TIN TỨC

Nhà thơ NGUYỄN BÍNH (1918-1966)

Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính. Quê quán: xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nhỏ nghèo, mồ côi mẹ từ lúc ba tháng tuổi. Thuở nhỏ học ở nhà với cha là ông do Nguyễn Đạo Bình, về sau được cậu ruột tức ông đồ Bùi Trình Khiêm, một nhân sĩ yêu nước từng tham gia sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục đem về nuôi dạy. Hơn mười tuổi Nguyễn Bính theo anh trai là Nguyễn Mạnh Phúc (Trúc Đường) ra Hà Đông ăn học và kiểm sống.

Nguyễn Bính nổi tiếng thần đồng, có tài "xuất khẩu thành thơ. Năm Tân Mùi (1931), vào dịp hội Phủ Dáy ban tổ chức có mở cuộc thi văn với chủ đề tả cảnh chọi gà, tại phủ Giáp Ba, làng Dần, xã Bảo Ngũ, Vụ Bản. Ban giám khảo là những bậc danh Nho có uy tín trong vùng. Trong kỳ thi này, Nguyễn Bính đã đoạt giải nhất. Và lần thứ hai cũng tại cuộc thi thơ ở Phủ Dầy (thi hát Trống quân) ông cũng giành giải nhất. Năm 1937 đạt giải thưởng thơ của Tự lực văn đoàn. Năm 1944 đạt giải nhất Nam Xuyên với truyện thơ Tỳ bà truyện. Những năm kháng chiến chống Pháp ông cũng đạt nhiều giải thơ. Năm 1964 đạt giải ba Báo Văn nghệ Việt Nam. Năm 2000 được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Năm 2007 được truy tặng giải đặc biệt Nguyên Quang Diệu (Đồng Tháp).

Trước Cách mạng tháng tám, Nguyễn Bính sống trôi nổi từ Bắc chỉ Nam với nghề viết báo, làm thơ. Năm 1945, ông tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ, từng phụ trách Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh Rạch Giá, Phó chủ nhiệm Tinh bộ Việt Minh tỉnh Rạch Giá, sau về cơ quan Tuyên truyền khu Tám. Năm 1954 ông tập kết ra Bắc, làm việc tại Hội văn nghệ Việt Nam. Năm 1957 chủ nhiệm kiêm chủ bút bảo Trăm Hoa. Sau đó, về công tác tại ty Văn hóa Thông tin Nam Hà. Ông đột ngột qua dời vào một sáng cuối năm ngày 29 Tết ( ăm ấy không có ngày 30), nhằm ngày 20/01/1966 năm Bính Ngọ.
 

TÁC PHẨM XUẤT BẢN TRƯỚC 1945

THƠ:

  • Tâm hồn tôi (1940)
  • Lỡ bước sang ngang (1940)
  • Hương cố nhân (1941)
  • Một nghìn cửa số và Tập thơ bướm (1941)
  • Mười hai bến nước (1942)
  • Người con gái ở lầu hoa (1942)
  • Mây tần (1942).
     

 KỊCH VÀ TRUYỆN THƠ:

  • Nguyễn Trãi (1942, thất lạc)
  • Bóng giai nhân (viết chung với Yến Lan, 1942)
  • Cô gái Ba Tư (1943, thất lạc)
  • Tỳ bà truyện (1944).
     

VĂN XUÔI:

  • Ngậm miệng (tiểu thuyết, 1940)
  • Không nhan sắc (tiểu thuyết, 1940)
  • Mưa xuân (truyện vừa, 1940)
  • Hai người điên
  • Giữa kinh thành Hà Nội (tiểu thuyết, 1941).
     

TÁC PHẨM XUẤT BẢN SAU 1945

  • Tiểu đoàn 307
  • Ông lão mài gươm (1947)
  • Chiếc áo đêm trăng  (kịch thơ, 1947)
  • Sóng biển cỏ (1949, thất lạc)
  • Đồng Tháp Mười (1955)
  • Trả ta về (1955)
  • Gởi vợ miền Nam (1955)
  • Trông bóng cờ bay (1957)
  • Nước giếng thời (1957)
  • Tiếng trống đêm xuân (1958)
  • Tình nghĩa đôi ta (1960)
  • Đêm sao sáng (kịch thơ, 1961)
  • Cô Son  (chèo, 1961)
  • Anh lái đò sông Vị (chèo, 1964)
  • Nguyễn Bính Toàn tập, Nguyễn Bính Hồng Cầu sưu tầm, biên soạn. NXB Văn học, 2006
  • Nguyễn Bính Toàn tập, Nguyễn Bính Hồng Cầu sưu tầm, biên soạn. NXB Hội Nhà văn, quý II, 2017.
     

HÌNH ẢNH TƯ LIỆU

...

Bài đã đăng lên website:

- Nguyễn Bính Hồng Cầu tháng ngày nắm buộc chân mây cuối trời - Nhà thơ Tâm An và tác phẩm Lục bát 68 trái mọng của mùa thơm - Cảm nhận tập thơ Chiều không để làm thơ của Lê Nhật Ánh - Đọc Cha tôi – nhà thơ Nguyễn Bính của Nguyễn Bính Hồng Cầu - Bạch hóa hành trình sinh tử đời và thơ Nguyễn Bính! - Người tạc tượng đài Cha – Mẹ bằng ca dao - Thơ báo Văn nghệ (chùm 1 số 28, ngày 9/7/2022) - Một thi phẩm cảnh báo về sự suy thoái môi trường sinh thái và tha hóa của con người đô thị - Một chữ tình trong miền Nam xưa ngái - Đọc tác phẩm DƯỚI MÁI NHÀ XANH của Tôn Nữ Thu Thủy - Giới thiệu tập thơ Miền ký ức của Nguyễn Trường Thanh - Đến với một bài thơ hay của Võ Thị Như Mai - Xanh nồng nàn xanh vời vợi em trôi - Thúc đẩy xu hướng hoạt động văn học ngày càng lành mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn - Đôi dòng cảm nhận về tập thơ MẶT NẠ HƯƠNG của Nguyễn Thánh Ngã - Những sắc màu ánh sáng trong tập thơ Thắp nến tôi để dành của Nguyên Bình - Nhà văn Nguyễn Bình Phương: Palestine – Khi biển bị rào… - Nắng tháng Năm – chùm thơ Nguyên Bình - Những ký tự khóc cười trong cuốn sách xưa - Nguyễn Bính Hồng Cầu - Thức với miền xưa - Giải mã nhà văn Nguyễn Bình Phương - Nguyễn Ngọc Hạnh mắc nợ trần gian trong “Câu thơ mắc cạn” - Hang ổ của bóng tối - Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Xem thêm
Số lượt xem: 4550

Bài viết liên quan

Xem thêm