Thế nhưng, bất chợt đã có ứng cử viên đầu tiên. Một ông lão tha hương may mắn có được việc làm trong sự ngỡ ngàng, vui mừng của chính lão, và của những thầy cô trong nhà trường.
Nhà văn Trần Như Luận Sinh năm 1955 Thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế, Tốt nghiệp đại học Y khoa Huế năm 1980, hiện đang sống và viết tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Là Uỷ Viên Ban Chấp hành, Chi hội phó Chi Hội văn Học thuộc Hội VHNT tỉnh Bình Định. Ông viết nhiều thể loại; Thơ, truyện ngắn sáng tác, thơ và truyện ngắn dịch, truyện dài, tiểu thuyết, biên khảo. Từng cộng tác với: Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc, Thằng Bờm, Ngàn Thông (trước 1975); Tuần báo Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội, Tạp chí Văn nghệ TP HCM, Văn chương Phương Nam, Kiến Thức Ngày Nay, Quán Văn, Sông Hương, Văn nghệ Bình Định, Tạp chí Non Nước, Tạp chí Sông Lam (sau 1975 tới nay). Tác phẩm ông từng góp mặt trong 1000 Nhà Thơ Huế Đương Thời (tuyển thơ, 2008), Tuyển Truyện Ngắn Hay Báo Văn Nghệ 2008 (tập truyện) v.v… Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu 1 chương trong tiểu thuyết GƯƠNG MẶT LOÀI HOMO SAPIENS do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2022
Ta đã say trong ngổn ngang của tháng Mười. Đêm mụ mị từng cơn mưa rệu rã. Ngày nào đó có hoang hoải lưng chừng vài con nắng. Những yêu thương chất ngất phía mơ hồ. Ta mơ gì trong tháng mười dạm ngõ? Mơ đêm ư? Không. Mơ mưa ư? Chưa hẳn thế. Hình như ta mơ theo từng con nắng. Những con nắng lưng chừng đem lại và gieo rắc vào hồn bao nỗi niềm phía xa lắc những ngày xưa, và những ngày yêu.
33 bài thơ trong tập thơ “Đừng kể công cho mẹ” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý trùng với 33 năm tuổi đời của mẹ, và cùng với đó là những tháng năm đằng đẵng đau đáu nhớ thương. Nhớ thương trong tâm hồn, rồi xúc cảm thành thơ, đi theo suốt năm tháng và khi chọn lọc để in thành tập thơ là câu chuyện mà nhà thơ Nguyễn Hữu Quý muốn gửi gắm đến độc giả rằng tình mẫu tử thiêng liêng là tình cảm đẹp nhất trên đời.
Sau năm tháng nhọc nhằn nơi phố thị
Ta trở về với mảnh vườn xưa
Sóng gió cuộc đời giờ lắng lại
Mùi hoa thơm cỏ dại sau nhà.