Online riết rồi cũng chán, nhất là cái kiểu ăn theo nói leo. Status nào cũng ghé vào comments vài dòng, hình ảnh nào cũng bấm vài like. Thậm chí còn share về nhà để chứng tỏ ta đây là người hiểu chuyện, nhưng ngay cả việc hiểu bản thân mình đã khó nói chi đến chuyện hiểu người khác.
Mỗi chúng ta ai cũng có một nơi sinh ra và lớn lên, một nơi để thương nhớ, một nơi để trở về… Đó là quê hương. Và quê hương ấy có mẹ ngóng chờ ta, đặc biệt là mỗi khi tết đến xuân về. Cái lẽ nhân sinh ấy tưởng như ai cũng từng cảm nhận và hiểu thấu. Những hình ảnh ấy tưởng như đã luôn hiện hữu trong đời sống và đã đầy ắp trong tâm khảm hồn vía mỗi người. Nhưng không, khi ta bất ngờ gặp lại thì lòng vẫn trào lên những rung cảm rưng rức nghẹn ngào.
Có lẽ, ít người biết rằng, nhà thơ Giang Nam đã từng được mời ra vùng tự do Bình Định năm 1954 để tập kết ra Bắc nhưng ông đã chọn ở lại với chiến trường miền Nam dù biết rằng có thể sẽ rơi vào cảnh bị địch bắt và tù đày, tra tấn cho đến chết. Chính ông đã bộc bạch: Sự lựa chọn đó đã được chứng minh là hoàn toàn đúng. Có sự lựa chọn đó mới có Giang Nam hôm nay. Nhưng phải nói thật là số người được gọi là “trí thức” dám ở lại sống chết ở chiến trường chỉ đếm được trên đầu ngón tay…
Một tác phẩm văn chương được xem là một tòa kiến trúc nghệ thuật. Bàn về thi pháp học là tìm cái đẹp, cái độc đáo… trong cấu trúc nghệ thuật văn chương.
Giữa chiều hè, một chiếc thuyền máy chạy dọc theo con sông Gianh từ dưới làng Thanh Khê lên cầu Minh Lệ. Chiếc thuyền áp sát vào nhịp cầu gãy nằm giữa dòng sông.
Giới thiệu tập “Thơ tình Đặng Tường Vy” được xem là hoạt động đầu tiên của Ngày Thơ Việt Nam tại TP.HCM, do Ban Nhà Văn Trẻ - Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức.