Gặp Nguyễn Thế Khoa tại TP. HCM nhân chương trình tưởng nhớ Đỗ Nam Cao, anh lại tặng tôi hai quyển sách mới in năm 2019 và 2020: “Sân khấu - Truyền thống và hiện đại” (836 trang), “Nguyễn Diêu – Đào Tấn, một thời đại tuồng” (704 trang) đều của Nhà xuất bản Sân khấu, trong đó quyển “Sân khấu - Truyền thống và hiện đại” đã đạt Giải thưởng của Hội đồng Lý luận phê bình VHNT Trung ương năm 2020.
Trịnh Duy Sơn là người đa tình, say yêu và say thơ! Nhiều khi chúng ta khá vô lý thành kiến với tính đa tình của ai đó, thực ra, đa tình là ân huệ tạo hóa ban cho con người, nam cũng như nữ.
Lục bát có vẻ không là thể thơ sở trường của một nhà thơ tự do phóng khoáng không chấp nhận mọi luật lệ khuôn phép như Đỗ Nam Cao. Suốt gần 40 năm làm thơ, Cao chỉ có trên dưới 10 bài thơ lục bát. Hóa ra, Cao hiểu làm lục bát hay quá khó, làm lục bát có bản sắc riêng càng khó hơn nhiều. Đây là thể thơ mơ ước của Đỗ Nam Cao, chỉ khi thấy đầy đủ nội lực anh mới dám làm lục bát. 5 bài thơ ngắn và nhất là trường ca “Hỡi cô cắt cỏ” tôi giới thiệu dưới đây cho thấy Đỗ Nam Cao đã tạo nên một thứ lục bát rất hay của riêng mình, để không phải xấu hổ với ca dao dân ca, với Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy…
Sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do học giả Ngô Đức Thọ chủ biên, mục 1503 trang 481 có ghi: “Phùng Khắc Khoan (1528-1613) người xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, nay là thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Tôi lớn lên, vào những năm sau 1975, ruộng đồng vào mùa khô vẫn phải chống hạn bằng xe đạp nước. Có lần, được ngồi xe đạp nước đêm trăng cùng với cô bạn gái tôi mới biết giọt mồ hôi trên sợi tóc mai cùa cô thôn nữ vừa nghe mằn mặn vừa nồng ngầy ngậy, khó tả. Qua bao mùa trăng, tôi vẫn còn mơ được đi tát nước: “Hôm qua trăng sáng tờ mờ/ Em đi tát nước tình cờ gặp anh” (Ca dao).
Văn Cao (1923-1995), tên thật Nguyễn Văn Cao, quê ở Nam Định. Bạn thân gọi là anh Văn, ông là nghệ sĩ tiền phong, tài tình muôn mặt: nhạc sĩ - họa sĩ - nhà thơ. Văn Cao nổi tiếng trước hết với bản”Tiến quân ca” sau làm Quốc ca nước Việt Nam.