TIN TỨC

Xuân Trường ly này tôi cạn trời xanh…

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
385 lượt xem

NGUYỄN THANH MỪNG

Hồi Xuân Trường còn trên “phố núi cao phố núi mờ sương”, anh hay gửi tác phẩm cho Văn nghệ Bình Định và thỉnh thoảng ghé Quy Nhơn, đặc biệt là trong các dịp Nguyên Tiêu. Tôi lặng lẽ cảm mến một nhà thơ ít nói, nụ cười hiền ẩn chứa những trầm tích của thời gian, lúc như vô vi lúc thì kiêu bạc. Sự chân tình với bè bạn và với một tình yêu thơ ca vô bờ bến trong anh đã kết nối bước chân lãng du với những miền đất, những tâm hồn, không to tiếng cao giọng, chỉ rủ rỉ rù rì, mây trôi gió thoảng, nhưng khi kết nối lại thì không ít thấm thía, vang vọng.

Trong vật đổi sao dời, tình cảm bạn bè cũng như niềm say mê của nhà thơ ngày nào vẫn còn nguyên vẹn. Giữa cái mạch tiếp nối của truyền thống “Chùm thương nhớ” (1999), Tím xưa (2000), “Không gian em” (2005), “Nắng trầm tư” (2008), một hôm tôi gặp một Xuân Trường thi sĩ quen thuộc trong mới lạ, mới lạ trong quen thuộc. Cảm giác đó ùa về khi chàng thi sĩ đến định cư ở Sài Gòn, để lại sau lưng các thành phố miền Trung và cao nguyên với tuổi trẻ dãi dầu, xa cách nhiều năm, bỗng một hôm gửi tặng tôi tập thơ “Chiếc cằm nũng đôi” mới in chưa ráo mực.

Tôi chú ý đến một giọng điệu khói sương trong thơ Xuân Trường, nửa ở thực tại nửa ở hư ảo: “Con sông xưa vẫn lặng thầm- Đôi bờ hưng phế dịu đằm vào nhau”; “Dang tay vớt nửa câu thề- Bẻ đôi từ lúc ngõ về không em”; “Phố nghiêng mắt ướt hoa đèn- Lang thang ta nhặt hờn ghen một thời”; “Tiếng đàn tài tử chia hai- Nửa cầm chân khách nửa cài ngực tôi”… Thơ cũng như ca dao Việt Nam, có nhiều bài ẩn giấu một cốt truyện bên trong, ví như: “Nàng nói với ta nàng hãy còn son- Ta đi qua ngõ thấy con mình bò- Con mình những trấu cùng tro- Ta đi gánh nước tắm cho con mình”. Xuân Trường trong lục bát dài “Chiếc cằm nũng đôi” đã viết một thiên tình sử, pha chút bi hài trong giọng điệu trữ tình dùng dằng, khi có, khi không, khi mất, khi còn: “Thoáng gì trong mắt xa xăm- Câu thơ bối rối chiếc cằm nũng đôi”. Ở gương mặt mỹ nhân, đôi mắt lá răm, chiếc răng khểnh, lúm đồng tiền cũng thành “vực thẳm ái tình”, nó chôn giấu bao nhiêu bí ẩn mà thi sĩ của muôn đời đắm đuối, và con thuyền tình Xuân Trường đã rơi đúng “chiếc cằm nũng đôi”!

Cái gốc “đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm” của anh, trong bóng dáng người cha đã khuất: “Lưỡi cày rốc đất ruộng trưa- Dấu chân sót lại đồng xưa ướt nhòa”, có người mẹ hiền hy sinh tần tảo: “Với lời trăng bến gió sông- Bảy lăm năm ấy cô phòng một tiên”; có cả mối tình hoa niên: “Cắn tay em bảo xưa rồi- Thôi đừng nhắc nữa kẻo đời nôn na”… Xuân Trường đã gói theo hành trang xa xứ, nén chặt trong trái tim để mỗi lúc mềm lòng thì ngồi tư lự với những vần thơ sông dài biển rộng. Anh đi nhiều, hít thở thật sâu hương vị sẻ chia của cõi người nhất là những lúc giông tố của đời, với sự hồn nhiên của một lòng thơ chân chất và cả sự lịch lãm của con người hào hoa. Ký ức lịch sử văn hóa, đôi lúc đã đọng lại trong hơi thở ấy: “Ngàn năm mấy nỗi Đồ Bàn- Dấu chân huyền sử hoang tàn phế đô- Gió ngồi chẻ nắng hư vô- Cõi người cõi tháp lắng mờ trong nhau”. Trong cái cõi tháp ấy, một cơn say, anh đã gặp bóng dáng Huyền Trân: “Từ cõi ngàn thu ta trở lại- Dặn dò con cháu chút vậy thôi- Lòng vẫn cong theo hình Tổ quốc- Vòng tay hải đảo mấy nghìn đời”.

Trở lại Đà Nẵng, Pleiku, hay vào Nam Bộ, ra Bắc Hà, Xuân Trường vẫn giữ nguyên phong thái đa cảm đa mang cố hữu. Về Quy Nhơn đất cũ, anh tung mây bạt gió với bạn bè trong cốc rượu Bàu Đá, trên ngọn cỏ phiêu bồng xa xưa, cái ngọn cỏ mà nhà thơ lẫy lừng Hàn Mặc Tử đã: “Đo từ ngọn cỏ tới cung trăng- Những sợi hào quang vạn thước vàng”. Một Quy Nhơn đa mang của Xuân Trường: “Em ngày xưa một câu gì- Cho tôi dại đến xuân thì đảo điên”. Một Đà Nẵng đa mang của Xuân Trường: “Đà Thành giờ thênh thang ghê- Chỉ riêng mưa bão không hề đổi thay”. Một Huế đa mang của Xuân Trường: “Tay em thưa nhặt sênh tiền- Áo khuya cợt gió lật viền bão giông”. Một Vĩnh Long đa mang của Xuân Trường: “Câu thơ gãy nửa nhịp rồi- Mà còn nghe gió cứ ngồi đếm hương”. Một Hà Nội: “Chiều mồ côi con gái phía Tây Hồ…”. Và một Thái Nguyên, một Đà Lạt, một Nha Trang, một Phan Thiết, một một Tây An, Kông chro…ở đâu Xuân Trường cũng giãi lòng ra trăng với nước với đất, với người, với thực tại và với mộng mơ, rót trong chén rượu lang bạt kỳ hồ, rót xuống môi người những nợ duyên không kỳ hạn. Và anh tự đúc kết: “Ngoài đời lang bạt gió mưa- Hôn nhân mỏng mảnh ta thừa ngoài em”. Ở góc độ này, nói rằng Xuân Trường giống như một tín đồ của quan niệm thơ ca Hàn Mặc Tử- nhà thơ mà Xuân Trường hết sức trọng vọng, kính tín, thường lên đồi Thi Nhân thắp hương- quả cũng không ngoa: “Trừ hai loài trọng vọng là “thiên thần” và “loài người”, Đức Chúa Trời phải cho ra đời một loài thứ ba nữa: “loài thi sĩ”! Loài này là những bông hoa rất quí và rất hiếm, sinh ra đời với một sứ mạng rất thiêng liêng: Phải biết tận hưởng những công trình châu báu của Đức Chúa Trời đã gây nên, ca ngợi quyền phép của Người, và trút vào linh hồn người ta những nguồn khoái lạc đê mê, nhưng rất thơm tho tinh sạch”.

Trong số kiếp của “loài thi sĩ”, xế chiều nhìn lại, Xuân Trường thao thiết: “Hết rồi chen lấn người ta- Bao nhiêu nước chảy đã qua kiếp người”; “Bánh xe quay tít thơ sầu- Tiếng con bìm bịp bắt đầu gom sương”…  Những ký tự đắm đuối của người phiêu lãng, nông sâu gửi theo non nước, cùng gió thổi mây bay, như những sợi vô thường. Tôi chưa nói hết những gì cần nói, chỉ cơ hồ chạm khẽ vào sợi tơ ấy, ngân rung cùng những nỗi niềm thơ Xuân Trường ấp ủ và tự bạch. Ở đó, tôi gặp lại một người quen biết cũ trong bóng dáng hư ảo và đượm đà: “Ly này tôi cạn trời xanh- Sóng xưa vỗ phía biên thành ngàn năm- Đắm hồn đáy nước xa xăm- Nắng nghiêng cổ tích lá răm mắt chiều”.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Cảm xúc hoài hương trong thơ Quang Chuyền
Bài viết của nhà thơ Trần Khoái
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh với Dấu thời gian
Dấu thời gian là tập thơ thứ hai của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh. Ông hiện là Trưởng ban biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Thời báo VHNT tại Hải Phòng.
Xem thêm
Khúc biến tấu “Mặt nạ hương”
 Đọc thơ, như là phép hóa thân, tan chảy cảm xúc của mình cùng cảm xúc bài thơ. Người đọc lắng lòng theo con chữ, hòa điệu với nhịp điệu của ngôn từ. Tôi may mắn tìm thấy sự đồng điệu đầy hứng thú khi đọc thơ Nguyễn Thánh Ngã.
Xem thêm
Chỉ còn lại tháng Tư thiếu nữ | Thơ và lời bình
Thơ Mai Nam Thắng - Bình thơ: Phạm Đình Ân
Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm