TIN TỨC

Trần Đàm đi tìm một bản ngã

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-05-29 15:27:44
mail facebook google pos stwis
638 lượt xem

LÊ QUANG SINH

Đã ngoài tám mươi mà mỗi lần theo ông, cánh hậu sinh chúng tôi cách ông cả giáp vẫn thấy hụt hơi. Đúng là không nói ngoa cả khi leo dốc, đường trường lẫn khi viết lách, chơi bời. Cuối năm, cuốn lý luận phê bình, đầu năm cuốn thơ. Thoắt vừa bản Lác lại đã thấy ông tíu tít với lúa vàng, lúa xanh, với ruộng bậc thang ở Phù Luông. Cứ thế, ngắm ảnh ông chụp, đọc sách ông viết. Hoa cả mắt. Trời phú cho ông mãnh lực, ông lướt đi tất cả, không sợ sệt, không do dự và vì thế đích cuối cùng luôn có mặt ông.

Đi nhiều nơi, ngắm nhiều cảnh, cảm xúc cứ thế thấm vào ông tự nhiên, đa sắc... để rồi khi ông nâng ống kính, ánh sáng cứ thế ùa vào. Khi ông cầm lấy bút, con chữ cứ thế sinh sôi, tha hồ ông sắp đặt, cảm tác. Thơ ông bắt đầu hình thành cách nói, một bản ngã. Cảm hơn, đa nghĩa hơn:

Ba lần ta đến Tủa Chùa

Sương giăng kín bản, gió lùa quắt non.

(Sương giăng Tủa Chùa)

Hay:

Bếp lửa đỏ cha ngồi hơ tuổi tác

Tiếng khèn xa vọng lại bồn chồn

(Bản Lát)

Sương giăng kín bản, gió lùa quắt non. Có nói gì đến rét mướt đâu mà thấy buốt tê người.

- Cha ngồi hơ tuổi tác. Cần gì phải nhiều lời, nhiều chữ về cha đâu mà vẫn thấy cuộc đời cha mồn một.

Thơ là vậy đó. Kiệm lời, chỉ cảm thôi.

Tìm cách nói cho thơ mình. Nói một cách khác là đi tìm một giọng điệu riêng là khao khát của tất cả những ai cầm bút muốn thành thi sỹ. Nó vắt kiệt trí não, sức lực nếu anh muốn đi đến đích. Nó không có chỗ dành cho sự lười biếng, càng không có chỗ cho những giấc mơ hỗn loạn. Người đọc sẽ quên anh sau những ồn ào, hoan hỉ, trống mở cờ rong. Trần Đàm thoắt nhìn có vẻ như tất cả sự lích kích của ông chỉ là cớ đi tìm thú để chơi. Nhưng gần ông một chút ta thấy ông thức khuya dậy sớm, ta thấy ông tất bật với thời gian. Nhọc nhằn với con chữ.

Thế thì chơi nỗi gì? Hình như trong ông không có ý nghĩ về tuổi tác, thay vào đó là suy tư, dằn vặt: Ta làm được điều gì, khẳng định được chân lý nào giữa thế gian xô bồ, hư thực:

Đêm dài thao thức bình minh

Tiếng con chim lạc một mình gọi khuya

.....

Em mang câu lục tìm chồng

Cứ mong câu bát thuận vòng chúng sinh

 (Lục bát tìm nhau)

Tiếng con chim lạc một mình gọi khuya - Chả phải là hình ảnh ông đó ư! 

Cái sự khác người, khác lẽ tự nhiên, cứ băm ông ra ngấu ông vào con chữ. Tìm đến một bản ngã, làm ông cặm cụi, làm ông thất thường, ăn ngủ không yên. Người đời đôi khi nhìn cảnh đó thường buột miệng: - Lẩn thẩn mất rồi!

Ai hiểu được cho ông nỗi lòng. Ai sẻ chia được cho ông niềm đam mê trời phú. “Tìm được câu lục rồi, lại mơ về câu bát”. Cái lý trời đày cứ vần vũ, tiếp nối mà hành hạ thân xác, mà khúc khích cười nhạo chân lý chúng sinh.

Tìm cho mình một cách nói là tạo cho mình một chân dung. Để rồi, dù anh đứng ở đâu, ngồi ở đâu, người đọc vẫn nhận ra anh không lẫn với bóng dáng người khác.

Sự khác lạ dẫn đến vẻ đẹp, dẫn đến thẩm mỹ. Đó là cách rạch đá tìm ngọc, cách tiếp cận chân lý từ những điều vô lý, làm cho trí tưởng tượng bay lên, làm cho chân trời trở nên vô định. Thơ phải đi vào ngõ ngách sâu thẳm ấy mà phát lộ:

Trăng se giọt mật

Rỏ ngọt mắt lá

Tiếng đêm êm ả

Bỗng thành lời ru.

(Chiếc lá)

Bốn câu thơ như hiện lên cùng một chớp mắt, thi sĩ cùng một lúc cảm nhận được thế giới xung quanh bằng tất cả giác quan thiên bẩm của mình - Thị giác, khứu giác, vị giác,... Và cả con tim nữa. Một thế giới đa cảm, óng ánh mang hơi thở của nhân thế.

Bài Chiều xuân Na Mèo, Trần Đàm đã tìm được cho mình một cách nói, một bản ngã mà ở đó câu chữ mang đậm tư duy thơ:

Con suối nhớ mây gõ vào lèn đá

Gõ vào lời khặp bếp lửa đông người.

Thiên nhiên sống động mang hồn vía con người. Con người lại chạm vào thiên nhiên để nhận về cảm xúc, để nhận về lửa ấm. Thơ anh nhiều câu vừa hiện sinh vừa mơ hồ đọc lên thấy nhớ, thấy mông lung:

Dây trầu vấn vít buồng cau

Mình ơi tận hưởng hết màu tháng Ba

(Tháng ba).

Tôi chả biết tháng Ba có màu gì, theo ông cứ mông lung vậy. Nhưng tôi biết cái dây trầu kia, cái buồng cau nọ đang vấn vít, quấn quýt nhau, ắt hẳn cái màu tháng ba không thể xám được, không thể mịt mù tăm tối được. Cái màu hạnh phúc ấy tha hồ cho trí tưởng tượng thêu dệt, vẽ vời. Ai bảo đó không phải một câu thơ hay! Ai bảo đó không phải là cách nói thơ giàu cảm xúc.

Gần đây, thơ Trần Đàm đã dày lên phần cảm, ông đã biết cách gạn bớt đi phần vỏ để phần lõi có cơ tạo vòng. Ta không khó tìm ra nhưng câu hay khi đọc thơ ông. Đó là kết quả sự mất ngủ của lửa. Nhiều lúc tôi nhủ thầm, động viên - Cố lên anh! Nhưng lại nghĩ mình ác quá. Phận trời đã đày rồi, thêm người đày nữa có làm ông quá sức chăng!

Nhưng mà, có gì đó cứ mông lung trong tôi như thơ ông vậy. Nhỡ mà ông thôi không viết nữa, lấy đâu ra đêm dài trên bàn phím với những chộn rộn, miên man:

Gió xuân thắt đáy lưng tròn

Cánh buồm con, cánh buồm cong cửa trời.

Đây nữa:

Những tia nắng

Thả thang xuống cánh đồng

Và đây nữa:

Chợ phiên tuần có một lần

Một lưng củi với một thung gió đầy

...

Có tiếng khèn núi vọng lại mơ hồ...

Có tiếng người chộn rộn nữa!

Không đó là tiếng con tim thổn thức:

Kiếp người chẳng phút thảnh thơi

Chẳng ai bắt, chẳng ai đòi dấn thân

Mấy câu lục bát lỗi vần

Ứa ra từ những nợ nần mộng mơ

Và thế là tôi lại thao thức với ông đến sáng.
 

Lập Hạ 5.2024

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm
Hoàng đế Quang Trung, danh tướng bách chiến bách thắng
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hiếm có một anh hùng nào như Hoàng đế Quang Trung, xuất thân áo vải, cả đời chinh chiến, danh vang bốn biển, đánh giặc lập nước, tôn vinh văn hiến, khuyến học khuyến tài, những bậc quốc sĩ danh thần cảm phục uy danh mà theo về giúp rập. Đặc biệt, trong hai lần đại phá quân Xiêm La và quân Thanh, ông đã bằng vào tài năng quân sự thiên bẩm của mình, đánh cho lũ giặc phía Nam, phía Bắc phải kinh hồn táng đởm. Ông từng hào sảng tuyên ngôn trong Chiếu xuất quân khích lệ tướng sĩ khi hành binh ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh
Xem thêm
Mùa Xuân trong thơ Dương Xuân Linh
Bài viết của nhà thơ Phùng Hiệu
Xem thêm
Xuân về, đọc thơ Trương Nam Hương
Tuấn Trần viết về tập thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương
Xem thêm
Tình yêu bển đảo trong thơ Lê Tiến Lợi
Nhà thơ Lê Tiến Mợi là một trong những người gắn bó lâu năm với nghiệp văn chương. Anh đã có số lượng tác phẩm khá lớn, trong đó một số sáng tác của anh đã chiếm được cảm tình của người đọc. Sau đây xin trân trọng gửi tới Ban Biên tập Văn chương thành phố Hồ Chí Minh bài viết về tình yêu biển đảo trong thơ anh. Xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập khi được cộng tác với Văn chương thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mảnh trăng tinh tấn hàng cau trổ buồng
Cảm nhận về tập thơ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Kẻ cày mây thu và gieo trồng muôn dặm sao
Bài viết của Tuần Trần về tập thơ “Những đám mây mùa thu” của Trần Quang Khánh
Xem thêm