TIN TỨC

Xây dựng lối sống đẹp trong không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-06-10 21:55:32
mail facebook google pos stwis
456 lượt xem

Nhà văn BÍCH NGÂN
Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM

Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là mục tiêu và là chương trình hành động của Đảng bộ Thành phố trong nhiệm kỳ 2020 -2025 và những nhiệm kỳ tiếp theo.

Mục tiêu trên cho thấy tính chất quan trọng và sự cần thiết của Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đối với thành phố được mang tên Bác.

Lối sống đẹp hiện diện

Trong nhiều yếu tố để tạo nên một Không gian văn hóa Hồ Chí Minh thì việc xây dựng một lối sống đẹp là một nhu cầu, một đòi hỏi không thể thiếu. Bởi, không thể có được môi trường văn hóa, không gian văn hóa và cả thiết chế văn hóa đúng nghĩa, nếu mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mỗi tổ chức, mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị, mỗi khóm, mỗi ấp, mỗi đoàn thể, mỗi hội nghề nghiệp, trường học, doanh nhiệp… chưa thật sự xây dựng được lối sống đẹp. Lối sống đẹp phải được hiện diên, hiện diện một cách sinh động và thuyết phục trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh.

Lối sống là ứng xử. Ứng xử giữa người đối với người. Ứng xử của mỗi người đối với cuộc đời và đối với chính mình. Cuộc đời mỗi người lại gắn liền với môi trường sống. Môi trường sống bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường đó tổng hòa nhiều thành tố, nhiều mối quan hệ trong sự vận động và phát triển của tự nhiên, của lịch sử, của xã hội.

Cuộc đời và sự nghiệp cao cả của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn toát lên vẻ đẹp của lối sống đặt lợi ích Tổ quốc, lợi ích dân tộc lên cao nhất. Người luôn lo, nghĩ và hành động quyết liệt vì độc lập tự do hạnh phúc cho nhân dân, cho đất nước. Bởi thế, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, luôn phải là không gian chứa đựng, nuôi dưỡng lối sống đẹp. Và lối sống đẹp phải được chăm bón để trở thành loài cây tươi tốt, luôn đâm chồi nẩy lộc, đơm hoa kết trái trong không gian văn hóa Hồ Chí Minh.

Lối sống đẹp có nhiều tiêu chí. Trong bài viết này, xin chỉ nhấn mạnh đến yếu tố: Đó là lối sống có văn hóa

Văn hóa là phạm trù rộng lớn, với nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng cốt lõi, văn hóa vẫn là cái đẹp, là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra để thích ứng với hoạt động sinh tồn và phát triển.Về văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ tháng 8 năm 1943, Người đã khái quát: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

Theo ánh sáng tư tưởng của người, ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng ta tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất ở Thủ đô Hà Nội (24/11/1946), tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, tư tưởng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã, đang và mãi mãi còn nguyên giá trị. Giá trị bất biến này cần được tỏa sáng trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, nhằm “tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, đồng thời, còn phải làm cho Không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh mang được vẻ đẹp của một thành phố phương Nam với lịch sử hình thành và phát triển trên ba trăm năm với sắc thái văn hóa riêng biệt.
 


Tổ chức các trại sáng tác văn học - một trong những hình thức hoạt động của Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh

Kế thừa và phát huy lối sống đẹp

 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại thành phố Hồ Chí Minh, là không gian địa lý có thể được giới hạn trong phạm vị Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh nhưng về văn hóa, với độ mở của nó, bao gồm cả không gian văn hóa của vùng đất phương Nam; bởi Sài Gòn xưa và Thành phố Hồ Chí Minh nay là đô thị lớn nhất phương Nam, kể từ 324 năm qua. Nói đến phương Nam người ta nghĩ ngay đến Sài Gòn xưa và TPHCM nay. Và không chỉ có vậy, đất phương Nam còn là cả vùng đất phương Nam, ranh giới địa lý như được mở rộng và độ phủ sóng về tinh thần, tình cảm cũng không giới hạn.

Lối sống nghĩa nhân của người phương Nam, không chỉ là lòng yêu thương, là mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người và giữa con người với công đồng. Nhân nghĩa còn hiện thân truyền thống, là vẻ đẹp cao cả mà còn là biểu tượng của sức mạnh ý chí, tâm hồn. Nhân nghĩa, còn bao hàm cả dũng khí và nghĩa khí. Thành phố Hồ Chí Minh, vùng đất phương Nam không thể thiếu hào sảng, bao dung, nhường nhịn, bao bọc, chở che…

Nhân nghĩa, còn là yếu tố quyết định để “an dân”- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân mà Ức Trai đã tiếp nối truyền thống ngàn đời trong hành trình dựng nước và giữ nước của nhân loại. Nhân nghĩa vừa là mục tiêu vừa là phương tiện để đạt được mục tiêu an dân. Và “an dân” trong mọi biến thiên thời cuộc và lòng người, luôn là một đòi hỏi sống còn.

Thành phố Hồ Chí Minh luôn kế thừa được những giá trị nghĩa nhân đó. Trong thiên tai, chiến tranh, dịch giã, lối sống tốt đẹp luôn được phát huy. Xây dựng “một thành phố văn minh, hiên đại, nghĩa tình” vừa là mục tiêu vừa là mệnh lệnh mà Đảng bộ cùng nhân dân thành phố đang nỗ lực thực hiện. Thành phố Hồ Chí Minh vừa chống chọi và vượt qua đại dịch với sức mạnh của tình yêu thương, đùm bọc, nghĩa tình. Trong xây dựng và phát triển, thành phố hồ Chí Minh vươn lên chung sức, chung lòng vượt qua khó khăn, lấy giá trị nghĩa nhân làm mục tiêu sống, lấy ứng xử nghĩa nhân làm lối sống.

Quyết liệt đấu tranh trước lối sống phi văn hóa

Thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước và nhiều quốc gia khác, trước môi trường sống mà dòng chảy của nền kinh tế thị thường dù đem lại nhiều phù sa màu mỡ, nhưng dòng xoáy dữ dội của nó cũng đã gây ra không ít xói lở, mất mát.

Cùng với dòng xoáy nghiệt ngã của kinh tế thị trường, song song theo đó là quá trình toàn cầu hóa với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, vừa đem lại cơ hội, vừa tạo ra thách thức mới. Cả cơ hội lẫn thách thức đều chưa có tiền lệ. Nhu cầu, đòi hỏi cá nhân cao hơn. Khát khao thay đổi cũng lớn hơn. Hành động để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vật chất ngày một riết róng hơn. Và cũng theo đó, văn hóa từ nhiều nước ồ ạt du nhập. Cái mới, cái lạ, vừa gây hào hứng và chiếm lĩnh một phần không nhỏ trong đời sống vật chất, tinh thần, nhất là của giới trẻ. Nhiều giá trị tiến bộ được học hỏi, vận dụng. Tuy nhiên, lối sống đẹp mang giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đã dần dần mất đi sự hấp dẫn và đang bị mai một…Sự vận động vừa làm thay đổi, phát triển về các chỉ số kinh tế, nâng cao về đời sống vật chất nhưng đồng thời lại kéo theo sự thay đổi về lối sống, về cách ứng xử giữa quyền lợi cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc cũng ít nhiều đã đổi thay. Nhu cầu cá nhân, lối sống vị kỷ coi trọng lợi ích bản thân, lợi ích gia đình, lợi ích một nhóm người đang ở xu thế phát triển.

Trong sự vận động mà cơ chế kinh tế thị trường chi phối, đã tác động sâu rộng đến nhận thức và hành động của cả công đồng. Điều đáng lo ngại là, một phần cán bộ đảng viên, suy thoái, biến chất, phải bị loại trừ trừ khỏi tổ chức đảng, hoặc phải vào tù, gây nhiều tổn thất cho cả hệ thống chính trị. Thực trạng đó có nhiều nguyên nhân. Một nguyên nhân phổ biến là không ít cán bộ đảng viên nói không đi đôi với làm. Nói hay, nói đúng nhưng lại làm dở và lám trái. Khi không trung thực với bản thân, với tổ chức, chính là lúc tạo mảnh đất màu mỡ cho cái xấu, cái ác sinh sôi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không dung thứ cho người nhận trách nhiệm làm “công bộc” của dân mà lại không hành động vì Cách mạng, vì lợi ích của nhân dân. Cách nay 72 năm, vào tháng 5 năm 1950, với việc xét xử đại tá, Cục trưởng Cục quân nhu Trần Dụ Châu cùng đồng bọn can tội “Biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến” ra trước vành móng ngựa và chính chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo xử tử hình đối với Trần Dụ Châu, cho thấy rõ sự nhất quán trong tư tưởng và hành động của người là kiên quyết xây dựng môi trường sống, lao động, chiến đấu và xây dựng “do dân vì dân”, kiên quyết loại trừ những kẻ nhân danh Đảng, nhân danh Cách mạng lại hành động ngược với tôn chỉ, mục đích và lý tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt cả đời hy sinh và tận hiến.

“Vụ án Trần Dụ Châu” cho tới nay vẫn còn giá trị cho việc cảnh báo và thức tỉnh cho trách nhiệm và lương tâm. Khi cán bộ, đảng viên chỉ biết lợi ích của riêng mình mà bất chấp việc gây thiệt hại cho cộng đồng, cho Tồ quốc là con người què quặt về nhân cách, con người gây ô nhiễm môi trường sống. Môi trường mà cái xấu, cái ác chưa được loại trừ và triệt tiêu, môi trường đó sẽ sinh sôi, dung dưỡng lối sống phản văn hóa.

Lối sống đẹp lan tỏa

Lối sống đẹp là lối sống văn hóa. Lối sống với phẩm hạnh của con người biết sống thu nhỏ cái tôi cá nhân lại, biết nghĩ và hành động, vì sự hài hòa giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa trách nhiệm và sự cống hiến. Biết quyền lợi bản thân, quyền lợi gia đình không thể tách ra khỏi quyền lợi của của tập thể, lợi ích đơn vị và lợi ích cộng đồng, lợi ích dân tộc.

Lối sống có văn hóa phải được hiện diên nơi mỗi người, trước nhất là cán bộ đảng viên, mà theo lời Bác dạy, phải đi trước, phải đi đầu, làm gương. Làm gương và làm cho lan tỏa hình ảnh đẹp của những con người hội đủ kiến thức, tâm hồn, tình cảm và trách nhiệm.

Lối sống đẹp là luôn coi trọng và giữ chữ tín, giữ lòng tin. Nói phải đi đôi với làm. Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn tự đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt và tự thực hành “nói đi đôi với làm”, Cả cuộc đời, sự nghiệp của Người là những câu chuyện sinh động, tấm gương mẫu mực về “nói đi đôi với làm”

Với càn bộ đảng viên cũng như với mỗi người dân, xây dựng lối sống đẹp, trước hết là sống theo kỷ cương pháp luật, sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với cộng đồng, với đất nước. .

Đơn cử vài việc tưởng nhỏ nhưng lại không hề nhỏ. Bởi nó khá phổ biến, đã trở thành thói quen, thói quen xấu và trở thành hành vi vô văn hóa. Đó là việc xả rác bừa bãi và lấn chiếm vỉa hè ở gần như hầu hết các đường phố, ngõ hẻm của mỗi quận, huyện và gần như đã trở thành một vấn nạn. Con đường mới vừa mở rộng, vừa có vỉa hè, lập tức hàng quán, xe cộ chiếm vỉa hè, chiếm lối lối đi. Hành động đó, cũng là hành vi ăn cắp phúc lợi công cộng, là hành động ăn cắp của công. Việc này có thể chấm dứt nếu như người dân tuân thủ luật pháp và bộ máy công quyền của từng địa phương làm việc đến nơi đến chốn, có chế tài xử phạt. Thành phố Hồ Chí Minh không thể trở thành một thành phố văn minh, hiện đại nếu như tình trạng xả rác và lấn chiếm lề đường, lấn chiếm vỉa hè vẫn cứ tràn lan như hiện nay. Và, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh cũng sẽ khó hình thành và phát triển, nếu như mội trường sống không xanh, không sạch và không đẹp.

Sống đẹp là lối sống không ngừng nỗ lực phấn đấu và học hỏi để hoàn thiện bản thân. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học và học tập suốt đời là hành động xuyên suốt, là triết lý sống của Người. Bởi, tự trao dồi kiến thức có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định tạo nên trí tuệ. Bằng tấm gương tự học và học tập suốt đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại nhiều bài học và những kinh nghiệm quý báu cho chúng ta noi theo.

Lối sống đẹp là còn luôn kiên trì phấn đấu vươn lên dù trong hoàn cảnh khó khăn, để có thể đóng góp nhiều hơn, cống hiến nhiều hơn bằng tâm huyết, trí tuệ và cả trái tim cho cộng đồng, cho dân tộc, cho Tổ quốc. 

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là không gian mà ở đó, mỗi người dân, mỗi cán bộ đảng viên phải biết ngắm nhìn và biết soi rọi lại chính mình, để tu sửa, rèn luyện, để nỗ lực sống, làm việc và cống hiến sao cho xứng đáng là một công dân của thành phố được mang tên Bác.

Thành phố Thủ Đức, sáng 10/6/2022.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Một đòi hỏi cấp thiết của đời sống văn học
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 10/2024
Xem thêm
Nghĩ về chuyện “làm gương” và “nêu gương”
Bài viết nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 – 27-2-2024)
Xem thêm
Khuyến khích mọi sự tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ
Lễ kỷ niệm do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức ngày 25/7 tại Nhà hát lớn, Hà Nội.
Xem thêm
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư về đội ngũ văn nghệ sỹ
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948 - 2023)
Xem thêm
Nhà văn Trình Quang Phú và những sáng tác về Bác Hồ
Chuyên đề Những câu chuyện đẹp của HTV
Xem thêm
Hậu trường đối ngoại văn chương
Tự can đảm bước ra khỏi cái giếng cạn
Xem thêm
Cuộc gặp chiều cuối năm
Của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch TPHCM với lãnh đạo Văn học Nghệ thuật TPHCM
Xem thêm
Khi nhà nước chưa thể ra tay, thì nhân dân làm
Câu chuyện quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài đã được nhắc đi nhắc lại nhiều năm nay.
Xem thêm
“Ngựa thồ văn hóa” và câu chuyện quảng bá văn chương Việt ra thế giới
Trong những năm qua, sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của đất nước đã tạo động lực quan trọng góp phần thúc đẩy việc giới thiệu, quảng bá văn học - nghệ thuật nước ta ra thế giới. 
Xem thêm
Trở về Trường Sơn || Ký của Võ Thu Hương
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 50, ngày 17/11/22
Xem thêm
Lời chúc hòa bình từ các nhà văn
Trường Đại học Văn Lang (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình giao lưu văn hóa “Lời chúc hòa bình” nhân kỷ niệm 27 năm bình thường hóa mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Xem thêm
Khi giáo viên các trường phổ thông kêu cứu…
Các giáo viên lẽ ra “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, nhưng thực ra mỗi ngày đến trường là một ngày lo đối phó, thậm chí là sợ hãi, dẫn đến tình trạng họ chọn cách làm việc thúc thủ, giao việc gì làm việc ấy, miễn làm sao được coi là hoàn thành công việc để không bị ai “động” vào, để yên thân… Khi giáo viên mất động lực làm việc, như người mất sinh khí, dẫn đến tình trạng dạy, học và các hoạt động khác của nhà trường như người ngái ngủ, lờ đờ, mệt mỏi, chán nản…
Xem thêm
Nghĩ về “Tiếng nói nhà văn”
Bài đăng Văn nghệ số 33/2022
Xem thêm
Văn chương phòng chống tham nhũng?
Bài đăng Văn nghệ số 30/2022
Xem thêm