Khuất mình ở giữa rừng sâu
Mấy ai biết được thực màu đục trong
Tháng ngày góp nước cho sông
Khi sôi thành thác khi lòng hắt hiu
Sông Đuống trôi dạt về đâu
Mà mưa nặng hạt thẫm tàu lá rơi.
Thuận Thành mưa gió bời bời,
Em che nón đợi ai người nên duyên?
Ngày thương binh-liệt sĩ lại đến, tôi nghĩ về biết bao ngời con đã ngã xuống cho Độc lập- Tự do của dân tộc mà nay vẫn còn nằm lại với cỏ cây rừng già nơi chiến trường xưa dãi dầu mưa nắng. Hình như có một nhịp cầu linh cảm khi tôi đọc những bài thơ về đề tài này. Và tôi muốn mượn bài thơ “Gió đất” của cố nhà thơ quân đội Lê Đình Cánh làm một nén tâm nhang tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
Nhà văn Trần Thu Hằng thành công với các tiểu thuyết Đàn đáy (2005), Rừng thiêng vẫn gọi (2007), Người đàn bà Lưu vong (2008) và Chuyện tình ở Hầm Hinh (2015-tác phẩm đạt giải Trịnh Hoài Đức lần thứ IV). Về truyện ngắn, tôi không tìm được tập Chà gạc xanh (Nxb HNV 2020) của Trần Thu Hằng nên đành phải góp nhặt. May mà tìm được khoảng 20 truyện ngắn: Áo dài của mẹ, Còn mãi tình anh, Gió xuân, Huyết yến, Nhịp song lan giãn cách, Hai cô gái, Cầu ván ghép, Cựa gà thuốc, Trăng khuyết, Cánh đồng bình yên, Con trai người mê bóng đá, Đôi mắt bạc, Hóa thân, Tóc dài ở quán cà phê thơ, Một kiếp hoa quỳnh [] và một vài truyện thiếu nhi. Đó là một thế giới nghệ thuật mới lạ, và tôi thực sự ngạc nhiên trước thế giới tinh anh ấy.
Nguyễn Vũ Quỳnh thuộc thế hệ thanh niên dấn thân yêu đời từ con nhà nông cầm súng ra trận trong cuộc chiến tranh vệ quốc. Thời bình trở lại, anh rũ bụi khói chiến trường về lại giảng đường, về với cánh đồng văn, ruộng báo vẫn trong màu áo nhà binh.
Văn chương TP. Hồ Chí Minh trân trọng mời quý vị và các bạn cùng xem chương trình "Giai điệu từ những vần thơ" với nhà thơ Lê Luynh. Nhà thơ Lê Luynh là hội viên Hội Nhà văn TP.HCM, phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng.