TIN TỨC

Quốc học Huế - Điểm đến không nên bỏ lỡ ở vùng đất cố đô

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-09-14 23:48:43
mail facebook google pos stwis
871 lượt xem

Có lẽ khi nhắc đến xứ Huế mộng mơ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một thành phố di sản, mang đậm dấu ấn lịch sử với nhiều công trình cổ kính. Những địa điểm khiến người ta hoài niệm về một thời huy hoàng xưa kia nhiều vô kể. Trong đó Quốc học Huế là điểm đến nổi bật mang lại ấn tượng sâu sắc đối với nhiều người dân nơi đây cũng như du khách từ phương xa đến thăm.

 

Chiếc cổng mang nét đẹp đặc trưng của thiết kế Á Đông  (Ảnh: Tường Vi)

 

Hình ảnh đầu tiên chào đón du khách là cổng trường cùng bờ tường đỏ sẫm bên cạnh những hàng cây rậm rạp. Kiến trúc hài hòa kết hợp giữa Pháp và Á Đông đã hớp hồn nhiều người bởi sự cổ kính xen lẫn nét hiện đại. 

Trường Quốc Học được thành lập theo dụ ngày 17 tháng 09 năm Thành Thái thứ 8 (23/10/1896) và Nghị định ngày 18/11/1896 của Phủ Toàn quyền Đông Dương. Quốc Học là trường trung học đệ nhất cấp đầu tiên ở Huế, được xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất. Mới đầu trường có tên là Pháp tự Quốc học Trường môn với cấp bậc tiểu học chuyên giảng dạy tiếng Pháp, ngoài ra còn có thêm chữ Quốc ngữ, chữ Nho. Trường đã trải qua nhiều lần đổi tên từ trường Quốc học (1896 - 1936), trường Trung học Khải Định (1936 - 1954), trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955 - 1956).

Vào năm 1956 - nhân kỷ niệm 60 năm thành lập, trường đã được đổi về tên cũ là trường Quốc Học. Đến đầu thế kỷ 20, trường được xây dựng lại kiên cố theo lối kiến trúc Pháp cổ điển nhưng vẫn giữ được nét Á Đông bởi họa tiết trang trí cùng màu gạch đỏ sẫm đặc trưng. Có thể nói đây là một trong những ngôi trường cổ nhất nhì Việt Nam. Tuy nhiên cổ nhưng không hề cũ.

Trường Quốc học nằm trên một khuôn viên rộng giữa bốn con phố, hướng chính quay ra đường Lê Lợi, cạnh dòng sông Hương thơ mộng. Công trình có bố cục phân tán với nhiều toà nhà, xen lẫn với vườn cây xanh. Các khu nhà nối nhau bằng lối đi có mái che với hàng cột đỡ thường thấy ở các công trình Pháp xây tại Việt Nam. Khuôn viên sân trường có nhiều cây cổ thụ rợp bóng, tạo không khí mát mẻ.

 

Khung cảnh thơ mộng, rợp bóng cây trong sân trường

Trường Quốc học Huế vừa là địa điểm giảng dạy học tập, vừa là di tích tham quan dành cho du khách. Đây là một trong những di tích nằm trong hệ thống di tích và điểm di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người ở Thừa Thiên Huế. Di tích Trường Quốc Học được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 26/3/1990, được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích cấp Quốc gia đặc biệt vào ngày 31/12/2020.

Nhiều năm qua, trường Quốc Học Huế luôn là cái tên dẫn đầu trong phong trào dạy tốt học tốt của tỉnh và cả nước. Đây là cái nôi bồi dưỡng, đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành), đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng bí thư Trần Phú, tổng bí thư Hà Huy Tập, thủ tướng Phạm Văn Đồng,...đều có thời gian học tập tại mái trường này. Tiếp nối truyền thống hiếu học của cha ông, thế hệ trẻ hôm nay luôn cố gắng học tập, rèn luyện và đã đạt được nhiều thành tích nổi bật tại các cuộc thi trong nước và quốc tế.

 

Trường Quốc học Huế - nơi giác ngộ tinh thần yêu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành

 

Trong hành trình khám phá vùng đất cố đô, Tường Vi (học sinh THPT tại TP.HCM) chia sẻ: " Em đã đến Quốc Học Huế và Tử Cấm Thành. Em đặc biệt ấn tượng với trường Quốc Học. Bởi đây là một ngôi trường rất hoài cổ, như một lâu đài. Đặc biệt là còn từng là nơi mà Bác Hồ đã theo học."

 

"Quốc Học trường ta, Quốc Học ơi!

Thầy xưa bạn cũ nhớ xuyên đời,

Thầy xưa từng gợi lòng yêu nước,

Bạn cũ thân tình biết mấy mươi."

 

Những câu thơ của nhà thơ Huy Cận phần nào thể hiện nỗi niềm đối với ngôi trường thân yêu từng gắn bó. Thật đúng là "Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn". Các thế hệ học sinh vào rồi lại ra hết khóa này đến khóa khác nhưng cảm xúc mỗi khi trở lại hoặc nhớ về trường vẫn vẹn nguyên. Ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai, Quốc học Huế luôn là niềm hãnh diện trong lòng mỗi người con xứ Huế nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

 

Mạc Tường Vi 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lễ ký kết bản quyền Tủ sách Văn hoá Việt xuất bản sang tiếng Trung
Sáng ngày 20/5/2024, tại Đường sách TP.HCM, đã diễn ra Lễ ký kết bản quyền Tủ sách Văn hoá Việt do Chibooks xuất bản với Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây (Trung Quốc). Đây là sự kiện qua trọng đánh dấu bước tiến mới trong việc giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, góp phần đưa văn học Việt Nam đến gần hơn với bạn đọc quốc tế.
Xem thêm
Dịch giả Lệ Chi - sứ giả đưa văn học Việt Nam ra thế giới
Sau 15 năm làm sách, dịch giả Nguyễn Lệ Chi bắt đầu đưa một số tác phẩm văn học Việt Nam xuất sắc giới thiệu tới đông đảo bạn đọc Trung Quốc.
Xem thêm
Vĩnh biệt Thầy thuốc Nhân dân, GSTS, nhà thơ Nguyễn Huy Dung
Thầy thuốc Nhân dân, Giáo sư Tiến sĩ, Nhà Thơ Nguyễn Huy Dung, 77 năm tuổi đảng, vừa qua đời lúc 16g ngày 10 tháng 5 năm 2024
Xem thêm
Tọa đàm và bế mạc Trại sáng tác văn học năm 2024 tại Phú Yên
Ngày 10/5, tại TP Tuy Hòa, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay”, với sự tham gia của 30 nhà văn, nhà thơ đến từ TP Hồ Chí Minh và một số văn nghệ sĩ ở xứ “hoa vàng cỏ xanh”.
Xem thêm
Hình ảnh tổng hợp lễ khai mạc Trại viết Phú Yên 2024
Những ngày đầu tại Trại viết văn Phú Yên 2024.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhà văn Trương Thị Thanh Hiền
Do bị bạo bệnh trong thời gian dài, Nhà văn Trương Thị Thanh Hiền đã qua đời vào ngày 5 tháng 5 năm 2024 (nhằm ngày 27 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng dương 55 tuổi.
Xem thêm
Sau HIFF, TP.HCM cần cơ chế thật thoáng để điện ảnh cất cánh
Từ ngày 6 đến 13-4, Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) lần đầu tiên diễn ra. Tọa đàm quốc tế về phát triển điện ảnh tại TP.HCM với sự tham dự của đại sứ Mỹ, tổng lãnh sự Pháp, các nhà điện ảnh quốc tế và trong nước... rất được chú ý.
Xem thêm
Mạc Uyên Linh ra mắt tập thơ Ta như thác lũ mưa nguồn
Sáng ngày ngày 14 tháng 4 năm 2024, tại cà phê Đà Lạt Phố, số 153 đường Huỳnh Mẫn Đạt, P8, Quận 5, TPHCM, nhà thơ Mạc Uyên Linh sẽ ra mắt tập thơ “Ta như thác lũ mưa nguồn”. Đây là tập thơ thứ 7 của anh trong suốt quá trình sáng tác.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Văn Hồng làm phong phú thêm dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam
Sáng nay, 12/4/2014, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức Tọa đàm về tác phẩm của Đại tá Nhà văn Nguyễn Văn Hồng, nhân dịp ông chuẩn bị sang tuổi bát tuần.
Xem thêm
Tạp chí Văn nghệ TP. HCM công bố kết quả cuộc thi “Thơ hay năm 2023”
Tạp chí Văn Nghệ TP.HCM vừa công bố kết quả cuộc thi Thơ hay năm 2023. Tác giả trẻ Nhiên Đăng đoạt giải nhất với chùm thơ “Đảnh lễ mùa màng”, “Nằm mơ giữa ngày”, “Ngả lưng vào ghế”.
Xem thêm
Thông báo gia hạn thời gian nộp tác phẩm dự thi chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh - 50 năm tự hào bản anh hùng ca”
Ngày 25 tháng 3 năm 2024, Ban tổ chức cuộc vận động vừa có thông báo gia hạn thời gian nộp tác phẩm dự thi đến 30/6/2024, thay vì 30/4/2024. Xin được đăng toàn bộ nội dung thông báo để quý vị và các bạn cùng biết.
Xem thêm
Thương tiếc nhà thơ Lê Thanh (tức Lê Thanh Hùng)
Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Hương Tràm - Chùm thơ dự thi
Con có vềnhư giọt nắng mùa khônhư đám lửa ngày đốt đồng xưa ấythiêu rạ rơm sưởi gian nhà trống trảikhói bồng bềnh, khắc khoải dáng hoàng hôn
Xem thêm