Cầm “KÝ HỌA THƠ” của Nguyên Hùng trên tay, ấn tượng trước tiên mà tôi nhận được là từ bìa sách đồng hiện một bức tranh đa sắc mầu... với những là một nửa hình ảnh các gương mặt văn nhân... Và giữa đó nổi lên, thật rõ ràng, ba chữ tên gọi tập sách, mà ngay dưới đó là cái ngoặc đơn này: “(81 chân dung văn học)”...
Một lần vào trang “Văn chương thành phố Hồ Chí Minh”, tình cờ tôi thấy tin Lê Thị Kim được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải “Nhà văn ấn tượng nhất năm 2023” của thành phố mang tên Bác. Thực tình, tôi vốn không thích thứ bậc nhất nhì... cụ thể của các loại giải thưởng... nhưng lại rất thú vị với cái danh xưng “ấn tượng”... đầy khiêu khích trí tò mò kia. Nên lần hồi tìm kiếm, mới hay, Lê Thị Kim đích thực là Nhà thơ, Họa sỹ, lại còn là một Doanh nhân thành đạt nữa.
Nên thôi… thì cứ như ý tôi, “Khúc vĩ thanh 109” hiện tại cũng nên tạm đứng riêng ra với một cái tên mới...
Gọi là KHÓC MẸ… được chăng?...
Quan sát thấy trên Thi đàn Thơ Việt hiện đã khá đông đảo những doanh nhân là nhà thơ, mà tiếc là tôi chưa thấy các chuyên gia Văn học định vị giá trị thi nhân của họ! Là doanh nhân, họ đã và vẫn đang có đóng góp to lớn, thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế nước nhà phát triển. Thế còn địa vị thi nhân của họ thì sao?
“Đầu đội một vòng hoa muống trắng
Bài hát tuổi thơ lạc bến, tả mùa!”
Roman Jakobson (1986-1982) là nhà Thi pháp học lừng danh người Mỹ, gốc Nga. Chuyện tôi đọc và kể lại dưới đây về định nghĩa THƠ của Roman Jakobson là từ sách THƠ, THI PHÁP VÀ CHÂN DUNG của Đặng Tiến, (Nxb Phụ nữ, 2009) và sách PHÊ BÌNH VĂN HỌC THẾ KỶ XX của Thụy Khuê, (Nxb Hội Nhà văn, 2018).