Nhà văn Phùng Văn Khai sinh năm 1973 tại ại Thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Anh hiện đang công tác Tạp chí Văn nghệ Quân đội, cấp bậc thượng tá, chức danh Phó Tổng Biên tập, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (2007), Phó Ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam Nhiệm kỳ (2020 - 2025). Phùng Văn Khai được biết đến là một tác giả viết nhiều bộ tiểu thuyết lịch sử nhất gồm 6 bộ gồm: Phùng Vương, Ngô Vương, Nam Đế Vạn Xuân, Triệu Vương phục quốc, Lý Đào Lang Vương, Lý Phật Tử định quốc. Và sắp tới đây anh sẽ ra mắt bộ tiểu thuyết thứ 7 “Trưng Nữ Vương”. Trong những tiểu thuyết lịch sử của anh, bạn đọc đặc biệt chú ý đến các bộ tiểu thuyết; Phùng Vương, Ngô Vương, Triệu Vương phục quốc, trong đó bộ tiểu thuyết Ngô Vương nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam thời kỳ 2016 - 2019. Qua trao đổi trước khi bộ Trưng Nữ Vương sắp được ra mắt, anh cho biết, bộ tiểu thuyết lịch sử này sẽ có nhiều nét mới trong lối hành văn nên văn phong cũng khác hẳn. Và tiểu thuyết Trưng Nữ Vương là tiểu thuyết đầu tiên của anh có nhiều tình tiết hư cấu, có nhiều giai thoại lẫn thần thoại xoay quanh các nhân vật chính, nó thể hiện sự khác lạ so với các tiểu thuyết trước đây. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu Hồi thứ nhất của Bộ tiểu thuyết lịch sử này.
Phùng Hiệu giới thiệu
Quê nhà Nguyễn Một thời chiến tranh là vùng đất “xôi đậu”, nơi ngày nào cũng xảy ra chiến sự, các bên giành nhau từng mét đất. Cha bị bắn chết khi ông còn trong bụng mẹ. Chưa được bốn tuổi, mẹ bị viên đạn lạc bắn ra từ một lô cốt của lính Mỹ, trút hơi thở cuối cùng khi đang ôm con ngủ… Những ám ảnh ấy chừng như khiến anh trở thành người mắc nợ ký ức, được bày biện với chính mình trong tập “Truyện ngắn Nguyễn Một” (NXB Hội Nhà văn - 2020).
Trời lạnh, gió thốc vào mặt và sương sớm vẫn còn chưa tan sau những lúc rơi rớt vài giọt mưa đêm qua. Hôm nay tôi đi bộ, việc đi bộ này đã không còn là điều gì mới lạ hay ép buộc bản thân, nó đã trở thành một thói quen lí thú.
Có thể nói, Từ một vùng văn hóa đã giúp người đọc biết tới hầu hết các gương mặt văn chương Đắk Lắk trong khoảng ba chục năm trở lại đây, như Hữu Chỉnh, Trúc Hoài, Phạm Doanh, Văn Thảnh, Đặng Bá Tiến, Niê Thanh Mai, Nguyễn Anh Đào, Lê Thành Văn, Nguyễn Văn Thiện, Hồng Chiến, Bích Thiêm, Bùi Minh Vũ, Hồ Hồng Lĩnh...
An Giang từ lâu đã có lớp người sáng tác văn học dầy dặn, tên tuổi trên văn đàn cả nước. Đó là các nhà văn, nhà thơ quê gốc An Giang như Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Viễn Phương, Mai Văn Tạo, Lê Văn Thảo, Lê Thành Chơn... Nối tiếp lớp người tiên phong này là một lớp người mới xuất hiện bằng những sáng tác văn học mới như một kế thừa vững vàng.
Chiều ngày 29/9, tại Baku, thủ đô nước Cộng hòa Azerbaijan, đã diễn ra buổi ra mắt tập thơ "Gün doğarkən" (tạm dịch: Mặt trời mọc) của nhà thơ Mai Văn Phấn. Tập thơ do nữ thi sĩ kiêm dịch giả Afag Shikhly tuyển chọn từ những bài thơ tiếng Nga của Mai Văn Phấn và dịch sang tiếng Azerbaijan. Tập thơ này được Ủy ban Văn hóa của Quốc hội Azerbaijan bảo trợ. Giám đốc dự án là bà Ganira Pashayeva, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa của Quốc hội Azerbaijan, Chủ tịch Ủy ban Liên Nghị viện Azerbaijan - Việt Nam. Trong lời khai mạc buổi ra mắt sách, bà Ganira Pashayeva đã nói: "Ngày 23/9/1992, Việt Nam và Azerbaijan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ đó đến nay, hợp tác giữa hai nước ngày càng mở rộng và hiệu quả. Cùng với nhiều lĩnh vực, hai nước chúng ta không ngừng mở rộng giao lưu văn hóa, đặc biệt là văn học nghệ thuật. Cuốn sách của Mai Văn Phấn xuất bản tại Azerbaijan lần này là sự kiện văn hóa nhân kỷ niệm tròn 30 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Thông qua thơ Mai Văn Phấn, độc giả Azerbaijan được dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp tâm hồn người Việt Nam, hiểu thêm về văn hóa, lịch sử, cũng như phong tục tập quán của đất nước các bạn". Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc VCPN bài viết "Người lan tỏa những tư tưởng thi ca" của nữ thi sĩ kiêm dịch giả Afag Shikhly. Bài viết được dùng làm lời tựa cho tập thơ "Mặt trời mọc" của Mai Văn Phấn.