Bài Viết
Bài thơ “Ấm lòng những nụ hôn như thế” của Phạm Đình Phú không chỉ chan chứa yêu thương đời thường mà còn thấm đẫm tinh thần bi tráng của những nụ hôn tiễn biệt trong chiến tranh.
Bình Định – vùng “Đất võ trời văn” – không chỉ nổi tiếng với truyền thống thượng võ, mà còn là mảnh đất đã sản sinh và nuôi dưỡng nhiều thế hệ thi sĩ tài hoa.
Ở đây, ngoảnh lại để nhìn lại chặng hành trình đã qua. Ngoảnh lại để hồi tưởng những vui buồn của cuộc đời mình. Ngoảnh lại để nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ em, nhớ những người đồng đội. Ngoảnh lại cũng là để nhớ mình da diết. Thêm nữa, Ngoảnh lại cũng là dịp “xốc” lại mình, để sống sao cho phải với những tháng ngày đã qua.
Với một nền văn hóa lâu đời và truyền thống cách mạng hào hùng, Bình Dương đã góp phần không nhỏ vào diện mạo chung của văn học Nam Bộ sau ngày đất nước thống nhất. Từ những người viết không chuyên ở giai đoạn đầu, đến đội ngũ tác giả ngày càng đa dạng và sung sức, văn học Bình Dương đã hình thành một "giàn hợp xướng" đa sắc về tình yêu quê hương, ký ức chiến tranh, công cuộc đổi mới và nhịp sống đô thị hóa hôm nay.
“Ru say mượn tỉnh – Ru tình mượn nhau" của Diễm Thuyên – ví như "năm tầng mùi trong một loại rượu thơ rất riêng". Từ cái "tưng tửng" đầy nội tâm đến sự "đàn bà" nhưng không ủy mị, từ trạng thái "tỉnh mà vẫn say" đến chất "lạ mà không lập dị", và cuối cùng là thơ như "nơi tha thứ cuối cùng"
Bằng cảm quan nhạy bén của một người đọc thơ và nghiên cứu văn chương, tiến sĩ Hà Thanh Vân đã có bài viết tinh tế về tập thơ Ru say mượn tỉnh, ru tình mượn nhau – tập thơ thứ ba của nhà thơ Đoàn Thị Diễm Thuyên, vừa ra mắt bạn đọc tại TP.HCM.
Bài viết tiếp cận tập thơ ''Nghiêng về phía nỗi đau'' của Trịnh Bích Ngân từ góc nhìn lý thuyết chấn thương: phân tích những trải nghiệm đau thương, hành trình đối diện để chữa lành, tìm kiếm hi vọng sau chấn thương.
Đây không chỉ là một bài luận về thơ mà còn là một hành trình chiêm nghiệm về thân phận, về những khát khao cháy bỏng và sự chuyển hóa diệu kỳ trong từng con chữ, mời quý độc giả cùng khám phá.
Một ngày đẹp trời, Võ Chí Nhất gửi tặng tôi cuốn sách vừa ra mắt bạn đọc. Những gì tôi biết về anh, đó là một Đại úy đang công tác trong ngành Công an tuổi đời khoảng ba mươi.
Chưa đến Vườn thiền Thong Dong, tôi đã nghe danh nữ sĩ Thu Nguyệt. Rất nhiều người đã hết sức xúc động khi biết câu chuyện về hai người đàn ông có “dính dáng” đến cuộc đời chị. Đó là người chồng họa sĩ Việt Hải (Đặng Ca Việt) với cái chết không ngờ giữa độ sung sức. Và một chút “duyên nợ” của nhà thơ Bế Kiến Quốc với lời thơ bài hát “Ngẫu hứng lý qua cầu” (nhạc Trần Tiến) viết khi “say nắng” cô gái trẻ Thu Nguyệt.