Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc (Trường Đại học Văn Lang) vừa tổ chức thành công cuộc thi Biên dịch văn học Việt - Hàn, Hàn - Việt lần thứ nhất với sự tham gia nhiệt tình của hơn 140 thí sinh và hơn 200 bài thi đầy ấn tượng. Sau đây Văn chương TP. Hồ Chí Minh xin giới thiệu các tác phẩm đoạt giải cuộc thi này.
Thơ Vương Cường không chỉ là hồi ức, mà còn là lời nhắc nhớ, để chúng ta không quên những trang sử bi tráng của dân tộc. Văn chương TP. Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu chùm 5 bài thơ rút từ tác phẩm này.
Đọc hồi ký “Tình yêu của mẹ” của nhà văn Trầm Hương, chúng ta như càng tin yêu hơn vào vai trò đóng góp của những người mẹ Việt Nam. Đặc biệt, trong từng trang viết, từng chương của tập hồi ký này, người đọc còn được hiểu rõ hơn về thời thơ ấu, thời thiếu nữ và quá trình tham gia cách mạng… đến chương cuối cùng bà Hà Thị Nhạn gửi gắm tình cảm của mình cho các con với tựa đề “Lời mẹ gửi con”: “Tôi rồi sẽ ra đi, quy luật không thể nào tránh khỏi. Tôi không có gì để lại cho con, chỉ còn lại tình thương của người mẹ, hòa với nước non…”
Và nỗi đau lớn nhất, chỉ vài nét chấm phá thôi, nhưng đã cho thấy cái gai góc quyết liệt trong tiếng thơ mang nỗi “bất cam” gánh ghì số phận riêng - chung kiếp người: “Sự thật có lúc là quái vật/khi nó ẩn mình dưới lớp ngụy tạo…Sự thật/ lương tâm cắn xé tả tơi/ ác thú khi đã no nê/ con rắn mái gầm phùng mang/ phun vào ánh ngày chất độc”
Chưa bao giờ tôi cảm nhận rõ rệt như thế, rằng chính mình là một phần của một thành phố lịch sử, nơi mọi ngõ ngách đều vươn lên với khát vọng không ngừng nghỉ. Thành phố Hồ Chí Minh – nơi tôi đã đến, đã sống và chứng kiến từng biến chuyển mạnh mẽ từ thời kỳ hòa bình đến công cuộc xây dựng và phát triển vượt bậc.