Tôi làm quen với giọng nói chị vào một đêm khuya vắng, và câu chuyện bắt đầu từ những bài thơ, từ sự yếu đuối đồng cảm, từ những mối tình chông chênh không thể đá vàng cũng không cam lòng trăng gió.
Đêm Đông chí lạnh cứa thịt da. Bóng ông Tứ đổ dài hẻm nhỏ. Mưa đọng trên chiếc áo khoác màu da bò đang ngả dần sang màu lông chuột một lớp dày, màu lông chuột càng trội thêm.
Theo tôi biết, tác giả trường ca Phồn Sinh đã được Tổ chức kỉ lục gia Việt Nam mời đến nhận bằng công nhận với tư cách là người sáng tạo ra kỉ lục một Thi phẩm có số lượng dòng thơ nhiều nhất (13.127 dòng) và số lượng chữ nhiều nhất (136.369 chữ) từ trước đến nay trong thơ Việt Nam. Quả thật, chỉ riêng về khối lượng cho đến nay làng thơ ca ở nước ta chưa có trường ca nào có độ dài như tác phẩm Phồn Sinh của nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu.
Nguyễn Văn Ngọc sinh năm 1959. Ông quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Là thạc sỹ Ngữ văn, ông từng là giáo viên dạy Văn, sau đó là chuyên viên phụ trách môn Văn của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thời gian công tác tại Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Nghi Lộc, ông đã biên soạn cuốn sách Địa phương huyện Nghi Lộc (NXB Đại học Vinh, 2016 ). Năm 2021, cuốn sách được kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam dùng làm minh chứng trong chương trình “Nét đẹp dân gian” của tiếng Nghi Lộc.
Mười chiếc gương tròn như trăng mười sáu. Mười chiếc gương trong như giếng trời. Mười chiếc gương mười mái tóc quyện hương bồ kết nồng nàn da thịt tiết trinh.
Tôi không phải là người hiểu biết âm nhạc, nhưng tôi luôn luôn thấy có một giai điệu ngoài gia điệu chính thống của các bài hát của chị. Một giai điệu giống như đường viền chân trời buổi hoàng hôn: mong manh, xa xôi, u huyền và đẹp đằm sâu.