phong tiễn cô gái về. Và chỉ rời cửa nhà Aragon chưa đầy năm phút, nhà thơ lớn đã quỳ gối xuống nền đường lát đá của thủ đô Paris và nói một thôi một hồi những lời tỏ tình với mỹ nhân. Hơn thế nữa, Maya còn van nài để xin Tatyana trở thành vợ anh và cùng anh về với Liên Xô…

Và thế là mỹ nhân 22 tuổi, với đôi chân dài miên man và mái tóc vàng lộng lẫy, cực kỳ nổi danh trong giới thượng lưu Pháp, đã luôn ở cạnh nhà thơ Xô Viết trong mọi việc khi Maya “du diễn” tại Pháp. Theo nhận xét của họa sĩ V.I. Shmakhayev, chỉ nhìn riêng về hình thể, hai người “đã là một cặp đôi lý tưởng”…

Maya vốn là người rất gắn với thế sự, thực tế, còn cô gái gốc Nga lại được trưởng thành trong tinh thần lãng mạn thuần khiết. Có lúc Tatyana đã cảm thấy mình không thể nào đồng cảm được với phong cách ào ạt sự đời của nhà thơ Xô Viết. Nhưng rồi tấm tình nồng nàn của Maya càng làm cô say mê… Còn về phần Maya, ở thời điểm đó, như chính lời nhà thơ thổ lộ với bạn bè, anh thực sự cần có một tình yêu lớn mới mẻ và chỉ có tình yêu lớn ấy mới có thể cứu rỗi tâm hồn thi sĩ đang trong cơn khủng hoảng tinh thần…

Tatyana Yakovleva (1906-1991)

Tuy nhiên, trước yêu cầu kết hôn và cùng trở về Liên Xô của Maya thì Tatyana Yakovleva lại phân vân. Và từ chối… Chỉ sau khi Maya một mình rời khỏi Pháp tháng 12.1928 trong tâm trạng đầy đau khổ, cô gái mới dần dà hiểu ra lý do khiến cô đã phải khước từ nhà thơ: bằng linh cảm của mình, cô sợ mình không thể quen được với một nước Nga Xô Viết và nhất là cô sợ khi trở về Tổ quốc, Maya lại “ngựa quen đường cũ” quay về với tình yêu khốn khó đã dành cho Lilya Brik… Ngày 24.12, Tatyana đã viết trong thư gửi cho mẹ mình: “Anh ấy thật khổng lồ cả về thể chất lẫn tinh thần, đến mức sau anh ấy gần như chỉ còn lại là sa mạc. Đó là người đầu tiên đã để lại được dấu tích trong lòng con…”.

Mối tình Paris đã giúp cho Maya viết bài thơ “Thư gửi Tatyana Yakovleva” chỉ một ngày sau khi hai người biết nhau. Sau này, Lilya Brik đã rất ghen với bài thơ này và đã ngăn cản để bài thơ không được công bố suốt một thời gian dài. Bởi lẽ, đó là bài thơ duy nhất mà Maya đã tặng cho một người phụ nữ không phải Lilya. Bài thơ kết thúc bằng những câu sau:

“Đàng nào anh một khi nào đó

Cũng chiếm được em thôi

Cùng với Paris hoặc không cùng với nó…”

Tatyana đã không để Maya “chiếm” được mình. Tuy vậy, chỉ vài ngày sau khi Maya rời khỏi Paris, mỹ nhân đã rất ngạc nhiên khi thấy người chuyển đồ mang một bó hoa tươi rất đẹp tới với lời nhắn: “Mayakovsky gửi tặng”. Và cũng từ đó, tuần nào cô cũng vài ba lần nhận được những bó hoa lộng lẫy với lời nhắn không bao giờ thay đổi: “Mayakovsky gửi tặng”.

Sau này, Tatyana mới biết rằng, Maya đã chuyển toàn bộ số tiền nhuận bút và “nhuận khẩu” nhận được trong chuyến “du diễn” tại Paris vào ngân hàng cho tài khoản của một công ty bán hoa nổi tiếng để tuần vài ba lần, họ gửi tới cho cô những bó hoa quý hiếm nhất có thể tìm được ở Paris. Hoa hồng, hoa chi tú cầu, các loại hoa lan, violet Parma, hoa tuy líp đen… Tất cả những bó hoa tuyệt vời này đều đã được gửi tới cho ý trung nhân của nhà thơ Nga vĩ đại…

Công ty hoa ở Paris đã thực hiện đơn đặt hàng rất chỉn chu. Dần dà chính Tatyana đã quen với ý nghĩ rằng, ở đâu đó xa xôi luôn có một người đàn ông yêu cô nhất mực và luôn tỏ tình với cô bằng một cách độc đáo đầy lãng mạn và cảm động. Thế rồi, chuyện dữ xảy ra: Maya đã tự sát ngày 14.4.1930! Khi hay tin, Tatyana cảm thấy như đất dưới chân cô vụn vỡ. Cô không biết mình phải sống tiếp ra sao và tự trách mình rằng, nếu cô ở bên cạnh nhà thơ tại nước Nga thì chắc anh đã không tự sát…

Tatyana đã rơi vào cơn khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Cô ở lỳ trong nhà. Và bỗng nhiên có tiếng gõ cửa. Và cô lại nhận được một bó hoa lộng lẫy với lời nhắn: “Mayakovsky gửi tặng”. Công ty hoa ở Paris không nhận được một dặn dò nào khác phòng khi người khách đặt hàng qua đời nên cứ thực hiện nhiệm vụ theo nếp cũ. Và những bó hoa vẫn được đều đặn gửi tới Tatyana ngay cả khi Maya không còn trên cõi đời này nữa…

Người ta nói, tình yêu có thể bất tử nếu đó là đích thực. Maya đã chứng mình điều này. Theo một số giai thoại, Taytyana đã đều đặn nhận được những bó hoa “Mayakovsky gửi tặng” trong suốt những năm 30, 40 của thế kỷ trước. Ngay cả khi bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai. Trong thành phố Paris bị quân phát xít Đức chiếm đóng, Tatyana đã không bị chết đói vì sau khi nhận được những bó hoa “Mayakovsky gửi tặng”, cô đã mang chúng ra bán ngoài phố để lấy tiền độ nhật… Những bó hoa “Mayakovsky gửi tặng” đã giúp người phụ nữ sống sót tới ngày hòa bình…

Cũng có thể điều này cũng chỉ là giai thoại nhưng rất muốn tin là, những bó hoa đó vẫn được gửi đến Tatyana Yakovleva cho tới nhiều năm sau này nữa. Có lẽ chỉ khi bà rời Paris sang sống ở bên Mỹ, nghi lễ tuyệt vời này mới không còn nữa… Tatyana Yakovleva đã qua đời ở tuổi 83, ngày 28.4.1991, tại Bang Connecticut, Hoa Kỳ.

Cho đến nay vẫn tồn tại rất nhiều giả thuyết về vụ tự sát của Maya. Có người bảo ông làm thế vì “bất đồng với chính thể”. Có người đề cập tới một sự khủng hoảng thi ca… Cũng có người bảo, ông thất tình (ở thời điểm đó, Maya đang phải lòng một cách tuyệt vọng nữ diễn viên Veronika Polonskaya)…

Tuy nhiên, trong nhật ký của Mikhail Yakovlevich Prezent (1898 – 1935), người sáng lập sáng lập ra Thư viện Chính phủ, hiện được giữ trong kho lưu trữ tại Điện Kremli, có đoạn ghi rằng, sáng sớm ngày 14.4.1930, Maya đã ra bưu điện gửi một bức điện tín tới một người tên là Tatyana Yakovleva: “Mayakovsky đã bắn súng tự sát”…

HỒNG THANH QUANG/VNCA

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Khát vọng Dế Mèn
Sự ra đời của Giải thưởng Dế Mèn cùng với phát ngôn của đại diện Hội Nhà văn Việt Nam đã chạm đến khát vọng lâu nay vẫn nằm đâu đấy trong những người yêu và hiểu rõ hiện trạng văn học thiếu nhi nước nhà…
Xem thêm
Tác giả trẻ chinh phục cuộc thi Thơ Hay!
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn
Xem thêm
Thấy gì qua một chùm thơ Tết?
Bài viết của nhà văn Lê Thanh Huệ trên Diễn đàn Văn nghệ của Liên hiệp các Hội VHNT Việt nam
Xem thêm
Cảm xúc hoài hương trong thơ Quang Chuyền
Bài viết của nhà thơ Trần Khoái
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh với Dấu thời gian
Dấu thời gian là tập thơ thứ hai của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh. Ông hiện là Trưởng ban biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Thời báo VHNT tại Hải Phòng.
Xem thêm
Khúc biến tấu “Mặt nạ hương”
 Đọc thơ, như là phép hóa thân, tan chảy cảm xúc của mình cùng cảm xúc bài thơ. Người đọc lắng lòng theo con chữ, hòa điệu với nhịp điệu của ngôn từ. Tôi may mắn tìm thấy sự đồng điệu đầy hứng thú khi đọc thơ Nguyễn Thánh Ngã.
Xem thêm
Chỉ còn lại tháng Tư thiếu nữ | Thơ và lời bình
Thơ Mai Nam Thắng - Bình thơ: Phạm Đình Ân
Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm