TIN TỨC

Góp... tìm tên cho “Khúc vĩ thanh 109” của Nguyễn Phúc Lộc Thành

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
523 lượt xem

LÊ XUÂN LÂM

Cách đây cũng đã hơn sáu năm, một bữa tôi vô tình vào fb của Nguyễn Phúc Lộc Thành và đọc được chia sẻ của nhà thơ như dưới đây.

  • Xin dẫn trích:

“Trưa nay, tôi (Nguyễn Phúc Lộc Thành) vinh dự và rất cảm động vì sự nồng ấm đến từ nhà thơ, hoạ sỹ Nguyễn Quang Thiều - người đã vẽ 18 bức tranh sơn dầu để dùng minh hoạ cho 108 bản thơ lục bát trong 3 tập “Giấc mơ Sông Thương”, “Chiều”, và “Chân quê” của tôi...”

[... Cùng nhà văn Tạ Duy Anh, nhà thơ Trần Hùng “hoạ sỹ tài danh Văn Sáng, người sẽ phụ trách trình bày “Giấc Mơ Sông Thương” (GMST)... đang chuẩn bị xuất bản”... (Xin lược bớt chữ của đoạn này -Lâm)]

“Chúng tôi cùng ăn trưa và bàn bạc, mỗi người “một chân một tay” góp sức để “Giấc Mơ Sông Thương” ra mắt bạn đọc đúng vào ngày 18/08/2018 âm lịch...”

“Tôi định đưa vào in thêm trong tập GMST bản “Khúc Vĩ Thanh 109”, là vĩ thanh của 108 thi phẩm lục bát trong tập GMST sắp xuất bản, nhưng các anh đều khuyên là giữ nguyên con số 108 cho đẹp và có ý nghĩa. Vậy nên, trước khi thay tên mới cho “Khúc Vĩ Thanh 109”, tôi xin đăng lên đây để các anh chị em fb đọc và góp ý, chia sẻ ạ”.

  • Dưới đây là nguyên văn bài thơ trên fb của Nguyễn Phúc lộc thành:

 

KHÚC VĨ THANH 109


1-
Tiễn người.
Một sớm tinh khôi
Mắt hoen hoen lệ,
con ngồi khóc thu

Con từ phố thị ngục tù
Đã nghe ruộng nấc,
đồng tru tiếng hờn

Võng nghèo
hắt hắt từng cơn
Rêu thềm mốc mốc
Rạ rơm ru hời

 

2-
Mẹ gối lên ruộng,
thảnh thơi
Nhìn đòng đòng chết giữa trời thênh thang

Sông Thương
ngầu đục mắt làng
Có đàn nghé đói
khóc khan gọi Người

Một ngày,
nấm đất còn tươi
Bùn chưa kịp lấm môi cười mẹ yêu

Gò chưa mở kịp cửa chiều
Mẹ tôi
lạc giữa tiêu diêu trăm bề

Mẹ nằm,
gối mặt lên quê
Tóc mầm mẹ bạc.
Ngô bề bề non.

Thấy phù sa trắng cát cồn
Giấc phù vân,
mẹ đem chôn xuống chiều


3-
Mẹ ơi,
cùng tận giáo điều
Con rũ sạch một trời điêu,
con về

Mẹ ơi,
đắm ngộ cơn mê
Tha nhân nhem nhẻm lời thề trên môi

Sâu bầy
chồng chất lưng trời
Mẹ cầm nước mắt
dạo chơi cõi trần

Mẹ ơi,
đau đến ngàn lần
Non kia chôn dưới bội phần hoang vu

Tám mươi mùa chết từ từ
Thấy trong sài đẹn,
ngu ngu
mặt người

Mẹ già
vá lại mặt đời
Phía sau đạo đức là ngời ngợi đau

Thấy cơn mửa chết từ lâu
Lẫn trong nghèn nghẹn miếng trầu mẹ ăn

Xác này
bó chiếu nhân gian
Con xin đem cả thiên đàng đi chôn

 

4-
Mẹ nằm
gọi những khóc hờn
Thương đàn nước mắt
trong cơn đoạ đày

Bàn tay
mẹ duỗi chiều nay
Móng còn cáu bẩn
mặt ngày
nhân gian...


26/07/2018
Nguyễn Phúc Lộc Thành

………………….

... Nhà thơ băn khoăn, về Khúc vĩ thanh 109”, định làm Khúc cuối” cho 108 khúc, của toàn tập Giấc mơ Sông Thương” ... giờ Các chức sắc đỉnh” của Hội “khuyên” gác bỏ lại, không để đứng cuối tập thơ nữa... thì đặt tên là gì?

Đúng là để Khúc vĩ thanh 109” đứng riêng ra như một bài thơ, thì cần phải đặt tên riêng, chứ chả nhẽ lại giữ cái phiên hiệu số đã không còn là chức phận của nó nữa?! Nhưng…

Tôi đọc Khúc vĩ thanh 109”… rồi ngay sau đó đi tìm mua thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành, những mong xem 108 các “khúc đầu” với khúc mình” kia nó thế nào, mà người ta khuyên tác giả bỏ “khúc đuôi” ra hẳn tập thơ? Nhất là vì sao chính nhà thơ... cũng không nói nên lời... về cái lý do phải cắt để khúc đuôi” riêng ra?...

Đáng tiếc là mãi mới đây, tôi mới tìm được “Giấc mơ sông thương”, “Chiều” và “Chân quê”. Đọc cả ba tập thơ, tôi hiểu “tại sao tác giả lại đã đồng ý bỏ “khúc đuôi” của tập thơ ra, và băn khoăn ngỏ ý tìm tên mới cho nó?”…

  •  

Trở lại Khúc vĩ thanh 109”… Và tôi cảm nhận đó như là một AI ĐIẾU !

Hiển ngôn của Khúc vĩ thanh 109” lần lượt trả lời bốn câu hỏi mà tôi đã tự đặt ra cho mình. Đó là điếu ai? Người ấy từ giã cõi đời thế nào? Vì sao? Và còn để lại gì?...

Đây là đoạn 1”, thoạt nhìn như ba cặp lục bát, đọc với nhịp hai – bốn tiếng một, sẽ cảm nhận ngay nỗi khắc khoải... buồn đau…; nhưng lại được ngắt nhịp, cách dòng thành 11 câu thơ, tạo ra các nhịp 2/4/4/4, 6/4/4 và 2/4/4/4 , với những tiếng lòng, có khi nấc lên, lắp láy biết mấy ẩn ức nỗi niềm; có khi nghẹn xuống thinh không, rồi lại bỗng “tru” réo lên… để rồi lại lịm tắt... trong “ru hời” của “rêu thềm”“rơm rạ”

Khóc ai? Thì hiển ngôn đây : “con ngồi khóc thu” chứ còn ai nữa!?...

Cầm được cái chìa khóa ẨN DỤ “khóc thu” của đoạn 1”, tôi mở được thông điệp của các đoạn 2”, nhất là đoạn 3”, để rồi đi đến đoạn 4” với một cái dấu chấm nhiễu chung cuộc … thật kinh hoàng!...

Và... tôi chợt hiểu ra vì sao  Khúc vĩ thanh 109” này chưa thể đứng cuối, để chuyển tải trọn vẹn thông điệp của “Giấc mơ Sông Thương”; để hoàn thành cái sứ mệnh của tập thơ...

Nên thôi… thì cứ như  ý tôi, Khúc vĩ thanh 109”  hiện tại cũng nên tạm đứng riêng ra với một cái tên mới...

Gọi là KHÓC MẸ… được chăng?...

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm