Thanh Châu tên thật là Ngô Hoan, là nhà văn Việt Nam thời tiền chiến. Ông là tác giả truyện ngắn "Hoa ti gôn" (in trên Tiểu thuyết thứ bảy, tháng 7 năm 1937), là truyện đã làm "khơi dậy men thơ cho T.T.Kh sáng tác bài thơ nổi tiếng: Hai sắc hoa ti-gôn"
Thơ miền Trung có thể dữ dội nồng nàn như thơ Thu Bồn, tỉnh táo mà day dứt như thơ Ý Nhi, hồn nhiên đằm thắm như thơ Mỹ Dạ… Và cũng có thể điềm tĩnh để bùng nổ trong lặng lẽ như thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Gặp ngoài đời, người ta thường thấy Phạm Phương Lan trong dáng vẻ tươi tắn, yêu kiều. Một người dẫn chương trình duyên dáng, sắc sảo. Một nhà thơ xinh đẹp, khả ái. Nhiều cách nói, nhiều người nói về Lan, đều quy về một người đàn bà đẹp, trời cho cả nhan sắc và tài thơ. Thân hơn một chút, hiểu thêm một chút, Phạm Phương Lan là một người thơ, yêu thơ. Trong thơ lời yêu vẫn đầy. Thơ như đồng hành, thơ đem hương hoa tặng Lan dọc đường đời.
Chênh chao chị gánh duyên mình
Một đời con gái chung trinh vẹn toàn.
Mà sao khấp khểnh gian nan
Trên đôi vai mỏng ngập tràn nỗi đau.
Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Là tác giả của 50 đầu sách và 01 sưu tập tư liệu, trong đó có 25 đầu sách đã được chính thức ấn hành qua các nhà xuất bản.
Ông thì quát tháo, bà thì ngồi khóc, mẹ thì rên rỉ, cậu Ba huơ tay múa chân, anh Trung thì chẳng thấy đâu còn mình thì bị đổ lỗi.
“Là con Na làm chứ gì!”. Ông quát, mặt đỏ lừ như say rượu. “Cái con Na lúc nào cũng táy máy, đụng vô cái gì là bể cái đó!”.