“Mình cũng mệt, có lúc muốn xụi lơ. Nhưng cứ nghĩ tới người dân đang cần được hỗ trợ, mình chậm chút nào là có thể gây nên những cái chết lạnh lẽo đau thương, nên phải gượng dậy mà đi cứu người”.
Phòng ngồi lật sổ, hôm nay làm ăn cũng khá, nếu cứ thế này đều đều thì chẳng mấy chốc Phòng mua được đất ở huyện. Đất ở dưới đó miếng phải cỡ vài trăm chứ chả ít. Bỡn ạ. Cái chỗ khỉ ho cò gáy này chẳng ai ngờ có ngày lại phất.
Cuốn sách “Nhà văn và chữ tình gởi lại” của Trình Quang Phú được tổ chức hội thảo giới thiệu - là buổi nối tiếp trong chuyên đề lớn của Hội Nhà văn TPHCM: Nhà văn, Phẩm chất và Tài năng - một hoạt động rất có ý nghĩa, đúng với yêu cầu nghề nghiệp và vấn đề độc giả quan tâm.
NXB Hội Nhà văn vừa xuất bản Tập truyện ngắn Dòng sông nổi giận của Nhà văn Vũ Đảm.
Buổi tọa đàm Nhà văn - Nhân cách và tài năng do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức nhân dịp ra mắt tập ký ức văn học Nhà văn và chữ tình gởi lại của GSTS - nhà văn Trình Quang Phú đã diễn ra sáng ngày 26/8/2022. Văn chương TPHCM trân trọng trích giới thiệu chương trình phát sóng sáng 27/8/2022 của HTV về sự kiện văn chương ấn tượng này.
Nhà văn Lê Trâm – Cây bút truyện ngắn nổi bật của văn học Quảng Nam đương đại. Sinh ra và lớn lên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, Lê Trâm đã có một vốn sống thực tế sâu sắc, dày dạn. Sau những năm tháng chiến tranh, sự thấu cảm và những quan sát của Lê Trâm đã tái dựng đầy đủ những vết thương và tâm thế của những người về từ chiến trường xưa. Những nhân vật trở về sau chiến tranh trong truyện Lê Trâm làm cho người đọc rơi vào nhiều ngưỡng cảm xúc khác nhau, những con người ấy, họ đã nhận về những “vết thương” để đem lại sự bình yên hạnh phúc cho mỗi vùng đất mà họ đi qua. Trong truyện ngắn Lê Trâm, những con người ấy để tồn tại và sống với hiện tại, họ phải mải miết đi tìm phần hồn của mình nơi chiến trường xưa ác liệt, số khác mãi loay hoay không lối ra trong thanh xuân một thời.