Clip “Gặp gỡ Trường Sa – Yêu hơn Tổ quốc mình” là sản phẩm được dựng lại từ bản audio bài viết cùng tên của nhà báo nhà văn Phương Huyền (VOH), kết hợp với những hình ảnh tư liệu chân thực, giàu xúc cảm do chính tác giả và những người bạn đồng hành ghi lại trong chuyến công tác đến Trường Sa và Nhà giàn DK1 vào tháng 5/2025.
Nếu mỗi nhà thơ đều chọn cho mình một dòng sông để gửi gắm tâm tình, thì Hoài Vũ đã ôm trọn cả miền sông nước vào thơ. Từ những ngày kháng chiến cho đến hòa bình, mỗi con sông đi qua đời ông đều trở thành trang viết - nơi ghi lại những lời thì thầm của ký ức, của yêu thương và hoài niệm.
Chiều 22/4/2025, tại Nam Đàn (Nghệ An), trong khuôn khổ Trại sáng tác Văn học Thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, một buổi tọa đàm chuyên đề đã diễn ra với chủ đề “Văn học thiếu nhi trong thời đại Trí tuệ Nhân tạo”.
Từ chuyến đi thực tế cuối năm 2024 đầy xúc động của Hội Nhà văn TP.HCM, chùm thơ "Cần Giờ nắng gọi rừng nghe" sau đây đã ra đời như một bản giao hưởng của thiên nhiên và lòng người. Ở đó, sóng biển Thạnh An hôn lên rễ đước già, gió mang hương bần mắm thấm đẫm nghĩa tình, và những hy sinh nơi Rừng Sác vẫn thầm thì trong từng câu chữ.
Ngày 29/3/2025, theo lời mời của ông Lê Hoàng Quân, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, nguyên Chủ tịch UBND TPHCM, Đoàn văn nghệ sĩ thành phố đã có một chuyến đi đầy xúc động về Chiến khu Đ – một vùng đất từng là căn cứ cách mạng quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.