TIN TỨC

Đọc Cha tôi – nhà thơ Nguyễn Bính của Nguyễn Bính Hồng Cầu

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-02-18 12:39:46
mail facebook google pos stwis
2508 lượt xem

 PGSTS. VÕ VĂN NHƠN

Ở trang 62 của tập ký sự nhân vật Cha tôi – Nhà thơ Nguyễn Bính này, nhà văn Nguyễn Bính Hồng Cầu có nói về nỗi bất hạnh chung của những người con của nhà thơ Nguyễn Bính, đó là “không một đứa con nào trong chúng tôi được sống gần gũi với cha mình quá ngàn ngày, cũng không một đứa con nào đủ trí khôn để lưu lại hình hài vóc dáng cha mình trong ký ức”. Có lẽ vì thế mà chị luôn đau đáu nghĩ về nguồn cội, lúc nào cũng muốn khắc họa một chân dung hoàn chỉnh cho cha mình.

Nguyễn Bính là một nhà thơ gắn liền với rất nhiều giai thoại, ông cũng là một nhà thơ lang bạt vào bậc nhất của Việt Nam. Đi đến nơi nào như cũng thấy dấu chân của ông, miền Bắc thì đã đành rồi, những chuyền giang hồ vặt cùng Đỗ Đức Thu, Thế Lữ, Tô Hoài, Lê Trọng Quỹ; những lần đi hát cô đầu cùng với Chu Ngọc, Vũ Trọng Can; những ngày phiêu du ở Hải Phòng, dẫn đến việc thành lập ban kịch Thăng Long cùng với Chu Ngọc, Vũ Hoàng Chương; rồi đất thần kinh với “giời mưa ở Huế sao buồn thế”. Sài Gòn, Mỹ Tho, Rạch Giá, cả Hà Tiên xa xôi cũng đều dấu vết của ông.

Tập ký sự  đã ghi lại nhiều giai thoại rất lý thú về tài thơ của Nguyễn Bính, từ lúc còn tuổi thiếu niên, như việc bày trò phụ đồng tiên để thay lời tiên cho thơ mọi người, giúp được nhiều việc tốt cho làng xóm, cho đến những buổi họa thơ nhanh nhẹn, thông minh với bạn bè văn chương khi đã thành danh, những vần thơ khí phách khi đối mặt với bọn trọc phú, cường quyền. Chuyện lấy vợ, sinh con  trong thời kỳ tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ; những vần thơ hào sàng  mang đậm cảm hứng cách mạng, cảm hứng công dân trong thời kỳ này cũng được tập sách ghi nhận lại rất chi tiết.

Nhưng tập sách này không chỉ để thỏa mãn tò mò cho những người mến mộ nhà thơ muốn biết về cuộc đời chìm nổi của ông, những giai thoại xung quanh nhà thơ tài hoa, những bóng hồng trong đời ông. Nó không chỉ giúp cho độc giả yêu mến nhà thơ hiểu sâu hơn về đời và thơ của thì sĩ của đồng quê mà còn là tài liệu quý cho những người viết văn học sử, những ai quan tâm nghiên cứu về Nguyễn Bính. Ví dụ như hiện nay phê bình tiểu sử là một phương pháp rất được ưa chuộng. Quyển sách này sẽ giúp cho những ai muốn phê bình tiểu sử Nguyễn Bính sẽ có những tư liệu tin cậy để lý giải về hồn thơ độc đáo của ông. Chị Nguyễn Bính Hồng Cầu đã rất công phu khi tìm hiểu rất cặn kẻ về dòng tộc, từ ý nghĩa họ tên của cha mình, của ông bà mình. Chị cũng lý giải hồn cốt của nhà thơ chân quê, cho rằng đó là do ông sinh ra, được thụ hưởng một nền văn hóa dân gian phong phú của quê hương. Chị minh họa cuộc đời của cha mình bằng chính thơ của ông, ký sự vì thế đã rất sinh động, thú vị.

Phải nói là cuốn sách đem đến cho tôi nhiều xúc động khi đọc lại cuộc đời nhiều chìm nổi của nhà thơ Nguyễn Bính và đặc biệt xúc động trước lòng hiếu thảo hiểm thấy của nhà văn Nguyễn Bính Hồng Cầu đối với người cha tài hoa nhưng nhiều lận đận, khốn khó của mình. Tôi là người nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại, đọc khá nhiều về Nguyễn Bính, từ những giai thoại về sự thông mình trong đôi đáp văn thơ của ông lúc còn tuổi thiếu niên cho đến lúc đã là một thi sĩ nổi tiếng, đã hình dung về ông ở góc nhìn rất gần của bạn bè văn chương trong những hồi ký như Ta đã làm chi đời ta của Vũ Hoàng Chương, Từ bến sông Thương của Anh Thơ, Cát bụi chân ai của Tô Hoài, Núi Mộng sông Hồ của Mộng Tuyết, trong nhiều công trình nghiên cứu, nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án. Nhưng có lẽ tập ký sự nhân vật Cha tôi – Nhà thơ Nguyễn Bính của nhà văn Nguyễn Bính Hồng Cầu mới là cái nhìn gần nhất về Nguyễn Bính, một cuốn sách tập hợp đầy đủ nhất về cuộc đời của nhà thơ chân quê, một tài liệu đáng tin cậy, chi tiết nhất bởi nó được viết từ con gái của nhà thơ, người lúc nào cũng mong muốn mọi người hiểu đầy đủ, hiểu đúng về cha mình.

Dĩ nhiên là còn một số điều trong quyển ký sự nhân vật này còn phải trao đổi lại, nhưng tôi nghĩ chị Nguyễn Bính Hồng Cầu đã nỗ lực hết sức mình để cố gắng khắc họa một chân dung nhà thơ Nguyễn Bính hoàn chỉnh nhất.

Xin chúc mừng chị đã hoàn thành được công trình có lẽ là tâm huyết nhất của đời mình để trả hiếu cho người cha mà mình phải xa cách từ thuở còn quá thơ bé, một nhà thơ rất tài hoa nhưng phải chịu nhiều đắng cay trong cuộc đời.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Khát vọng Dế Mèn
Sự ra đời của Giải thưởng Dế Mèn cùng với phát ngôn của đại diện Hội Nhà văn Việt Nam đã chạm đến khát vọng lâu nay vẫn nằm đâu đấy trong những người yêu và hiểu rõ hiện trạng văn học thiếu nhi nước nhà…
Xem thêm
Tác giả trẻ chinh phục cuộc thi Thơ Hay!
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn
Xem thêm
Thấy gì qua một chùm thơ Tết?
Bài viết của nhà văn Lê Thanh Huệ trên Diễn đàn Văn nghệ của Liên hiệp các Hội VHNT Việt nam
Xem thêm
Cảm xúc hoài hương trong thơ Quang Chuyền
Bài viết của nhà thơ Trần Khoái
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh với Dấu thời gian
Dấu thời gian là tập thơ thứ hai của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh. Ông hiện là Trưởng ban biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Thời báo VHNT tại Hải Phòng.
Xem thêm
Khúc biến tấu “Mặt nạ hương”
 Đọc thơ, như là phép hóa thân, tan chảy cảm xúc của mình cùng cảm xúc bài thơ. Người đọc lắng lòng theo con chữ, hòa điệu với nhịp điệu của ngôn từ. Tôi may mắn tìm thấy sự đồng điệu đầy hứng thú khi đọc thơ Nguyễn Thánh Ngã.
Xem thêm
Chỉ còn lại tháng Tư thiếu nữ | Thơ và lời bình
Thơ Mai Nam Thắng - Bình thơ: Phạm Đình Ân
Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm