Tôi được định hình khung và chế tác hoàn chỉnh trong một cơ sở trông rất hoành tráng, và được chuyên chở đến công viên này nhanh như tên lửa, tổng cộng chưa đầy một tiếng đồng hồ. Người ta gọi tôi là ghế đá, và từ đây, tôi bắt đầu vòng đời của mình.
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Ông ngồi lặng hàng giờ bên tách trà vừa mới châm còn bốc khói, đôi mắt hướng ra ngoài ngõ bằng ánh nhìn đau đáu, xa xăm. Thi thoảng, ông nhấp ngụm trà, nhồi một mồi thuốc vào chiếc tẩu gỗ mun đen bóng, châm lửa rít một hơi ngắn, nhẹ nhàng phả ra những làn khói mỏng như sương… Xong lại hướng cái nhìn đăm chiêu ra ngoài cổng ngõ…
Mỗi người thăm thẳm một chiêm bao (Trần Dần)
Tôi gặp Hoàng Cầm lần đầu tiên vào những năm bảy mươi. Tập thơ Về Kinh Bắc bấy giờ còn là bản thảo. Một cuốn sổ bìa cứng, giấy carô và những con chữ phóng túng như muốn vượt ra ngoài lề. Đặc biệt, thỉnh thoảng lại có một bức tranh minh họa của Bùi Xuân Phái, Sĩ Ngọc…, hay của chính nhà thơ. Về Kinh Bắc với những giai thoại về số phận của nó đã gây cho tôi một ấn tượng bàng hoàng. Tôi nài nỉ Trúc Thông dẫn tôi đến nhà Hoàng Cầm. Bấy giờ ông được phép mở quán rượu tại gia để lấy tiền độ nhật. Hoàng Cầm là một người dong dỏng, đẹp trai, giọng nói ấm áp, cách nói hấp dẫn, hơi trình diễn, và đầy một sự dịu dàng nữ tính. Ông thật tương phản với tất cả những gì xung quanh: căn nhà cấp bốn lụp xụp, tối tăm và lũ tửu đồ thô kệch mà ông phải lăng xăng phục vụ. Tôi và Trúc Thông chọn một góc khuất, gọi hai chén rượu và ngắm Hoàng Cầm.
Truyện ngắn đầu tay của Hoài Hương
Từ nay, Văn chương TP. Hồ Chí Minh sẽ lần lượt giới thiệu các tác phẩm dự thi đã được Tạp chí Văn nghệ TP.HCM chuyển qua.
“Viện Hàn lâm Thụy Điển chỉ gửi thư mời khi họ có những thông tin tích cực về nền văn học của một quốc gia. Cũng bởi vậy, cho dù năm nay lá thư đến muộn, hoặc chúng ta chưa có các nhà văn nào tham dự giải Nobel thì đây cũng là một tín hiệu đáng mừng” – nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.