Bài Viết
Trân gục đầu vào vai cô Bảy, nước mắt chảy trên khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc. Không gian vở òa hòa tiếng “Zô… zô…” náo nhiệt và tiếng ly bia, ly rượu cụng nhau, gần với âm thanh “Let me pass!…” cùng với bầu không khí gấp gáp trong buổi chiều lập đông trên biển Cửa Đợi cách đây nửa tháng.
Chị Hậu đóng cửa, con chó béc giê hung tợn xích nằm một chỗ bất chợt vụt dậy. Nhìn hàm răng nhọn hoắt, dãi từ miệng nó nhễu ra chị rùng mình.
Bước chậm chậm, Dã Quỳ để mặc cho làn mưa bụi hắt vào mặt những sợi nước li ti mát lạnh, gió xuân mơn man vuốt nhẹ từng lọn tóc thả hững hờ trên đôi vai tròn trịa, chiếc áo dài bằng lụa màu tím than ôm sít sao dáng vóc gợi cảm của người thiếu phụ.
Để anh nhớ xem. Mẹ vẫn gọi là loài trên cạn em à. Tín hiệu mẹ cài trong đầu mình đó, em tìm lại xem. Gọi gì cũng được, mình cứ gọi theo tổ tiên thôi.
Vậy là gần hai mươi năm Trình mới trở lại đây, nơi đóng quân của Trung đoàn thời chống Mỹ. Thực ra, có vài lần anh qua “cửa khẩu “ khi đất nước còn chia cắt này. Nhưng đi theo đoàn nên anh không có dịp dừng lại thăm ông Tư và những người dân đã lưu lại trong anh bao kỷ niệm không thể phai mờ.
Sau vụ gây rối ở Tây Nguyên năm 2001, tác giả được cơ quan cử xuống các buôn làng người Jrai để làm công tác dân vận. Truyện ngắn “Người của buôn làng“ ra đời trong thời gian này và đã được được đăng trong tập truyện ngắn GIẢI NOBEL THỨ BẢY của tác giả.
Thuở xưa, vào thời tiên thường giáng trần giúp những người nghèo khổ, trẻ em trò chuyện với cây cỏ và chim muông; có một cô bé sống với bà của mình trong túp lều nhỏ ở rìa làng, cách cánh rừng không xa lắm.
Nhà văn Phan Đức Nam là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương. Quê gốc của anh là Tiền Hải, Thái Bình, nhưng anh chủ yếu sinh sống, làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh và nhiều năm gắn bó với vùng đất Bình Dương. Với gần 35 năm cầm bút, nhà văn Phan Đức Nam có số lượng tác phẩm khá đồ sộ, gồm 12 tập truyện, 8 tiểu thuyết, 2 truyện thiếu nhi và 2 truyện tranh. Anh đã đạt nhiều giải thưởng có giá trị, tiêu biểu là Giải thưởng Truyện ngắn hay Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh 1991 - 1992; Giải B Văn học Thiếu nhi 1993, 1995 của NXB Kim Đồng và Hội Nhà văn Việt Nam; Giải A truyện ngắn báo Tuổi trẻ 1999; Giải B Truyện ngắn 50 năm Bộ đội Biên phòng (2008); Giải B (không có giải A) Truyện ngắn Đông Nam Bộ 2001; Giải thưởng Huỳnh Văn Nghệ của tỉnh Bình Dương các giai đoạn 2001 - 2005, 2005 - 2010, 2010 - 2015… Phan Đức Nam cũng đã 3 lần vào top ten truyện ngắn hay báo Văn Nghệ (2001, 2007, 2015).
Mẹ tôi kể là trong ngày sinh nhật đầu tiên, gia đình đã bày trước mắt tôi một cây bút, một quyển sách, một tờ giấy bạc, một chiếc hàn thử biểu và một cái muổng gỗ dùng để nấu ăn. Chọn thứ nào sẽ là dự báo tương lai cho cuộc đời tôi.
Đời gạo chợ nước sông đi hát bầu gánh không còn đắp đổi qua ngày được nữa. Cải lương đã băng qua thời hoàng kim của mình bằng một cách buồn tẻ. Còn đâu khoảnh khắc tung hoành với câu ca mùi mẫn và những tràng pháo tay tán thưởng giòn giã phía dưới sân khấu. Mỗi đêm kiếm được khấm khá thù lao, rất nhiều người đã đổi đời nhờ vào tiếng hát lời ca, nhờ vào bức màn nhung trên sàn diễn. Vai diễn cho họ danh tiếng, thăng hoa nghệ thuật làm cuộc sống trở nên lung linh hơn. Đến khi gánh hát cải lương không còn thế độc tôn thì những óng ánh dát bạc tên tuổi một thời cũng dần dà phai nhạt. Thưa vắng người xem, sân khấu bỗng đìu hiu lặng lẽ. Cho nên kép hát, đào hát đều chán ngán.