Hồn thơ trong sáng vời vợi đã nẩy nở từ “Vàng son thời thiếu nữ/ Thương mình tím hoàng hôn”. Một giấc mơ thi vị đã thành thực ư! Vâng! Thực hơn thế là “ngoại” của hôm nay chưa bao giờ quên cái phút giây gặp lại nơi “trời thu trong vắt” đó.
Và nỗi đau lớn nhất, chỉ vài nét chấm phá thôi, nhưng đã cho thấy cái gai góc quyết liệt trong tiếng thơ mang nỗi “bất cam” gánh ghì số phận riêng - chung kiếp người: “Sự thật có lúc là quái vật/khi nó ẩn mình dưới lớp ngụy tạo…Sự thật/ lương tâm cắn xé tả tơi/ ác thú khi đã no nê/ con rắn mái gầm phùng mang/ phun vào ánh ngày chất độc”
Chủ thể trữ tình trong “Thời nắng xanh” xuất hiện là một người con với tấm lòng thương thảo, mộc mạc, đơn sơ gắn liền với nỗi bồn chồn thầm lặng. Nhàu nhĩ màu thời gian ăn ngấm trong tâm thức những mùa qua…
Nguyễn Thánh Ngã đã tạo ra một “cõi lạ” trong thơ. Khi trải nghiệm văn bản, thực sự tôi bị “thách thức”. Cái thực - ảo mộng mỵ, cái suy nghiệm chập chờn… tất cả như kích động một cuộc tuần du của trí tưởng đầy tính phiêu lưu.
Thơ mở cửa vào tâm hồn thanh thoát, nhẹ nhàng: Gieo chi sợi nắng, sợi mưa/ Để ai ngơ ngẩn giữa mùa thu sang”
Tôi đã “vô tình” mà “hữu ý” vươn tay hái ngắt một “chiếc lá cuối cùng không rụng bao giờ” có in hình đong dáng một bài thơ “xinh” mang tên: Thơ viết chiều cuối năm. Lâu lắm rồi mới nhặt được “chiếc lá” ẩn ứa đầy những “niệm” thời gian, hao mòn, nỗi nhớ, mưa sương, vết cắt cứa đời/ người với kiểu tự sự kết hợp trữ tình tạo cảm giác “nhu mềm” không “chói gắt” cho tâm hồn cộng hưởng/ cảm thụ như thế.