Sự quyến rũ của cái đẹp, còn là để trí tưởng tượng người thưởng ngoạn đừng khô héo.
Vào khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nền văn học Việt Nam bắt đầu chuyển từ thời kì văn học trung đại sang thời kì văn học hiện đại với những biến đổi về chất. Văn chương giờ đây ngoài ý nghĩa “tải đạo” truyền thống còn là một “nghề”, một “nghiệp” để người viết “kiếm ăn xoàng” như lời cảm thán của Tản Đà. Và mặc dù thời đại đã biến thiên, văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX cho đến nay trải qua nhiều cung bậc thăng trầm, nhiều biến chuyển nhưng có một thứ hầu như không thay đổi đó là “phương thức” kiếm nhuận bút của những người đam mê nghề viết lách. Phương thức kéo dài hơn một thế kỉ nay rất đơn giản: tác giả gửi đứa con tinh thần của mình cho các báo, tạp chí hay các nhà xuất bản. Nếu được chọn đăng trên báo, tạp chí hoặc in thành sách thì người viết sẽ có nhuận bút. Các tòa soạn, nhà xuất bản sẽ căn cứ vào cơ chế tài chính, tên tuổi của người viết, sức hấp dẫn của tác phẩm mà trả thù lao cho tác giả một cách hợp tình hợp lí. Bước sang kỉ nguyên công nghệ số như hiện nay, ngoài phương thức “cổ điển”, những người cầm bút còn có một phương thức khác để vừa thỏa mãn niềm đam mê văn chương vừa có “đồng ra đồng vào”: viết cho văn học mạng.
Hắn cho xe chạy theo Khánh Linh, cô gái có cái trán dô bướng bĩnh giơ tay chỉ về phía trước nói với hắn “ông cứ chạy thẳng đường Điện Biên Phủ này chừng nào thấy cái tháp nước bên tay phải thì quẹo vô con hẻm bên dưới tới quán cà phê cóc là nhà ông nội tôi, tôi có việc tới sau”. Nói xong cô gái rồ ga chạy thẳng bỏ mặc hắn với gương mặt ngơ ngác. Không biết nghĩ gì hắn tặc lưỡi đôi mắt có chút lưu luyến nhìn theo cô gái.
Lại nghe người ta mất mẹ / Mà sao mình điếng câm lòng / Tháng bảy ai cài hoa đỏ / Biết là hạnh phúc lắm không…
Thúy Kiều là nhân vật trung tâm trong “Truyện Kiều” của Đại Thi hào Nguyễn Du. Hơn mười lăm năm xuất hiện trong tác phẩm, từ buổi chơi xuân trong tiết thanh minh cho đến khi “Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ” với Kim Trọng, Kiều đã có nhiều hành động, việc làm khác thường. Lời thề “Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai” còn nóng hổi, Kiều đã phải thốt lên “Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”! Vừa van xin em giúp mình “thay lời nước non” với Kim Trọng “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”, lại dùng dằng, tiếc rẻ “Duyên này thì giữ, vật này của chung”. Nghi ngờ Sở Khanh lừa đảo nhưng nàng vẫn lên ngựa chạy trốn với hắn giữa đêm trường. Căm giận Hoạn Thư tột cùng “Vợ chàng quỷ quái tinh ma/ Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau” thế nhưng sau khi nghe thị “chối tội”, Kiều đã “Truyền quân lệnh, xuống trướng tiền tha ngay”. Được Từ Hải đưa từ kiếp gái lầu xanh trở thành đệ nhất phu nhân và giúp lập lại công lý ở đời nhưng sau đó Kiều lại khuyên Từ buông gươm đầu hàng, dẫn đến cái chết thảm thương,…
Tập trường ca Những ngọn khói về trời của nhà thơ, nhà báo Bùi Phan Thảo mới ra mắt bạn đọc, như nhắc nhớ mỗi người từng đi qua và sống sót trước sự tàn khốc của đại dịch COVID-19 đừng quên những ngày khó khăn và hãy biết trân trọng mỗi phút giây bình yên mà mình đang có.