TIN TỨC

Người tạc tượng đài Cha – Mẹ bằng ca dao

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-07-01 16:18:58
mail facebook google pos stwis
1176 lượt xem

NGUYÊN BÌNH

(Đọc tác phẩm Mùa Thu nắng khóc của Phạm Đức Mạnh)

Cầm thi phẩm MÙA THU NẮNG KHÓC, (NXB HNV, 2022 ) trong tay, bồi hồi mở ra rồi gấp lại nhiều lần, lòng tôi cứ bần thần, rơm rớm. Bởi, nêm chặt từng trang sách là hình ảnh Cha - Mẹ cùng với tấm lòng hiếu thảo vô bờ được anh chắt từ trong trái tim yêu thương sâu nặng, chảy thành những dòng thơ chan hòa theo dòng tâm tư tôi, một kẻ tha phương cứ mãi lần ngóng một ngày trở về. Hình tượng ấy cứ lớn dần lên, lớn dần lên để rồi trong giây phút cảm hứng dâng trào, tôi đã thốt lên: “phải chăng đây là tượng đài hình tượng Mẹ - Cha trong thi ca Việt đương đại? 

Có thể nói ngay rằng, hiếm có nhà thơ nào dành trọn toàn bộ tác phẩm cho những bài thơ viết về Cha - Mẹ như trong MTNK của nhà thơ Phạm Đức Mạnh. Qua lời tâm sự đầy xúc động của anh, tác phẩm được thai nghén 25 năm ròng rã, kể từ ngày Mẹ rời xa trần thế, để lại đứa con côi hiếu thảo bơ bơ như chiếc thuyền nan trôi dạt giữa dòng đời bão tố. Mùa thu năm ấy, sợi nắng rưng rưng, mùa thu năm ấy, cõi lòng anh chết lặng khi người Mẹ dấu yêu bỏ anh mà về nơi cõi Phật. Và mùa thu ấy, MÙA THU NẮNG KHÓC, nắng thu vàng úa giao cảm nỗi bi thương cùng với giọt lệ lăn dài trên khóe mắt đứa con côi hiếu thảo. Với một trăm lẻ hai bài thơ, tác giả chừng như muốn gởi gắm cùng chúng ta thông điệp CÓ MỘT KHÔNG HAI trong dòng thơ TÂM TƯỞNG dành riêng cho song thân đã đi xa. Ẩn chứa dưới nhiều tầng cảm xúc trong từng trang sách thơm mùi đạo hiếu, tác giả ký thác nỗi niềm thương Cha nhớ Mẹ như một sự chuyển giao sứ mệnh cao cả này cho Thơ, với lời bộc bạch: “Câu thơ dành khóc thay tôi”. Vâng, giọt lệ đầm đìa trong thơ anh là tiếng lòng quặn thắt của đứa con côi, “đêm đêm ngồi lau vầng trăng phủ nỗi sầu riêng”, ngày lại ngày canh cánh ước mong trở về với quê hương thuở thiếu thời, nhóm lên ngọn lửa vào một sớm mùa Thu “Ta về luộc cả vườn đau”.

Nhà thơ trút hết tâm lực, thi lực vào hình ảnh Mẹ - Cha với kỉ niệm êm đềm của thời ấu thơ dấu yêu mà khốn khó, lấy đó làm không gian nền của tác phẩm. Cuộc đời và số phận những người nông dân hiền lương thuần hậu trong những năm 60,70 của vùng đồng bằng sông Hồng được anh tái hiện chân thực như không thể nào chân thực hơn. Bằng khối chất liệu thơ dung dị, chủ yếu là lục bát thấm đẫm hồn dân tộc, nhà thơ PĐM cần mẫn khắc tạc tượng đài vĩnh cửu về Mẹ - Cha trong tâm thức Việt. Hình tượng Mẹ với “tấm thân  hao gầy” là một nguyên khối đơn sơ mộc mạc, và theo tôi, hình khối đơn sơ ấy lại mang tính biểu trưng cao, là hình ảnh chung nhất của bất kỳ người mẹ Việt Nam nào:

Gồng đời tát bể trầm luân

Càng làm cho Mẹ tấm thân hao gầy

(Xuân buồn)

Trên khối tượng đài ấy, bàn tay tài hoa của nhà thơ tạc những nếp nhăn huyền thoại trên gương mặt Mẹ - Cha, những nếp nhăn thế kỷ hằn sâu trong ký ức tác giả, ký ức dân tộc, đã trở thành hình tượng tiêu biểu của thời đại mà theo tôi, các nhạc sĩ, nhà điêu khắc, hội họa, nhiếp ảnh nào cũng khó có thể làm khác hơn:

Đó là nếp nhăn Mẹ đổi tuổi thanh xuân

Nuốt nước mắt vào trong nuôi con khôn lớn

Để nụ cười con sáng

Vô vàng những đường  nhăn ngắn dài không hình dáng

Là nỗi suy tư cho con được thành người.

(Nếp nhăn cười)

Hình ảnh người cha trong khối tượng đài ấy là một người nông dân kiên trì chịu nhận, suốt đời cặm cụi lao nhọc mưu sinh với những giây phút lặng lẽ suy tư, tay vân vê “Hạt thóc nhổ râu”. Tác giả không biểu trưng hóa, nghệ thuật hóa hình tượng Cha như là một khuôn mẫu lý tưởng khiến mảng hình khối thô ráp giản dị, mà vô cùng gần gủi với hơi thở của sự sống:

Vê vê hạt thóc ngâm sầu

Cha ngồi dỗ tủi nhổ râu cho mình…

(Hạt thóc nhổ râu)

Càng đi sâu vào tập thơ, ta như được tác giả đưa trở về với không gian hoài niệm của vùng quê Nam Định phì nhiêu với đa tầng văn hóa lúa nước. Sau lũy tre làng êm ả, cuộc sống giản dị của thôn dân hồn hậu quyện hòa với văn hóa làng xã tiềm tàng trong từng nếp nghĩ, với cây đa rợp bóng ao làng, mái đình rêu phong cổ kính, và mùi hương cổ tích thơm lừng từ chiếc bánh kê đa đỏng đảnh trong chiếc thúng mẹ đội đầu đi về mỗi buổi chợ chiều, tất cả đó tạo thành cái thần hồn của tác phẩm:

Mặt trời săm soi chiếc thúng gầy mẹ đội. Những tia nắng non nhảy mũi liên hồi

Chắc bánh đa kê tròn vành nguyên chiếc. Phết nụ cười thơm không ỉu lệ đời.

Thương cha mẹ một kiếp người khốn khó. Chỉ mong tôi được học làm người. Sao tôi quên những tháng ngày cổ tích. Dìu tôi lớn lên từ những giọt lệ cười.

(Gọi dòng sông)

Cổ tích là vậy, nhưng tác giả không có ý đồ thi vị hóa vùng đất nơi anh sinh ra và lớn lên, nơi đong đầy những dấu ấn nhọc nhằn khó phai. Bao nhiêu lao khổ  được tác giả hồi tưởng và tái hiện sinh động bằng những câu thơ chân thực đến quặn thắt lòng người đọc:

Cột trâu mò vạc lẹm bờ

Liềm cùn bào cỏ tay đơ rộp phồng

Chìa lưng chống chọi gió chông

Vẫn không ghìm nổi bão giông vặn đời

(Khóc tủi)

Hình ảnh tấm thân hao gầy mùa lại mùa “nách kẹp thúng thóc xệ vẹo hông” khi Mẹ rê thóc là một bức tranh đậm đặc chất liệu sống nơi thôn dã, thân quen như hơi thở với những ai đã từng sinh ra và lớn lên ở một vùng quê:

Kẹp thúng thóc xệ vẹo hông

Mẹ rê em quạt mênh mông giữa trời

Hạt buồn gió cuốn tả tơi

Hạt thương cột giữ mảnh đời lao đao.

(Rê thóc)

Trong gian khổ lao nhọc như vậy, Mẹ vẫn rạng ngời phẩm chất cao quý của một người Mẹ hiền lương, với tấm lòng son suốt đời chân chất, tận tụy hy sinh, cho đi mà không hề nghĩ nhận lấy, tấm lòng son sắt chưa hề manh nha một điều giả dối là gì:

Chưa một lần Mẹ nghĩ điều giả dối

Để có ai được ghét Mẹ một lần

Giữa trần gian vẫn hai bàn tay trắng

Cũng chỉ vì Mẹ cho hết người thân

(Mẹ tin con)

Không những thế, lời ru của mẹ trên tao nôi từng ngày là một quá trình gíao huấn nghiêm cẩn, Mẹ ru hời đong đưa vỗ về tâm hồn đứa con với niềm tin mai này lớn lên, trái tim con trai Mẹ bao dung như biển cả, chứa chan tình yêu quê hương đất nước:

Con ơi uống tiếng ầu ơ

Đừng quên đời mẹ chắt từ khổ đau

Quê hương giặc giã hai đầu

Đó nghèo mất mát san nhau tình người

Mẹ mong con lớn lên rồi

Con đi sẽ hiểu biển trời nước non.

(Lời mẹ)

Tâm tư héo mòn của đứa con bơ vơ xa quê là một mảng chủ đạo trong thi tập MTNK bên cạnh hình tượng song thân đấy ắm ắp trong trái tim anh. Ở đây, tác giả có một không gian rộng lớn, một thời gian hun hút để giải bày nỗi đau xót của mình khi vời trông về quê cũ từ cuộc sống nơi đất khách bằng những câu thơ trích từ máu thịt:

Con giờ mặc kiếp bơ vơ

Mảnh đời cũ rích xác xơ pha màu

(Tôi vá áo cho tôi)

Hình ảnh Cha - Mẹ luôn hiện hữu trong tâm thức anh, cứ vơi đầy đầy vơi trong từng giấc ngủ, trong mỗi nhịp võng đong đưa níu kéo tâm hồn nhà thơ trở về ngôi nhà xưa nay đã vắng bóng mẹ hiền, ôi, nhớ thương sao mà triền iên da diết thế?

Mơ màng võng ảo đong đưa

Ngôi nhà vắng mẹ lưa thưa tiếng cười

(Sắc thu ngây dại)

Trong suốt hai mươi lăm năm, nhà thơ không ít lần tự dằn vặt mình, bất lực trước ước mơ nhỏ bé của đời mẹ. Khi đọc đến bài “Mãi nợ điều mẹ ước”, tôi thực sự rơm rớm nước mắt, vì chính tôi năm nào lên đường đi thực tập, mạ tôi đã thầm lặng gỡ đôi bông tai bán lấy tiền làm lộ phí cho tôi bước về phía tương lai. Còn nhà thơ Phạm Đức Mạnh lúc cảm nhận được Mẹ chép miệng ước mơ một đôi bông tai chỉ là một anh binh nhì nên chỉ biết nuốt nước mắt vào trong với nỗi nghẹn ngào bất lực. Ôi, niềm ước mơ nhỏ nhoi của Mẹ chính là niềm mong ước chân thật mang nặng hoài bão, triết lý sống của bao nhiêu người mẹ Việt Nam lớn lên trong nghèo khó:  

Mẹ ước đôi bông tai

Lính binh nhì làm sao mua được

Thời lẫn lộn vàng thau

Nhiều người xài tiền như nước

Con, lính trơn ôm ngọn gió đời….

 

Dái tai trống khô xuyên que tăm bỏ ngỏ

Nước mắt ngược dòng lạnh buốt tim con

(Mãi nợ điều mẹ ước)

Nhà thơ cũng đã không biết bao nhiêu lần nhắc đến món “Nợ cha năm roi” và niềm thương tiếc Cha biến thành một lời hứa “thương cha và tự ngoan” bé bỏng làm sao. Chúng ta hãy đọc thơ và suy gẫm niềm thương mến bao la cứ mãi dày vò tâm hồn anh:

Nợ âm ỉ nỗi đau

Không được cha đánh nữa

Giờ chỉ còn lời hứa

Thương cha và tự ngoan…

 

Có bới tung trời người

Làm gì còn roi nhớ

Làm gì còn roi nợ

Để dành thành roi thương

(Nợ cha năm roi)

Bao nhiêu kỉ niệm ngọt ngào của một thời thơ ấu đói nghèo cứ hiện hữu trong thơ anh, thiếu thốn mà dấu yêu biết bao, nhà thơ làm nhân chứng và hạnh phúc khi được sống trong thiếu thốn như vậy cùng với gia đình, dù có “đánh đổi cả tiền đồ” thì anh vẫn ung dung chấp nhận. Thật là một tấm gương hiếu thảo hiếm hoi trong thời đại 4.0, khác nào các nhân vật trong “nhị thập tứ hiếu”:

Bữa nào nghe mẹ xào rau

Anh em nhấp nhổm ngó nhau ngoan thầm

Em trải chiếu anh bày mâm

Dỗ cơn đau đói cố cầm cự thêm

 

Thời gian nín lặng trôi êm

Bửa ăn trộn nắng, độn đêm, đậy nghèo

Lưa thưa tóp mỡ tí teo

Đủ làm nước miếng ứa keo, nghẹn mừng.

(Tóp mỡ)

Và, đây là bài thơ MÙA THU NẮNG KHÓC  là một tuyệt phẩm của cảm xúc dâng trào khi nhà thơ về thăm mộ Mẹ:

Nâng niu làn gió

Hái đóa hương đồng

Cài lên mộ Mẹ

Thơm trời mênh mông.

 

Mẹ nằm trong nhớ

Trái tim tình làng

Mùa thu nắng khóc

Thương chiều lang thang.

 

Con xa quê mãi

Đời cũng bạc rồi

Đường trần nghiệt ngã

Đắng hồn mồ côi.

(Mùa thu nắng khóc)

Giờ đây, dù đã thành đạt với cuộc sống đủ đầy nơi thành phố hoa lệ, trở thành một nhà báo, một nhà thơ, với tuổi đời ngoài sáu mươi, nhà thơ hiếu thảo PĐM vẫn canh cánh bên lòng cảm giác đói khát tình thương yêu của Cha Mẹ, thúc đẩy hồn thơ anh tuôn chảy thành dòng lệ nóng, rơm rớm cảm xúc, khiến trái tim tôi xao xác bồi hồi:  

Vượt qua cám dỗ bờ mê

Đêm đêm ngăn lệ tỉ tê với đời

Nổi chìm trong kiếp chơi vơi

Miên man cơn sốt thèm lời mẹ ru.

(Ngăn lệ)

Đâu rồi chổ cũ ta nằm

Ổ rơm gối lá chè trầm sắc quê

Bãi bồi sông tỉnh cơn mê

Ước mơ đỏ ngậy triền đê sông Hồng

(Cho tan cơn khát)

Thực lòng, nếu viết ra được tất cả xúc cảm khi đọc tập thơ MÙA THU NẮNG KHÓC thì bài viết không dừng lại ở đây. Có thể nói, MTNK vừa là một tượng đài hiếu nghĩa, vừa là một tác phẩm thi ca in đậm dấu ấn nhân cách làm người của nhà thơ. Chúc nhà thơ PĐM giữ lấy đạo hiếu muôn đời này trong trái tim anh, chúc anh an vui khi đối mặt với cuộc sống ồn ào bon chen quanh mình để sáng tác những vần thơ hay, góp mặt với nền văn chương đương đại.

Bà Rịa, ngày 30/6/2022.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm
Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ Vọng thiên hà của Hoa Mai.
Xem thêm