TIN TỨC

Roman Jakobson định nghĩa “Thế nào là thơ?”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1256 lượt xem

LÊ XUÂN LÂM

Roman Jakobson (1986-1982) là nhà Thi pháp học lừng danh người Mỹ, gốc Nga. Chuyện tôi đọc và kể lại dưới đây về định nghĩa THƠ của Roman Jakobson là từ sách THƠ, THI PHÁP VÀ CHÂN DUNG của Đặng Tiến, (Nxb Phụ nữ, 2009) và sách PHÊ BÌNH VĂN HỌC THẾ KỶ XX của Thụy Khuê, (Nxb Hội Nhà văn, 2018). Riêng về Ngữ học, tôi dẫn theo Ferdinand de Saussure (1857-1913), sách GIÁO TRÌNH NGÔN NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG, (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973).

Theo Đặng Tiến, Roman Jakobson cho rằng: “Muốn biết thơ là gì, thì phải đối lập với cái không phải là thơ”. Đặng Tiến dẫn tiếp: Roman Jakobson nêu câu hỏi, “Thi tính phát hiện cách nào?”. Và lý giải: “Một từ được cảm nhận như một từ, chứ không phải cái thay thế cho sự vật được gọi tên, hay một bùng vỡ cảm xúc.Rằng là: từ pháp và cú pháp, ý nghĩa, ngoại hình và nội hình của chúng không phải là những chỉ dấu dửng dưng của thực tại, mà chúng có trọng lượng riêng và giá trị nội tại.”

“Tóm lại, thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng”. (Đặng Tiến. Sđd, tr.26).

Nhắc lại ý kiến này của Roman Jakobson: “Khi thi tính, chức năng thi ca chiếm vị thế chủ đạo trong một tác phẩm văn chương, thì ta gọi là thơ”, là để lưu ý rằng, Roman Jakobson đang truy vào “cái nên Thơ”, cũng tức là đang truy vào NỘI DUNG của cái gọi là thơ, nhằm trả lời câu hỏi “Thế nào là Thơ”, để tìm cách định nghĩa Thơ. Như vấn đề mà Roman Jakobson nêu, thì tôi nghĩ, cái mà ông đang truy tìm là THI TÍNH. Nhưng, rốt cuộc, THI TÍNH là cái gì và nó tồn tại như thế nào trong Thơ?

1.

Những trích dẫn ý kiến của Roman Jakobson nêu trên, thật không dễ hiểu. Câu hỏi là tại sao Roman Jakobson lại cho rằng: “Một TỪ (tôi viết hoa) được cảm nhận như một TỪ, chứ không phải cái thay thế cho sự vật được gọi tên, hay một bùng vỡ cảm xúc…”, lại là dấu hiệu để căn dựa vào, nhằm phát hiện ra THI TÍNH?

Khi khẳng định như vậy, có phải chăng là Roman Jakobson muốn nói rằng, Thi pháp là cái khiến THI TÍNH được bộc lộ ra?! Nói dễ hiểu hơn, chất thơ, hay một tác phẩm văn chương chỉ được xác định là Thơ, khi THI TÍNH giữ vai trò chủ đạo. Và, mà để có nó, tức là để có THI TÍNH, thì phương pháp sử dụng TỪ (từ pháp), phương pháp tạo lập câu thơ (cú pháp), phải bằng/ là một cơ chế đặc biệt sáng tạo thế nào đó, để ý nghĩa “ngoại hình” và “nội hình” của chúng (của TỪ định danh Sự vật – Hiện tượng – Quan hệ... trong thực tại), “không phải là chỉ dấu dững dưng”, mà tạo ra một giá trị mới, “có trọng lượng riêng và giá trị nội tại”.

2.

Vậy THI TÍNH là cái gì? Nó xuất hiện ra sao và tồn tại như thế nào trong Thơ?

2.1. Chính Roman Jakobson đã nói: “Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mỹ” (Thụy Khuê. Sđd, tr.239). Cũng chính Roman Jakobson còn nhấn mạnh rằng, khác với văn xuôi, “Thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng”. (Đặng Tiến. Sđd, tr.16). Phổ biến hơn, cũng là nôm na dễ hiểu hơn, người ta thường nói, “Thơ là nghệ thuật ngôn từ”!

Tất cả những cách tiếp cận thơ như trên, rút lại đều cùng hướng đến nhận thức rằng THI TÍNH trước hết là cái nằm ở trong ngôn ngữ Thơ, chứ không phải ngôn ngữ nói chung. Nhưng “Thế nào là ngôn ngữ Thơ?”. Trả lời câu hỏi này, rõ ràng không có cách nào khác hơn, là phải tìm đến tính ĐA NGHĨA HÀM ẨN của TỪ, cũng là của ngôn ngữ nói chung.

2.2. Ferdinand de Saussure cho rằng: “Tín hiệu ngôn ngữ là võ đoán” (F.de Saussure, Sđd, tr.122), tức là không lý do, là không tìm được căn nguyên mối liên hệ giữa vỏ âm thanh (cái biểu hiện) và ý nghĩa (cái được biểu hiện) trong một tín hiệu ngôn ngữ (TỪ), cũng như căn nguyên mối liên hệ với các tín hiệu ngôn ngữ khác (TỪ khác). Riêng tôi thì cho rằng: TÍN HIỆU NGÔN NGỮ RA ĐỜI THEO CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN – NHẬN BIẾT. ĐẠI DIỆN cho cái gì, và căn cứ vào cái gì để NHẬN BIẾT cái gì, là những điều tôi sẽ trình bày dưới đây.

2.2.1. Trước tiên, tôi tán đồng luận đề của Ferdinand de Saussure, rằng TỪ là một tín hiệu ngôn ngữ gồm hai mặt âm và ý gắn bó với nhau “như hai mặt của một tờ giấy” (F.de Saussure, Sđd, tr.197). Một mặt là hình thức công cụ chuyển tải, chính là âm thanh (lời nói), hoặc là ký tự (chữ viết); một mặt là nội dung thông điệp, chính là ý nghĩa của TỪ, được ký hiệu của TỪ ấy chuyển tải.

Lời nói, hoặc chữ viết, thì như là cái vỏ hình thức, mang tính ĐẶC TRƯNG DÂN TỘC; còn nghĩa là cái ruột nội dung, thì mang tính PHỔ NIỆM NHÂN LOẠI. Thí dụ người Việt nói “cái bàn ăn”, thì người Anh nói “Dining table”, tiếng nói và chữ viết khác nhau là thế, nhưng ý nghĩa khái niệm về sự vật, cơ bản không có gì khác nhau cả.

2.2.2. Tính ĐẠI DIỆN thể hiện ở cái hình thức vỏ âm thanh, hoặc kiểu ký tự. Đó là tùy vào sở thích, có chất lượng văn hóa của mỗi dân tộc, mà dân tộc đó chọn một loại âm thanh, và/ hoặc một kiểu chữ viết nhất định, để định danh (đặt – gọi tên) cho Sự vật – Hiện tượng – Quan hệ... của thực tại; sao cho, khi âm thanh, hoặc chữ viết đó, được gọi lên bằng lời, hoặc viết ra thành chữ, theo cách của dân tộc đó, thì phần ý nghĩa, được ký hiệu bằng âm thanh, hoặc bằng chữ viết ấy, sẽ được tái hiện trong cảm thức, trong nhận thức ngôn ngữ của người ta, cho người ta NHẬN BIẾT Sự vật – Hiện tượng – Quan hệ... đã được đặt – gọi tên ra, bằng chính âm thanh, hoặc bằng chính chữ viết ấy.

Nhưng tại sao lại chọn âm thanh để làm ký hiệu ngôn ngữ? Đây là vấn đề không thuộc câu chuyện mà tôi đang kể ở đây. Chỉ nói gọn là vì, theo tôi, âm thanh là một loại vật chất dạng sóng, có giải phổ tần tách biệt nhận biết vô cùng rộng lớn và cực kỳ linh hoạt cho năng lực mô tả đủ mọi sắc thái tồn tại của Sự vật – Hiện tượng – Quan hệ... trong tồn tại, nên mới biệt phân, mới định biệt... tồn tại được, tức là mới đặt – gọi tên cho sự tồn tại theo CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN – NHẬN BIẾT, để mới NHẬN BIẾT tồn tại được.

2.2.3. Trở lại vấn đề đang nói ở đây, rằng CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN – NHẬN BIẾT, tức là Đại diện để Nhận biết cái Đại diện đó, cho thấy TÍN HIỆU NGÔN NGỮ (TỪ) chỉ như là một dấu hiệu âm thanh, mà không phải là toàn bộ âm thanh có thể phải có, cũng không cần phải gồm toàn bộ âm thanh như thế, vì chỉ cần một chỉ dấu biệt phân - định là đủ.

Vì thế, nên không phải tín hiệu ngôn ngữ cụ thể ấy (TỪ) là toàn bộ ý nghĩa, tức là nội dung, của chính nó. TÍN HIỆU NGÔN NGỮ MANG TÍNH ĐẠI DIỆN – NHẬN BIẾT, nên chỉ khi được sử dụng, tức là khi tham gia vào hoạt động ngôn ngữ, vào hoàn cảnh ngôn ngữ (ngữ cảnh) nào đó, thì một nét ý nghĩa cụ thể nào đó, gồm chứa trong tín hiệu ngôn ngữ đó (trong TỪ ấy), sẽ được thể hiện ra.

CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN – NHẬN BIẾT trong thành tạo Từ, tức tín hiệu ngôn ngữ, đã lý giải vì sao tên gọi Sự vật – Hiện tượng – Quan hệ... trong tồn tại, không đồng nhất một – một với chính Sự vật – Hiện tượng – Quan hệ... được tín hiệu ngôn ngữ (TỪ) ấy định danh. Vì vậy, nghĩa của TỪ, luôn là một khối HÀM ẨN, do vỏ âm thanh, hoặc ký tự (chữ viết), được cộng đồng ngôn ngữ lấy làm đại diện, để khi nói hoặc viết sẽ đượcgợi ra, sẽ phát tác ra, một cách phù hợp với hoàn cảnh, mà TỪ đó xuất hiện.

HÀM ẨN nghĩa, do vậy, chính là đối tượng của Thơ; chính là cơ sở để Roman Jakobson khẳng định “Thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng”; HÀM ẨN nghĩa đó cũng chính là THI TÍNH.

2.2.4. Như vậy là nếu TỪ không được thành tạo theo CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN – NHẬN BIẾT, để một cách khách quan, một cách mặc nhiên, TỪ luôn là một ĐA NGHĨA HÀM ẨN, thì Thơ sẽ không có đối tượng khai thác, không tìm được công cụ để phản ánh, nghĩa là sẽ không có ngôn ngữ thơ, tức là sẽ không có Thơ, như một nghệ thuật phản ánh.

Ngôn ngữ Thơ, do vậy là ngôn ngữ HÀM ẨN, ngôn ngữ ẨN DỤ, nói khái quát, thì đó là ngôn ngữ HÌNH TƯỢNG (hình tượng của ngôn ngữ).

Mặt khác, như trên tôi đã nói đến hoàn cảnh ngôn ngữ (ngữ cảnh), tức là nói đến tín hiệu ngôn ngữ (TỪ) khi và trong hoạt động ngôn ngữ của nó, là tôi muốn nói rằng, chỉ trong hoạt động ngôn ngữ, như trong nói năng giao tiếp, ở đây là trong tác phẩm thơ, thì những tín hiệu ngôn ngữ ấy mới trở thành những ẨN DỤ, ẨN NGỮ, những HÌNH TƯỢNG NGÔN NGỮ; cũng chính là tôi muốn nói rằng, khi và chỉ khi tham gia làm nên các cấu trúc, như câu thơ, bài thơ, thì các tín hiệu ngôn ngữ đó, trong cấu trúc ấy, mới trở thành ẨN DỤ, ẨN NGỮ, thành HÌNH TƯỢNG NGÔN NGỮ THƠ.

Hay nói khác đi, thì chính là các cấu trúc kia, bằng sức mạnh tổ chức (cú pháp) “quái đản” (chữ dùng của GS Phan Ngọc) của nó, đã khiến ý nghĩa tàng ẩn trong các tínhiệu ngôn ngữ phát tác ra. “Vật chất chỉ bộc lộ thuộc tính khi vận động”, là vậy. Rằng chỉ có cách tổ chức ngôn ngữ “quái đản” của thơ, tức là cách chọn lựa và kết hợp các tín hiệu ngôn ngữ (TỪ) thành câu thơ, bài thơ, một cách khác biệt, đặc trưng, chỉ thơ mới có được, thì mới làm xuất tác ra ẨN DỤ, ẨN NGỮ, ra HÌNH TƯỢNG THƠ, do thơ và vì thơ mà thôi.

3.

Đến đây đã có thể hiểu vì sao Đặng Tiến đã cho biết là ông dễ dàng đồng thuận với Roman Jakobson, rằng: “Về lý thuyết, ngôn ngữ nói chung và văn xuôi nói riêng nhằm phục vụ cho một đối tượng trong đời sống hàng ngày. Thơ trái lại, là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng”.

3.1. “Thơ là một ngôn ngữ...” thì đúng rồi, ngôn ngữ nào thơ ấy, nhưng chỉ đúng một nửa! Chỉ chừng nào “một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng” thì mới làm ra Thơ, chính thật Thơ. Thí dụ người Việt, dùng chữ Hán để làm thơ, nhưng vẫn không phải là thơ của người Hán. Vẫn là thơ Việt, vì nó mang theo chữ Hán cái hồn cốt của người Việt. Có thể nêu vô khối những thí dụ cho vấn đề nêu đây bằng dẫn chứng Thơ chữ Hán củacác cụ ta xưa. Cả như vậy, thì ĐỊNH NGHĨA: “Thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng”, như Roman Jakobson định nghĩa, vẫn chẳng dễ hiểu chút nào!

Hiểu sao cho phải khi ai cũng biết, như văn xuôi, Thơ cũng dùng ngôn ngữ để phản ánh hiện thực, tức là hiện thực và nhận thức hiện thực, đều là đối tượng của tư duy, mà Thơ hay văn xuôi, đều lấy ngôn ngữ làm công cụ để phản ánh. Theo Đặng Tiến, có lúc Roman Jakobson còn ĐỊNH NGHĨA thơ cực đoan hơn. Rằng: “Thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh”. (Đặng Tiến, Sđd, tr.12). Định nghĩa như thế, rõ ràng là đã “gây khó” cho không chỉ người cần được chỉ dẫn “tiêu dùng” Thơ, mà còn chẳng dễ giúp đỡ hướng nghiệp cho người “sản xuất” Thơ. Để phân biệt Thơ với văn xuôi, người xưa, như tại HÁN VIỆT TỰ ĐIỂN của Thiều Chiểu “định nghĩa”: “Văn có vần gọi là thơ” thật đơn giản. Nhưng ngày nay, không ai còn có thể định nghĩa giản đơn như vậy. Vì đã có loại thơ không vần mà lại rất Thơ!

3.2. ĐỊNH NGHĨA: “Thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng”, hẳn là Roman Jakobson muốn đặt thơ làm cơ sở cho Thi pháp học – một bộ môn nghiên cứu về Thơ như một SIÊU ngôn ngữ, không đơn giản nhằm phục vụ “người tiêu dùng Thơ”, cho kẻ thích Thơ, yêu thơ, lấy đó làm căn cứ, để nhận diện Thơ, hiểu thơ, rồi càng yêu Thơ hơn. Với “người tiêu dùng Thơ”, đọc và thưởng thức Thơ, thì chỉ cần dựa vào trực cảm bản thân, dựa vào cảm thức ngôn ngữ của chính mình, là đủ để nhận biết cái gì là thơ, cái gì không phải thơ... thế thôi.

3.3. Có thể truy nguyên ĐỊNH NGHĨA của Roman Jakobson: “Thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng” không? Được! Và tôi hiểu như sau:

Một là, khi nói: “Thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng”, như Đặng Tiến cũng đã có nhận xét, rằng không có nghĩa là Roman Jakobson nói đối tượng của Thơ không phải là cuộc sống con người, mà trái lại, Thơ trước sau vẫn là một loại công cụ phản ánh; mà rằng cuộc sống con người đã mặc nhiên được cái phản ánh là ngôn ngữ phản ánh trong tín hiệu ngôn ngữ ngay từ khi nó ra đời rồi. Nói cách khác, trong CÁI PHẢN ÁNH là ngôn ngữ, đã chứa đựng CÁI ĐƯỢC PHẢN ÁNH, là tồn tại, chính là nội dung, là ngữ nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ đó rồi.

Hai là, vấn đề ĐẠI DIỆN – NHẬN BIẾT như là CƠ CHẾ RA ĐỜI của tín hiệu ngôn ngữ, chính là để nói rằng, nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ (TỪ) không bao giờ cũng là quan hệ 1/1 với chính bản thân tín hiệu ngôn ngữ đó, kể cả trường hợp đồng âm. (Thí dụ BÀN là cái bàn với BÀN là bàn bạc, luận đàm...). Rằng BIỂU VẬT chỉ là một nét, một tiêu chí để nhận biết TỪ đó với TỪ khác; trong khi BIỂU NIỆM, gọi ra hay chứa đựng trong tín hiệu ngôn ngữ, về BIỂU VẬT, tên gọi Sự vật – Hiện tượng – Quan hệ... trong tồn tại..., thì rộng lớn hơn, đa dạng hơn, nên đa nghĩa hơn. Nói lấy “ngôn ngữ làm đối tượng” chính là nói lấy cái BIỂU NIỆM của tín hiệu ngôn ngữ, trong tín hiệu ngôn ngữ, làm đối tượng.

Ba là, như khi giới thiệu về Roman Jakobson, tại các trang 238-239-240, sách PHÊ BÌNH VĂN HỌC THẾ KỶ XX, Thụy Khuê đã dẫn một quan điểm “bạo liệt” của Roman Jakobson: “Hành động Thơ là hành động cưỡng bức ngôn ngữ”, để tiếp đó bà giới thiệu những quan điểm của Roman Jakobson về “CHỨC NĂNG CỦA THI CA”. Rằng: “Chức năng của nghệ thuật là làm nổi bật thông điệp từ người nói (hay người viết) đến người nghe (hay người đọc). VẬY CHỦ ĐỀ CHÍNH CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU THƠ LÀ SỰ NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ TRONG CHỨC NĂNG LÀM NỔI BẬT THÔNG ĐIỆP (tôi viết hoa). Chức năng này quan trọng hơn cả, nó giúp chúng ta hiểu rõ và phân biệt ngôn ngữ Thơ và ngôn ngữ hàng ngày”. Và tôi còn cho rằng, không chỉ người nghiên cứu, mà ở cấp độ người thưởng thức Thơ, cũng cần đọc cho ra cái “CHỨC NĂNG LÀM NỔI BẬT THÔNG ĐIỆP”, mà không phải chỉ là chức năng chuyển tải THÔNG TIN, thì mới thưởng thức được Thơ như một loại hình nghệ thuật ngôn từ.

Bốn là, Roman Jakobson còn nêu quan điểm đúng đắn rằng: “Nếu nghệ thuật hội họa là sự tạo hình bằng chất liệu thị giác có giá trị tự tại, nếu âm nhạc là sự tạo âm bằng chất liệu âm thanh có giá trị tự tại, và vũ điệu là sự tạo hình bằng chất liệu cử chỉ có giá trị tự tại, thì thơ là sự tạo thể bằng chữ có giá trị tự tại, tự chủ, (…) Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mỹ”.

Theo Roman Jakobson: “Ngôn ngữ thơ có một thủ pháp cơ bản là sự kết nối hai yếu tố. Về mặt ngữ nghĩa, thủ pháp này xuất hiện dưới các dạng: song song, so sánh (trường hợp đặc biệt của song song), hóa thân (song song chiếu trên thời gian) và ẩn dụ (song song rút gọn thành một điểm). Về mặt hòa âm, thủ pháp chồng đè xuất hiện dưới các dạng: Vần, ép vận hay hiệp vần và láy điệp âm.

Năm là, vấn đề “Chức năng làm nổi bật thông điệp” của nghệ thuật Thơ, là để lấy THÔNG ĐIỆP làm CÔNG CỤ, làm CÁI PHẢN ÁNH TƯ TƯỞNG của Thơ. Đây là cách Thơ hướng đến ngôn ngữ như một đối tượng nhằm thiết lập THÔNG ĐIỆP. Đây là công việc giải mã ký hiệu ngôn ngữ (TỪ), giải mã Cấu trúc – Chức năng (Tổ hợp TỪ, Câu Thơ, Bài Thơ) của Tác phẩm Thơ; nhằm tìm ra Ẩn dụ, Ẩn ngữ, tìm ra HÌNH TƯỢNG Thơ, tức là tìm ra những CÔNG CỤ xây dựng và chuyển tải THÔNG ĐIỆP TƯ TƯỞNG của tác phẩm Thơ, của Thơ, của Nhà Thơ.

4.

Tóm lại, khi ĐỊNH NGHĨA: “Thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng”, mục tiêu của Roman Jakobson, là nhằm đưa ra một định nghĩa về Thơ, đủ cả tính phổ quát về ý nghĩa và tính phổ dụng về công năng. Cái mà ông gọi là THI TÍNH, là “khi thi tính, chức năng thi ca chiếm vị thế chủ đạo trong một tác phẩm văn chương thì ta gọi là thơ.” Ông đã định nghĩaTHI TÍNH bằng cách mô tả tồn tại của nó, đúng hơn là Đặng Tiến và Thụy Khuê đã dịch dẫn Roman Jakobson mô tả cách phát hiện THI TÍNH trong Thơ để xác định Thơ.

4.1. Đó chính là những khía cạnh, của những nội dung đã kể đến ở các mục trên. THI TÍNH CHÍNH LÀ HÀM ẨN NGỮ NGHĨA, do tín hiệu ngôn ngữ đó, và trong tín hiệu ngôn ngữ đó, được “bùng vỡ” ra, bị phát tác ra... dưới tác động của THI PHÁP.

4.2. Nếu không thế thì làm sao ĐỊNH NGHĨA: “Thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng”, để phân biệt cái là Thơ với cái không phải là Thơ như Roman Jakobson đã định nghĩa. “Thơ là một ngôn ngữ...” thì hẳn nhiên rồi. Vì ngôn ngữ nào, Thơ ấy. Ngôn ngữ là công cụ, là cái phản ánh kia mà.

4.3. Như vậy có thể nói rằng ĐỊNH NGHĨA: “Thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng” của Roman Jakobson đã giúp người đọc hiểu “Thế nào là thơ?” hơn là nhận diện “Thơ là gì?”, nhất là Thơ của người Việt Nam, bằng tiếng Việt. Mỗi một nền thi ca của mỗi một dân tộc, cần có một định nghĩa Thơ của nó, cho riêng nó, chính vì “Thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng”. Và, bởi Thơ không chỉ là TỪ, là tín hiệu ngôn ngữ, mà đi cùng TỪ, cùng tín hiệu ngôn ngữ là Tâm lý, Văn hóa, là Hồn cốt của Dân tộc sử dụng tín hiệu ngôn ngữ ấy. THI TÍNH, hay CHẤT THƠ ở trong ngôn ngữ thì như nhau, nhưng cách thức làm cho THI TÍNH, làm cho CHẤT THƠ hiện hình thành ngôn ngữ Thơ, trở thành THÔNG ĐIỆP của bài Thơ, thành Phong cách của nhà Thơ..., thì mỗi dân tộc, mỗi một ngôn ngữ lại rất khác nhau.

Thơ Việt Nam, do vậy cần một ĐỊNH NGHĨA để dễ nhận diện Thơ, để “sản xuất và tiêu dùng” Thơ hiệu quả hơn.

Nguồn Văn nghệ số 23/2022

Bài viết liên quan

Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm
Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ Vọng thiên hà của Hoa Mai.
Xem thêm
Con người Chí Phèo
Cái chết của Chí phèo như bản cáo trạng về xã hội thực dân nửa phong kiến thối rữa, nhàu nát, là tiếng kêu oan khốc thấu tận trời xanh của những kiếp người “siêu khổ”.
Xem thêm