- Góc nhìn văn học
- Quanh một bài thơ đoạt giải gây tranh cãi
Quanh một bài thơ đoạt giải gây tranh cãi
Người đăng : staff
Ngày đăng:
2021-08-03 09:47:00
2676 lượt xem
Chùm thơ, 3 bài, đã giúp tác giả người Thái Tòng Văn Hân, giành giải B trong cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ 2019-2020. Nhưng chính ban giám khảo và người được giải cũng không thể ngờ, một trong ba bài thơ đó lại gây tranh cãi nảy lửa trong dư luận. Đó là bài “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”.
“Những lần gà nhà tôi bị mất/Mẹ tôi chửi:/-Cái đứa trộm gà ơi/Ta cầu mong cho ngươi/Nuôi được gà đầy đàn/Lứa này tiếp lứa khác/Có nhiều gà nhất bản/Có nhiều gà nhất mường!/Những lần lợn con nhà tôi bị mất/Mẹ tôi chửi:/-Đứa nào trộm lợn nhà tôi/Thì hãy có nhiều lợn/Đàn tiếp đàn núc ních/Lửa tiếp lửa không ngừng/Bán được nhiều tiền nhé!/Từ thuở bé đến giờ/Hễ nhà mình mất gà mất lợn/Tôi đều nghe thấy mẹ tôi chửi như thế/Cầu mong cho kẻ trộm kia khá giả/Không bao giờ đến nhà tôi ăn trộm nữa./Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường/ Nhan sắc không bằng đám bạn/Khéo léo không bằng người ta/Thế mà có hẳn bốn nhà/Muốn được tôi làm con dâu họ”.
Các nhà thơ dân tộc thiểu số nói gì về “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”?
NHÀ THƠ Y PHƯƠNG: TỰ NHIÊN CHỦ NGHĨA CHƯA BAO GIỜ LÀ NGHỆ THUẬT
- Là một nhà thơ nổi tiếng, lại là người dân tộc thiểu số, ông có ý kiến gì, khi một bộ phận dư luận cho rằng “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” không phải thơ?

Nhà thơ Y Phương
Nhà thơ Y Phương: Tôi cũng không công nhận đó là thơ. Vì sa vào tự nhiên chủ nghĩa. Mà tự nhiên chủ nghĩa chưa bao giờ là nghệ thuật. Nếu có sự việc ấy xảy ra thật sự thì dưới góc độ của nhà làm ngôn ngữ, phải diễn đạt khác. Còn đây cảm xúc và ngôn ngữ hết sức ngô nghê.
Một số người chỉ trích “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” ở vấn đề đạo đức? Còn ông?
Nhà thơ Y Phương: “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” không nằm trong hệ thống tiêu chí đạo đức nào cả. Không ai ủng hộ và cổ súy cho sự ăn cắp mà giàu có lên. Tôi phản đối điều này. Về hình thức, đó không phải bài thơ. Về nội dung thì phản cảm. Không có người dân tộc thiểu số nào nghĩ như thế cả, từ người Thái đến người Tày. Phải tự mình làm ăn, tự thân vận động chứ không phải nhờ ăn cắp mà đi lên.
NHÀ THƠ LƯƠNG ĐỊNH: CŨNG ĐƯỢC CÁI TỨ
- Anh đánh giá thế nào về bài thơ gây tranh cãi “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”?
Nhà thơ Lương Định: Tôi thấy hai bài trong chùm thơ được giải có tứ, có tính nhân văn. Còn bài này tôi không thích, quá ngô nghê, chưa thể coi là một bài thơ. Tuy nhiên cũng như hai bài thơ trong chùm thơ, “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” cũng được tứ. Nếu biết triển khai và câu thơ đẹp hơn thì có lẽ cũng được nhiều người ủng hộ đấy. Nhưng đáng tiếc, ngôn ngữ trong bài quá ngô nghê. Bây giờ làm gì có người dân tộc còn ngô nghê đến thế! (Cười)

Nhà thơ Lương Định
- Tức là, theo anh trao giải B cho tác giả này chưa thuyết phục?
Nhà thơ Lương Định: Đúng. Không ổn. Theo tôi, ba bài lục bát của tác giả Hưng Yên được hơn.
- Chẳng lẽ tác giả “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” không có ưu điểm gì?
Nhà thơ Lương Định: Tác giả này cũng có những vấn đề để ta suy nghĩ. Như cách đặt vấn đề ở bài “Làm rể”, “Nhà dưới nhà trên”, có những chỗ triển khai được, chẳng qua câu chữ ngô nghê. Nếu tứ thơ mà rơi vào người cao tay hơn thì sẽ có bài thơ hay. Theo tôi là thế.
NHÀ THƠ DƯƠNG THUẤN: TÔI LÀM GIÁM KHẢO TÔI LOẠI NGAY
- Là nhà thơ dân tộc thiểu số, sinh ra và lớn lên ở miền núi, anh có thể chia sẻ cách nhìn của anh về bài “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”, đang gây tranh cãi trong dư luận?
Nhà thơ Dương Thuấn: Ở miền núi chuyện ăn cắp gà, ăn cắp lợn không phổ biển. Viết thế này ngô nghê, phi văn hóa.

Nhà thơ Dương Thuấn, người con của bản Hon, Bắc Kạn
- Theo anh, có nên trao giải cho “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”?
Nhà thơ Dương Thuấn: Không nên. Tôi làm giám khảo tôi loại ngay. Đã phi văn hóa, thơ cũng không ra thơ.
Đào Nguyên (Báo Tiền Phong)
Bài viết liên quan
Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm
Bộ phim Đất rừng phương Nam: Một số điều “lấn cấn” về nội dung và nghệ thuật cùng với phản hồi của cục điện ảnh
“Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là một bộ phim đang gây ra nhiều dư luận sôi nổi. Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi, nhưng cũng có không ít tiếng chê. Dĩ nhiên với tư cách là một sản phẩm nghệ thuật, những thành công của phim rất đáng ghi nhận, song khi xem xong bộ phim, đọng lại cũng là không ít điều “lấn cấn” trong lòng một khán giả như tôi.
Xem thêm
Nghĩ về thủ thuật làm phim câu khách
Công thức làm phim ăn khách, người làm điện ảnh đều nắm được. Nhưng cũng như công thức nấu ăn, đọc kỹ sách nấu ăn không có nghĩa ai cũng có thể làm được món ngon.
Xem thêm
Đất rừng phương Nam - Trung thành hay không trung thành, hư cấu hay không hư cấu?
Bài viết của TS Đào Lê Na
Xem thêm
Phim ‘Đất rừng phương Nam’: Có thể hư cấu nhưng đừng làm sai lệch lịch sử
Chuyên gia cho rằng, bộ phim có thể hư cấu cho hấp dẫn hơn so với nguyên tác, khiến cho kịch bản phim kịch tính hơn, thu hút hơn, nhưng đừng để sai lệch lịch sử.
Xem thêm
Bài thơ Bắt nạt tiếp tục gây tranh cãi khi đưa vào sách giáo khoa
Bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh tiếp tục gây tranh cãi trên các diễn đàn. Đây là lần thứ hai tác phẩm này gây tranh cãi. Không ít phụ huynh, thi sĩ cho rằng bài thơ là “thảm họa” trong sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6.
Xem thêm
PGS-TS Bùi Thanh Truyền: Nhà văn là một sinh thể của môi trường
PGS-TS Bùi Thanh Truyền là chủ biên đề tài Văn xuôi Nam bộ giai đoạn 1986-2015 từ góc nhìn phê bình sinh thái đã nghiệm thu thành công cấp bộ, được NXB Văn hóa - Văn nghệ xuất bản cuối năm 2018.
Xem thêm
Thông điệp từ món quà Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tặng Tổng thống Mỹ Joe Biden
Bài đăng Việt Nam Net
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Từ trường hợp nhà văn Hoàng Quốc Hải
Những năm gần đây, vấn đề Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc đang ngày càng trở nên bức thiết với đời sống xã hội nói chung và chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm góp phần bồi dưỡng kiến thức lịch sử một cách có hệ thống từ lăng kính văn học, từ các tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử dân tộc.
Xem thêm
Văn học mạng đang đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương
Sự xuất hiện của mạng Internet đã mở ra cánh cửa giúp những người viết trẻ sớm được độc giả đón nhận. Tuy nhiên, xu thế phát triển văn học mạng lại đặt ra nhiều băn khoăn, cần có giới hạn nào cho những sáng tạo để không quá dễ dãi và đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương?
Xem thêm
Kết nối và đầu tư đúng mức nhằm góp phần quảng bá văn học nghệ thuật ra thế giới
Về sự kiện “Gặp gỡ văn chương Việt Nam - Hàn Quốc”...
Xem thêm
Thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ?
Xưa nay, thơ phổ nhạc không xa lạ với đời sống sáng tạo, biểu diễn và thụ hưởng ca khúc. Có không ít nhà thơ luôn lấy làm hãnh diện vì có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Thậm chí, những tuyển tập thơ phổ nhạc do chính nhà thơ tự in ấn cũng đã xuất hiện như một niềm vui đích thực. Tuy nhiên, thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ thì vẫn là câu chuyện tế nhị.
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương - Bản hùng ca độc lập dân tộc
Trong lịch sử dân tộc, Hai Bà Trưng có một vị trí hết sức đặc biệt. Hai Bà Trưng đã tiến hành lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành độc lập dân tộc (40-43), được dân chúng suy tôn là Trưng Nữ Vương. Các sử sách về sau trong đó có cả sử Trung Quốc đều ghi chép về sự kiện này. Hiện trên cả nước có rất nhiều về đình, đền, chùa, miếu thờ phụng, tôn vinh công trạng của Trưng Nữ Vương cùng các tướng của bà. Đây cũng là đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn với các tiền nhân của dân tộc của nhân dân ta. Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương của nhà văn Phùng Văn Khai được viết trong bối cảnh ấy. Đã như bản hùng ca về độc lập dân tộc từ cách đây gần 2.000 năm.
Xem thêm
Cần gì để văn học trẻ Việt Nam vươn ra thế giới?
Đó là một trong những câu hỏi lớn được đặt ra và mổ xẻ đầy sôi nổi trong buổi cà phê học thuật nhân văn chủ đề Văn học trẻ Việt Nam trong dòng chảy giao lưu quốc tế chiều 25-3.
Xem thêm