TIN TỨC
  • Chân dung & Phỏng vấn
  • Những câu chuyện giờ mới kể trong chặng đường làm phim của đạo diễn, nhà văn Đới Xuân Việt

Những câu chuyện giờ mới kể trong chặng đường làm phim của đạo diễn, nhà văn Đới Xuân Việt

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
708 lượt xem

LÊ HOÀNG ANH

1.  Anh có những tiểu thuyết “Anh chỉ có mình em”, “Đi qua vừng mặt trời”, “Hoa đỗ quyên nở muộn” đã được xuất bản. Xin anh cho biết điều gì khiến anh thôi thúc xây dựng những tác phẩm ấy? Tác phẩm nào làm anh tâm đắc nhất?

Đây là những tác phẩm đã được NXB Hội Nhà Văn và NXB Trẻ ấn hành năm 2019 và 2020. Nhưng không phải đến những năm này tôi mới viết các tác phẩm ấy. Chúng được xây dựng từ nhiều năm trước.
 

Đạo diễn, nhà văn Đới Xuân Việt

Các diễn viên Lê Công Tuấn Anh và Thu Hà trong phim “Anh chỉ có mình em”

“Anh chỉ có mình em” ra đời sau khi tôi vừa làm xong tác phẩm điện ảnh “Người đàn bà nghịch cát” (1989) với tư cách là Giám đốc sản xuất và đồng tác giả kịch bản phim (Viết chung với nhà biên kịch Đoàn Trúc Quỳnh). Từ cái mạch tình yêu đổ vỡ của tác phẩm “Người đàn bà nghịch cát”, tôi nghĩ đến bộ phim về tình yêu chung thủy của lứa đôi, dần dà hình thành nên tác phẩm “Anh chỉ có mình em”.

Sau khi bộ phim “Anh chỉ có mình em” hoàn thành (1992), trong một buổi họp báo, một nữ phóng viên báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh có hỏi: “Anh đã viết về những người lính đất Bắc tham gia cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc, anh có ý định viết về những người con Đất Phương Nam tham gia cuộc chiến tranh ấy không?”

Tôi đáp, “Tôi sẽ viết”. Đấy là lời hứa và ba năm sau tôi hoàn thành tác phẩm “Đi qua vừng mặt trời” tái hiện cuộc chiến đấu của quân giải phóng tại một cứ điểm phòng ngự của quân đội Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Khác với hai tác phẩm nêu trên được xây dựng trên sự hư cấu, không dựa vào một nguyên mẫu cụ thể nào, tác phẩm “Hoa đỗ quyên nở muộn” được xây dựng dựa trên một nguyên mẫu có thực ở ngoài đời. Tác phẩm này tiếp tục khai thác sự mất mát mà người dân đã phải chịu đựng trong các cuộc chiến tranh giữ nước.

Trong ba tác phẩm trên, tôi tâm đắc nhất “Anh chỉ có mình em”. Chuyện đề cập đến những mất mát do chiến tranh gây ra, có những thứ không thể tái tạo, không thể bù đắp được và để lại những di chứng rất nặng nề. Tôi đã khóc trên nhiều trang viết, thương cho số phận một con người, thương cho những khổ đau mà người đàn bà phải gánh chịu. “Hết chiến tranh rồi, sao không thấy anh về, anh ơi!”

2. Tác phẩm “Anh chỉ có mình em” có một giai đoạn lý thú về sự ra đời của tác phẩm. Xin anh cho biết sơ qua về giai đoạn ấy?

“Anh chỉ có mình em” nguyên bản có tên là “Bay qua ngọn đa”. Tên của tác phẩm như muốn gửi đến mọi người rằng nỗi mất mát, khổ đau của cuộc chiến không chỉ là nỗi đau của một con người, của một làng quê mà nó đã vượt qua lũy tre làng thành nỗi đau của một dân tộc. Một ngày, bỗng có một ý tưởng lóe lên trong đầu: Có một người đàn bà nhìn con vịt trời đậu trên ngọn cây đa, tưởng đấy là đứa con của mình hóa thành nên đã vỗ vào thân cây kêu lên “Con ơi!”. Con vịt trời dường như chỉ đợi có vậy liền vỗ cánh bay lên, lượn vòng trên đầu mọi người, cất tiếng kêu càng cạc. Tiếng kêu bay khắp làng, khắp cánh đồng xa. Rồi người đàn bà nhìn theo cánh chim bay, hai cánh tay chấp chới “Con ơi!”.

Tiếng gọi ấy từ lòng người mẹ hẳn vang tới cõi không cùng…

Trên cơ sở cái ý tưởng ấy, tôi đã xây dựng tác phẩm “Anh chỉ có mình em” mô tả về các di chứng của chiến tranh đã để lại trong cuộc sống, vừa dai dẳng vừa không thể bù đắp được.

Có lẽ thích cái ý tưởng ấy mà một đạo diễn người Mỹ đã có văn bản gửi Bộ Ngoại Giao Việt Nam xin được thực hiện bộ phim này. Bộ Ngoại Giao đã gửi lại văn bản này cho Bộ Công An xem xét. Cục bảo vệ An ninh văn hóa và nội bộ - Bộ Công An (Trước là A25, nay là A03) đã cử hai cán bộ đến gặp tôi để xác minh, hỏi tôi có đồng ý không. Lúc ấy, tác phẩm đã được dàn dựng để quay phim, Đoàn làm phim đã hoàn thành giai đoạn chuẩn bị, đã chọn cảnh, chọn diễn viên và ký Hợp đồng với các cơ quan phát hành. Dẫu biết nếu để người Mỹ thực hiện tác phẩm này thì tác phẩm sẽ đi rất xa, và tiền nhuận bút chắc cũng đủ để cho tôi có một cuộc sống dư dả. Nhưng tôi từ chối. Tôi không nỡ bỏ Đoàn làm phim, thất hứa với diễn viên Lê Công Tuấn Anh tôi đã mời từ TP. Hồ Chí Minh ra Bắc và nhiều diễn viên khác.

3. Khi tác phẩm điện ảnh “Anh chỉ có mình em” ra đời ở trong nước đã được đón nhận như thế nào? Anh có hối tiếc gì không khi từ chối không làm phim với người Mỹ?

Sau khi hoàn thành bộ phim “Anh chỉ có mình em” được Cục điện ảnh - Bộ Văn hóa - Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cho phát hành rộng rãi. Đồng chí Đào Duy Tùng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư; đồng chí Nguyễn Đức Bình nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, phụ trách Văn hóa - Tư tưởng; đồng chí Hà Đăng nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, trưởng ban Văn hóa - Tư tưởng Trung ương (Nay là Ban Tuyên Giáo)… đã xem bộ phim này tại Hãng phim truyện Việt Nam. Sau khi xem xong, nhận thấy đây là bộ phim hay, có nội dung tốt, đồng chí Đào Duy Tùng có yêu cầu đồng chí Nguyễn Đức Bình làm việc với Bộ Văn hóa - Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) để tài trợ thích đáng cho bộ phim này. Đồng thời có chỉ thị cho chiếu rộng rãi bộ phim trên toàn quốc.

Bộ phim được khán giả cả nước nồng nhiệt đón nhận. Theo báo cáo của FaFilm Việt Nam gửi Ban văn hóa tư tưởng trung ương doanh thu của bộ phim rất khá và lời 5.000.000đ (Năm triệu đồng). Lúc ấy, phim làm về đề tài nông thôn mà thu được lời là rất hiếm. Đến nay trên Youtube, bộ phim vẫn được người xem nồng nhiệt truy cập.

Đã có gần 50 bài báo trong cả nước viết cổ vũ cho bộ phim này. Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10, bộ phim được trao giải Bông Sen Bạc, Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trao giải “ Đã thể hiện thành công chính sách hậu phương Quân đội và hình tượng người lính trở về”. Bộ phim còn được Bộ quốc phòng trao giải Khá trong đợt xét thưởng các tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí về đề tài LLVT và CTCM giai đoạn 1989 - 1994; được Hội Điện ảnh Việt Nam trao giải Khuyến khích. “Anh chỉ có mình em” là một trong số ít bộ phim Việt Nam được Viện phim Hà Lan mua để lưu trữ.

Chừng ấy kết quả đạt được đã làm tôi cảm thấy rất hạnh phúc.

4. Tác phẩm điện ảnh “Anh chỉ có mình em” mà kịch bản văn học của nó được một đạo diễn người Mỹ muốn thực hiện thành phim; được Viện phim Hà Lan mua để lưu trữ và sau gần 30 năm vẫn được người xem hào hứng đón nhận trên Youtube. Điều ấy đáng để cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Anh dự định trong thời gian tới có những sáng tác về văn học và điện ảnh lôi cuốn được khán giả như những tác phẩm anh từng thực hiện?

Sáng tác nghệ thuật là một công việc đòi hỏi lao động nghiêm túc và có trách nhiệm. Tôi sẽ nỗ lực hết sức cho những đứa con tinh thần của mình nhưng thực hiện được một tác phẩm Văn học, Điện ảnh có giá trị tư tưởng, nghệ thuật được công chúng đón nhận là công việc không hề đơn giản, không phải muốn là được.

Sắp tới tôi dự định bổ sung, chỉnh sửa tác phẩm “Người đàn bà nghịch cát” (đã được dựng thành phim và được trao bằng khen của BGK; diễn viên Minh Châu được trao giải diễn viên xuất sắc tại LHP Việt Nam lần thứ 09); chỉnh sửa tác phẩm “Truyền Thuyết Nàng Tuyệt Vời”, một truyện thơ tôi viết từ năm 1972. Tôi cũng dự định viết một vài truyện ngắn về những Xuân Tóc Đỏ thời @...

Về Điện ảnh, tôi đang chuyển thể Tiểu thuyết “Hoa Đỗ Quyên nở muộn” thành kịch bản phim truyện điện ảnh để làm phim. Đây là tác phẩm về số phận ba chìm bảy nổi của một cựu chiến binh - một lão nông, sống sau lũy tre làng lên voi, xuống chó và bị số phận xô đẩy ra rìa cuộc sống. Nhưng bằng nghị lực và sự kiên trì, ông đã xây dựng lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Về khía cạnh nào đó, tác phẩm còn cho thấy cuộc đời họa phúc khôn lường…

TP. HCM, ngày 16 tháng 02 năm 2021

Bài viết liên quan

Xem thêm
Giao hưởng Điện Biên – thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
Chiến thắng Điện Biên là một chiến thắng vĩ đại của chúng ta “Lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu). Chiến thắng đó làm rạng danh nước Việt trên thế giới. “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thằng bay trên nóc hầm tướng Đờ cát, ngày 12 tháng 5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân : “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó Tố Hữu mới có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Điện Biên còn được các nhà thơ, nhà văn Việt Nam nhắc đến nhiều trong các bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Điện Biên cũng được nhắc đến trong các cuốn sách của đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh, nhà báo của ta và phương Tây.
Xem thêm
“Chia lửa” với chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 122, thứ năm 2-5-2024
Xem thêm
Nhà thơ lê Đình Hòa chỉ thấy hoa phượng trắng
Bài viết của Lê Thiếu Nhơn về nhà thơ khiếm thị Lê Đình Hòa ở Phú Yên
Xem thêm
Lãng tử trong đời, chí thú trong văn
Bài viết về nhà văn Nguyễn Hoàng Thu trên báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Trong màu xanh Vàm Cỏ
Nhà văn Hào Vũ, sinh năm 1950. Quê quán: An Hải, Hải Phòng. Dân tộc: Kinh. Hiện thường trú tại 6/3 Cư xá phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.
Xem thêm
Đỗ Thành Đồng và chuyển động đường thơ
Sau gần 15 năm đắm say đến điên cuồng với thi ca, nhà thơ Đỗ Thành Đồng, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã xuất bản 7 tập thơ.
Xem thêm
Chuyện tình khó quên của Trịnh Công Sơn
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn
Xem thêm
Nhà văn Di Li: Tôi bị hấp dẫn bởi người đàn ông nhân văn, tử tế
Tôi nghĩ rằng, là người văn minh thì phải chấp nhận sống chung với sự khác biệt, tuy nhiên, sự khác biệt đó nếu không tốt, muốn người ta thay đổi thì mình sẽ góp ý. Và cách góp ý của mình cũng khá hài hước nên người nghe không mấy khi khó chịu.
Xem thêm
Người tốt trại Vân Hồ
Nhà văn Trung Trung Đỉnh, Giải A cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn, 1998 – 2000) với tiểu thuyết Lạc rừng. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Xem thêm
Nhớ nhà báo Phú Bằng
Đọc bác Phú Bằng từ lâu, khi tôi còn trực tiếp cầm súng ở Trung đoàn 174 Sư đoàn 5 thời chống Mỹ. Lúc ấy bác Phạm Phú Bằng là phóng viên báo QĐND được tăng cường cho báo Quân Giải phóng Miền Nam.
Xem thêm
Nhà văn - dịch giả Trần Như Luận với tác phẩm “Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh - Mỹ kinh điển, lừng danh”
Tháng Sáu 2022, trên Báo Thanh Niên rồi Tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, nhà báo Hà Tùng Sơn và nhà phê bình văn học Vân Phi giới thiệu tác phẩm thứ 7 của nhà văn Trần Như Luận (TNL): tiểu thuyết Gương Mặt Loài Homo Sapiens. Trước đó, anh từng gây tiếng vang nhờ giá trị đáng kể của bộ tiểu thuyết Thầy Gotama và 8000 Đệ Tử dày tới 1.200 trang, trình làng năm 2014. Chúng tôi cũng biết tới cả trăm tác phẩm dịch của anh, cả thơ và truyện, xuất hiện trên các tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Văn nghệ Quân đội, Non Nước, Sông Hương, v.v… Xuân Giáp Thìn 2024, nhà văn ra mắt một “dịch phẩm” hoàn toàn mới: Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh – Mỹ kinh điển, lừng danh. Sách dày 320 trang, bìa bắt mắt. Sách được Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam thẩm định chất lượng và hỗ trợ kinh phí; NXB Hội Nhà văn cấp phép. Nhân một cuộc hẹn thú vị tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh, trong một quán cà phê tao nhã, không bỏ lỡ cơ hội, tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Xem thêm
Nhớ anh Mai Quốc Liên
Bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Nhà văn Trầm Hương: Sứ mạng nhà văn là đi tìm những ẩn số
Hàng chục năm nay, nhà văn Trầm Hương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM) vẫn âm thầm theo dấu chân những anh hùng, người lính, mẹ liệt sĩ… để tìm nhân vật cho những trang sách của mình. Chị ghi dấu ấn đậm nét trong dòng văn học cách mạng hiện nay.
Xem thêm