TIN TỨC

Tọa đàm “Trí tuệ nhân tạo có thay thế được sự sáng tạo của nhà văn trong thời đại 4.0?”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-06-13 15:57:52
mail facebook google pos stwis
958 lượt xem

Trong khuôn khổ chương trình của Trại sáng tác văn học 2023 tại Đà Lạt do Hội Nhà văn TPHCM tổ chức, cuộc Tọa đàm “Trí tuệ nhân tạo có thay thế được sự sáng tạo của nhà văn trong thời đại 4.0?” đã được diễn ra rất sôi nổi và hào hứng vào sáng 7/6/2023.

Tham dự Tọa đàm có: Nhà thơ Thanh Dương Hồng, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng; PGS-TS nhà thơ Nguyễn Mộng Sinh, Trưởng ban Văn học Hội VHNT Lâm Đồng; PGS-TS Dương Hữu Biên, Trưởng khoa Ngữ văn Trường ĐH Đà Lạt và gần 30 thành viên Trại sáng tác.

Chủ trì cuộc Tọa đàm: Nhà văn Bùi Anh Tấn, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học – nghệ thuật TPHCM, Phó chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ TPHCM; TS nhà thơ Nguyên Hùng, Ủy viên BCH Hội Nhà văn TPHCM, Trưởng Trại sáng tác và nhà văn nhà báo Lưu Đình Triều.

Nhà thơ Nguyên Hùng mở đầu chương trình bằng bản đề dẫn rút gọn với phần kết: “Trí tuệ nhân tạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ sáng tác văn chương, tuy nhiên, nó có thay thế được sự sáng tạo của nhà văn hay không là vấn đề mà các nhà văn nhà thơ cần trao đổi, mổ xẻ những điều được – mất để tự xác định vị trí của mình trong thời đại 4.0”.

Được mời phát biểu đầu tiên về chủ đề của cuộc tọa đàm, nhà thơ Thanh Dương Hồng cho rằng đây là một đề tài đang hot trên thế giới và được tỉnh Lâm Đồng rất quan tâm, vì địa phương đang có chủ trương đẩy mạnh công tác áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý. Ông tỏ ý tiếc các nhà văn nhà thơ Lâm Đồng đã bỏ lỡ mất dịp tham dự cuộc tọa đàm lý thú và bổ ích này.
 

Nhà thơ Nguyễn Mộng Sinh tiếp nối chương trình với một tham luận giàu tính học thuật và tâm huyết. Theo ông, “Con người là sản phẩm cao nhất, độc đáo nhất của tạo hóa với Trí tuệ nhân tạo là sản phẩm độc đáo nhất của con người trước và trong thời đại 4.0; nhưng Trí tuệ nhân tạo chỉ có thể là công cụ, là phương tiện hữu ích trong hoạt động sáng tạo của con người” và ông kết luận “Trí tuệ nhân tạo không thể thay thế được sự sáng tạo của nhà văn trong thời đại 4.0 cũng như trong tương lai xa hơn!”. Ông cũng tiếc: giá như có thêm nhiều nhà văn nhà thơ được mời tham dự buổi tọa đàm này.

PGS-TS Dương Hữu Biên chia sẻ, đây là đề tài đang hot và rất bổ ích, nhưng ông tiếc rằng đã không hình dung được sự hấp dẫn của cuộc tọa đàm này để mời các sinh viên ngữ văn của Đại học Đà Lạt cùng tham gia. Theo ông, Trí tuệ nhân tạo (AI) rất Thông minh nhưng thiếu cái Tâm, vì nó không có trái tim người với những cảm xúc vui buồn của con người. Ông cũng lưu ý rằng, hiện nay thế giới đang đứng trước một mối lo: nếu AI được kẻ xấu lợi dụng khai thác thì thế giới sẽ phải chịu nhiều tai họa khó lường.

Tham gia tọa đàm bằng một bản tham luận khá ngắn gọn và giàu cảm xúc, nhà thơ Phạm Phương Lan qua một vài ví dụ thực tế, đã bày tỏ ý kiến: “AI còn chưa thể thay thế con người bình thường, vậy làm sao có thể thay thế cho nhà văn, nhà thơ được. Bởi mỗi con người, mỗi trái tim, mỗi tâm hồn là một mạch nguồn cảm xúc, AI có cố gắng bao nhiêu đi nữa thì vẫn là một cỗ máy, cố gắng bắt chước để giống con người thôi… Các nhà văn, nhà thơ vẫn cứ tự do bay bổng sáng tác những tác phẩm của riêng mình, cống hiến cho nền văn học nhân loại. Dù cho khoa học phát triển tới đâu, thì mỗi nhà văn, nhà thơ vẫn mãi là những độc bản trên cuộc đời này”.

Theo nhà thơ nhà giáo Triệu Kim Loan, “sáng tác văn chương là sản phẩm kết tinh từ hiện thực, trí tuệ, cảm xúc mang đậm dấu ấn cá nhân của người cầm bút; còn AI, cụ thể là robot Sophia – robot đầu tiên thể hiện được hơn 62 cảm xúc khác nhau nhưng đó chỉ là những cảm xúc được lập trình khô cứng có thể thay thế cho hoạt động sáng tạo của con người…”. Bằng một số trích dẫn minh họa sinh động, nhà thơ đã chứng minh cho quan điểm trên của mình.

Tại bàn chủ tọa, nhà thơ Nguyên Hùng đã dùng laptop và điện thoại thông minh giao tiếp với ChatGPT để yêu cầu "sản xuất" một số bài thơ theo chủ đề ngẫu hứng. ChatGPT đã đáp ứng yêu cầu rất nhanh, mỗi bài thơ chỉ cần khoảng nửa phút. Nhà thơ Phạm Phương Lan đã giúp thể hiện các “tác phẩm” tức thời của AI làm các vị khách cùng các nhà văn nhà thơ được nhiều phen thích thú bật cười vì những ý thơ hay cũng như những "câu thơ" rất ngô nghê. Theo nhà thơ Nguyên Hùng, bên cạnh là trợ thủ rất đắc lực trong các công việc liên quan đến kỹ thuật, quản trị, điều hành thì AI cũng có khả năng cảm nhận thơ. Ông dẫn chứng vế sau của câu trên đây khi yêu cầu ChatGPT bình vài bài thơ và nó đã cho những bài cảm nhận với những nhận xét, đánh giá khá xác đáng…

Các nhà thơ Hoàng Thạch, Trần Quang Khánh, Nguyễn Đình Sinh, Vương Thiên Nga lần lượt được mời trình bày tham luận đã được đăng ký; mỗi người một cách tiếp cận, một phong cách thể hiện nhưng đều có chung một kết luận: Trí tuệ nhân tạo không thể thay thế được sự sáng tạo của nhà văn.

Dù đang bận việc gia đình ở Mỹ, nhà văn Trầm Hương đã không bỏ lỡ cơ hội bày tỏ quan điểm của mình bằng một bản tham luận ngắn gửi qua Zalo. Sau khi dẫn ra một số ví dụ sinh động, nhà văn kết luận: “CHATGPT nhanh nhưng sáo rỗng. Vâng, nhanh chưa chắc là đúng, là chính xác nên cần sự kiểm soát, tư dư phân tích và tổng hợp của con người. Và đặc biệt những lĩnh vực chuyên sâu, dị biệt, cá tính trong công việc sáng tạo thì chắc chắn CHATGPT không thể thay thế được con người! Nên nhà văn hãy xem CHATGPT như một người bạn đường "vui vẻ", còn người bạn tri kỷ thì là con chữ bật ra từ tim óc, máu thịt và trải nghiệm của người viết”.

Các nhà thơ Vũ Xuân Hương, Trương Gia Hòa cũng đã có cơ hội được chia sẻ sự nhìn nhận của mình về vấn đề đang được quan tâm. Nếu Thạc sĩ nhà thơ Vũ Xuân Hương thiên về học thuật thì nhà nhà thơ Trương Gia Hòa với phong cách nhẹ nhàng và cảm xúc và cả hai diễn giả đều nhất trí với các tác giả tham luận trước đó: AI chưa thể thay thế các nhà văn, nhà thơ và chúng ta vẫn cứ việc yên tâm mà viết văn làm thơ

Ở phần cuối chương trình, PGS-TS nhà thơ Nguyễn Mộng Sinh được mời trình bày bản "tham luận" cuối cùng bằng thơ có tên "Hội ngộ":

Cuộc tọa đàm đã khép lại trong không khí có phần tiếc nuối vì thời gian có hạn, nhưng chắc chắn đã góp phần trả lời một cách chân thực vấn đề được nêu.

Tin: PV - Ảnh: Vương Thiên Nga, Nguyên Hùng

Văn chương TPHCM xin giới thiệu clip những hình ảnh tiêu biểu về cuộc Tọa đàm này, mới quý vị và các bạn cùng xem:

Ảnh: Vương Thiên Nga - Dựng clip: Nguyên Hùng - Nhạc nền: Beat ca khúc BẾN XƯA (St: Nguyên Hùng - Lê An Tuyên)
 



ChatGPT bình thơ:

Bài thơ của nhà thơ Nguyễn Mộng Sinh:

Bài viết liên quan

Xem thêm
Danh nhân - Ông tổ nghề Thêu Lê Công Hành, thân thế, cuộc đời và sự nghiệp
Vừa qua, ngày 10 - 3 -2024, trong không khí trang nghiêm tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín, trước anh linh, công trạng của các bậc danh thần, danh nhân, trong đó có danh nhân Lê Công Hành
Xem thêm
Nhà thơ Lê Giang nhận huy hiệu 75 năm tuổi Đảng
Đảng ủy khối Dân - Chính - Đảng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho nhà thơ Lê Giang và huy hiệu 45 tuổi Đảng cho nhạc sĩ Lư Nhất Vũ.
Xem thêm
Lê Hoàng Anh - Chùm thơ dự thi
Biển Đông Kết chuỗi thang âmTạo thành những nốt trầm cây đàn Thạch SanhBay lên tỏa sóng bạc đầu
Xem thêm
Khởi động cuộc thi “Sách – người thầy, người bạn”
Cuộc thi “SÁCH – NGƯỜI THẦY, NGƯỜI BẠN” không chỉ đơn giản là một nơi để chia sẻ những cuốn sách hay, những câu chuyện ý nghĩa về sách mà còn là dịp để thể hiện sự trân trọng những giá trị văn hóa đọc, chia sẻ suy nghĩ, mong muốn lan tỏa và truyền cảm hứng đọc sách trong cộng đồng.
Xem thêm
Vĩnh Biệt GS -TS, nhà văn Mai Quốc Liên
Thông tin từ gia đình cho biết, nhà văn Mai Quốc Liên vừa qua đời lúc 1h05, ngày 10/03/2024.
Xem thêm
Lễ kỷ niệm Ngày QTPN 8-3 và giới thiệu chương trình TGTP Phạm Như Vân ngược miền ký ức
Sáng 6/3/2024, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và giới thiệu chương trình tác giả tác phẩm “Phạm Như Vân ngược miền ký ức”.
Xem thêm
Thể lệ cuộc thi Thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần 2
Tại Ngày Thơ Việt Nam 2024, ông Nguyễn Phước Lộc, Phó bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM đã tham gia lễ phát động cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam lần 2” do Hội Nhà văn TPHCM tổ chứ.
Xem thêm
TP.HCM sẽ có thêm đường sách và phát triển văn hóa đọc
Công trình “Xây dựng các đường sách, không gian sách và phát triển văn hóa đọc” sẽ hướng đến kiến thiết không gian văn hóa đọc tại 4 trục Đông, Tây, Nam, Bắc của thành phố.
Xem thêm
Hội Nhà văn Việt Nam trao các giải thưởng năm 2023
Vào lúc 09h ngày 27.02.2024, tại Hội trường Hội Nhà văn Việt Nam ở Hà Nội sẽ diễn ra lễ trao các giải thưởng của Hội năm 2023: Giải thưởng hàng năm, giải tác giả trẻ, giải nhà văn nữ ấn tượng và giải thưởng cuộc vận động sáng tác về đề tài thiếu nhi.
Xem thêm
Các câu lạc bộ và hội thơ góp phần đem đến thành công cho Ngày Thơ
Tổng hợp kết quả hoạt động của khối các CLB trong Ngày Thơ 2024
Xem thêm
Mối lương duyên giữa thơ và nhạc
Với công chúng yêu thơ tại TPHCM, năm nay có lẽ là một năm đầy niềm vui khi Ngày thơ Việt Nam do Hội Nhà văn TPHCM tổ chức chính thức trở thành một trong những hoạt động lễ hội chính của thành phố.
Xem thêm
Lãnh đạo Thành ủy đánh trống khai hội Ngày thơ Việt Nam tại TP.HCM
Tham dự Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại TP.HCM khai mạc vào sáng 24.2 có Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, trưởng ban tổ chức Nguyễn Phước Lộc; KTS Nguyễn Trường Lưu, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT TP.HCM;
Xem thêm
Cuộc thi “Nhân nghĩa đất phương Nam lần 2” sẽ được khởi đầu từ Ngày Thơ 2024
Năm nay, sự kiện Ngày Thơ Việt Nam do Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lần đầu được đưa vào Chương trình Lễ hội của Thành phố
Xem thêm
Thư mời của Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh
Như thường lệ, năm nay Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu. Kính mời các nhà văn nhà thơ tham dự.
Xem thêm
“Lửa thơ” Hòa Đồng xúc động qua một phần tư thế kỷ
Tối mùng 4 tết, dù trời mưa bay bay và se sắt lạnh, những người yêu thơ vẫn hội ngộ tại xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên háo hức chờ đón đêm thơ vừa tròn 25 mùa xuân. Trên khắp ba miền Bắc – Trung – Nam, hiếm có xã nào như Hòa Đồng, đã giữ lửa đêm thơ truyền thống suốt một phần tư thế kỷ!
Xem thêm
Thư mời dự Ngày Thơ Nguyên tiêu Giáp Thìn 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh xin trân trọng gửi tới các nhà văn nhà thơ và độc giả yêu văn chương Thư mời dự Ngày Thơ Nguyên tiêu Giáp Thìn 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm