Bài Viết
Đời gạo chợ nước sông đi hát bầu gánh không còn đắp đổi qua ngày được nữa. Cải lương đã băng qua thời hoàng kim của mình bằng một cách buồn tẻ. Còn đâu khoảnh khắc tung hoành với câu ca mùi mẫn và những tràng pháo tay tán thưởng giòn giã phía dưới sân khấu. Mỗi đêm kiếm được khấm khá thù lao, rất nhiều người đã đổi đời nhờ vào tiếng hát lời ca, nhờ vào bức màn nhung trên sàn diễn. Vai diễn cho họ danh tiếng, thăng hoa nghệ thuật làm cuộc sống trở nên lung linh hơn. Đến khi gánh hát cải lương không còn thế độc tôn thì những óng ánh dát bạc tên tuổi một thời cũng dần dà phai nhạt. Thưa vắng người xem, sân khấu bỗng đìu hiu lặng lẽ. Cho nên kép hát, đào hát đều chán ngán.
Bố mẹ mong thằng chống gậy mà lại nặn ra đứa “ngồi xổm” là tôi tên Tính. Ngược lại, mẹ bạn tôi thích có con gái để "chấy rận" lại sòn đứa công tử "đầu đinh" tên Tiên. Tôi và Tiên chơi với nhau rất thân từ hồi "cởi chuồng, chân đất đuổi rượt chạy khắp triền đê khi cỏ ngậm ngọc sương đến lúc mặt trời kéo "chăn núi" đi ngủ cho những kỷ niệm thi thoảng trốn học đi mót khoai lang cuối vụ, bắt con cua đùn cong cớn có cái càng đành hanh. Cuộc sống vùng quê thanh bình, bình dị, nên thơ lắm có khói lam chiều đậu, bay trên những nóc bếp thơm mùi ngô, sắn...
Phòng đã tắt hết đèn, ánh sáng từ điện thoại chiếu vào mặt tôi, hắt sáng tạo thành cái bóng hình đầu người in trên tường. Đây! “Carl Jung” của tôi đây rồi, tôi cười như một thằng dở người giữa buổi tối tĩnh mịch, hiu hiu gió và tiếng ve hở chút lại réo lên.
Võ Chí Nhất dịch từ nguyên bản tiếng Anh,
She Wolf của Anna Maria Stępień, Ba Lan.
trôi đi trôi đi
phiên bản thế kỷ tôi một đống tạp nham
long nhong cuộc đời qua từng sọt rác
những gương mặt người
những phiên bản hóm hỉnh thế kỷ tôi
những phiên bản bạc phơ mà cạn quánh
những phiên bản lá vàng cứ khoái đậu trên cây
Nhưng sen vẫn là sen
Nguyên bản
Trắng và trắng một mối tình chung thủy
Dù thiêu đốt
Sen chẳng phai màu.
Một xã hội ê chề hiện ra sờ sờ trước mặt như một thằng câm khát khao được nói dù biết chắc là không thể, biết bao cay tủi bổ vào cuộc đời này một cách vô cảm. Thật ra, bản thân nó cũng từng tự lọc mình ra khỏi cái nhiễu nhương sậm màu bi đát.
Giàu Dương Nếu triết học cổ điển đề cao bản chất và dấn thân vào việc tìm kiếm những định nghĩa về bản chất, thì trào lưu hiện sinh tập trung vào sự tồn tại của bản thể, lấy đó làm điểm khởi nguyên cho mọi sự phóng chiếu vào thực tại khách quan. Người xa lạ (L’Étranger) của Albert Camus ra đời như một dấu ấn sâu sắc của triết thuyết hiện sinh ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XX. Là một triết gia, nhà văn tài hoa, Camus đã mở ra những cánh cửa để người đọc bước vào thế giới của “kẻ xa lạ” Meursault – một người đàn ông tự mình chọn lấy thế đứng bên lề của xã hội. Hành trình của Meursault không đi tìm một kết luận duy nhất của sự tồn tại mà chỉ trình bày sự tồn tại như nó vốn là.