Đền thiêng lắm, dân trong vùng từ Hậu Lộc đến Quảng Xương đều về đây dâng hương tế lễ, xin lộc vào đầu tháng 3, trước mùa đi biển. Ai đi biển đều đến thắp hương, khấn vái Đức Ông để cầu bình an, để cầu thuyền đầy tôm cá. Tương truyền, Đức Ông là người có công khai phá vùng này, ông tổ của các làng chài này đã từ mấy trăm năm rồi.
Thời gian như chiếc lá rơi bay vèo trong gió. Năm 2022, chúng tôi tổ chức kỷ niệm 45 năm ngày ra trường. Các bạn cùng khóa K23 đều bảo 320 sinh viên của 9 lớp khoa Ngữ Văn hồi ấy có hai người thành đạt nhất là Bùi Mạnh Nhị và Nguyễn Chí Bền.
Trên đường về, hình ảnh thằng Thực nằm ngửa trên giường, cái bụng mỗi ngày một phồng to, bình “ngọc ngọ” ngâm hai hòn dái ngựa như hai quả trứng ngỗng màu trắng như sữa và hình dáng con ngựa già đứng ủ rũ dưới gốc cây nhãn, đôi mắt ướt buồn rười rượi của nó cứ ám ảnh tôi không sao dứt ra được.
Huỳnh Văn Nghệ là một trong những nhà quân sự tài ba, lập nhiều chiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài tài năng quân sự, ông còn được trời ưu ái cho một tâm hồn thi ca mẫn cảm, được nhân dân yêu quý phong tặng danh hiệu “thi tướng”. Và nhìn trên phương diện văn học sử, có thể nói Huỳnh Văn Nghệ là một trường hợp đặc biệt của thi ca Việt Nam hiện đại nói chung và phong trào Thơ mới nói riêng.
“Chim én bay” là tên cuốn tiểu thuyết được xuất bản năm 1988 và cùng với tiểu thuyết “Năm 1975 họ đã sống như thế”, xuất bản năm 1979, nhà văn Nguyễn Trí Huân đã được nhận “Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật” năm 2007. Và cái tên “chim én bay” tôi xin phép được lấy để làm tựa cho bài viết này.
Thầy giáo, nhà thơ Nguyễn Văn Song đến với thơ có thể nói là khá muộn so với tuổi . Nhưng đã trở thành một tác gia có tiếng trên văn đàn với những giải thưởng cao quý của các cuộc thi lớn. Và rất quen với bạn yêu thơ khi thường xuyên xuất hiện trên các trang báo và tạp chí từ trung ương đến địa phương.