Tiếng chim ríu rít vòm cây
Đài hoa quyện cánh bướm bay dập dờn
Một vùng hoa trái ngát hương
Toả lan thơm tự trong vườn thơm ra.
Sáng nay 6/8/2002, tại Nhà hát Quân Đội (Tân Bình, TPHCM) đã diễn ra buổi ra mắt 2 tác phẩm mới của nhà thơ Phạm Thị Cúc Vàng với sự tham dự của nhiều bạn bè đồng nghiệp và người thân.
Thời buổi này, hẳn chẳng còn mấy trẻ em nghe đến tên ông Ba Bị - một “Ông Kẹ” xa xưa chuyên được các phụ huynh đem ra để dọa các nhóc tỳ mỗi lần chúng khóc quấy về đêm.
Văn học không chỉ phản ánh mà còn đồng hành và kiến tạo cuộc sống. Chính vì thế, những dòng chảy văn học luôn được nuôi dưỡng, tiếp nối và bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi người nghệ sĩ tài năng sẽ ghi lại dấu ấn trong lòng độc giả bằng những con đường khác nhau, tùy thuộc vào thời đại, xã hội mà họ sống trải. Thuộc thế hệ thứ ba trong lớp những nhà văn, nhà thơ trẻ ở đô thị miền Nam như: Phong Việt, Anh Khang, Phương Huyền, Trần Phi Long, Nguyễn Trần Thiên Lộc, Vũ Văn Song Toàn, Lê Thùy Vân… Khét (Trần Đức Tín) là một gương mặt quen thuộc trên nhiều diễn đàn mạng và tạp chí Văn học từ địa phương đến trung ương. Anh để lại ấn tượng trong lòng độc giả bởi một bút lực dồi dào, sung sức và một hồn thơ chân chất, mộc mạc, ngồn ngộn hơi thở cuộc sống đương đại. Điều này thể hiện rõ nét qua ba tập thơ đã xuất bản trong ba năm liên tiếp: Rồi mình cũng xa lạ nhau (2018), Mình mắc cạn vào nhau (2020), Ở đậu trong nhau (giải thưởng Hội nhà văn Tp. Hồ Chí Minh 2021). Tập thơ mới nhất của anh Chín nhánh da vàng (2022) đã cho thấy một hình ảnh Khét trầm tĩnh, suy tư sâu sắc hơn với cảm thức ý hướng về nguồn cội mạnh mẽ xuyên suốt cả tập thơ.
Trước ngày đi công tác vùng biển, chàng vừa đi thực tế ở Tây Nguyên ra. Nàng phụng phịu: “Những chuyến đi hấp dẫn anh hơn cả em”. Chàng cười xòa, lôi trong ba lô một hộp cà phê chính hiệu của vùng đất bazan: “Em uống hết là anh về”.
Trong bộ đồ pizama nâu tươm tất, thường mặc kể từ ngày nghỉ hưu, ông Sáu nức nủm chuẩn bị đón khách quý từ bên kia đại dương. Bây giờ trở về cuộc sống nông dân nơi đồng đất quê nhà, ông thấy thả thơi ngày tháng về già. Ai ngờ lại có khách xa nửa vòng trái đất tìm đến. Có chút rộn rạo trong tâm tưởng, nhưng ông vẫn giữ nét sinh hoạt thường nhật mỗi ngày. Đó cũng là nếp sống của người già chốn quê, ưa làm lụng cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Khách đã vượt nửa vòng trái đất, thân tình đến thăm, mình cũng lấy cái thân tình vốn có của người Việt mà tiếp đón. Có sao đón vậy. Thực lòng. Không khách sáo, làm mày làm mặt.