Tôi nhớ lại truyện ngắn “Quà tặng tương lai” của Nguyễn Trường, đăng báo Văn nghệ năm 2016, sau đó được bình chọn vào Top ten truyện ngắn hay năm 2016
Đang mải sắp xếp mọi thứ lại cho thật ngăn nắp thì Miên ào tới. Nay cho em nghỉ bữa nhen, bận chút chuyện hà. Nói rồi không đợi Du đồng ý, con bé phóng vù đi bỏ lại sau lưng mùi nước hoa sực nức. Phòng tranh đợt này thưa thớt người, Du linh hoạt bán thêm các mặt hàng lưu niệm. Từ những ý tưởng táo bạo của con bé, đôi tay tài hoa của Du tha hồ tung tẩy. Những món handmade lần lượt xuất hiện trên các tủ trưng bày. Vật liệu chỉ là những đụn rơm vàng, đôi vạt cỏ may, mấy cọng dây thừng hay thậm chí những bìa gỗ vụn. Những vị khách thích thú nhìn đôi tay mềm tài hoa của Du đan thoăn thoắt. Mái tóc bổ lệch lòa xòa trước trán. Chiếc khuyên nơi tai đầy chất nghệ sĩ, cùng hình xăm ma mị lấp ló sau gáy.
Trong lòng tôi, nhà văn Phạm Tường Hạnh là người anh giàu tình nghĩa, sống sôi động, bộc trực, thẳng thắn, nhưng với đồng nghiệp thì luôn biết lắng nghe và tôn trọng. Hôm nay, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Phạm Tường Hạnh, xin có đôi dòng…
Người Việt Nam có truyền thống yêu thơ, thậm chí yêu đến cuồng nhiệt. Một số người nói, đất nước ta là một "cường quốc thơ", điều đó chắc cũng không sai. Vì thế, không ít người đang là cán bộ công chức nhà nước, hay một anh công nhân, một chị nội trợ, một anh bộ đội… bỗng nhiên hóa thành “nhà thơ” khi chỉ viết được một vài “bài thơ” kiểu văn vần rồi góp tiền in chung trên một số tuyển tập và rồi họ được số người “đồng hội, đồng thuyền” gọi là “nhà thơ”.
Có thể nói ở Việt Nam khi bất kỳ ai đó cất lên vài câu nghe có vần có vè thì mọi người cho đó là thơ. Vậy làm thơ dễ dàng như thế sao? Thơ là loại hình nghệ thuật ngôn từ cao cấp, là tinh túy của ngôn ngữ… Thế nhưng có nhiều người làm “thơ” không hiểu thơ là gì, thậm chí ngay cả những người phê bình (đặc biệt người phê bình là công chúng nói theo hiệu ứng đám đông) cũng không hiểu thơ là gì. Và như vậy vô hình chung chúng ta cứ ào ào phê phán sự bội thực của thơ ngày nay; song nếu xem trên thực tế, thì liệu có bao nhiêu tác phẩm là thơ đúng với khái niệm mà nó hàm chứa?
Đây là tập trường ca thứ 3 của Nhà thơ Trần Thế Tuyển
TP HCM đang là mùa mưa, những cơn mưa chiều ướt vai áo từng chiến binh đang thầm lặng từng phút, từng giờ cùng tổ quân y của mình đi chữa bệnh lưu động cho F0 tại nhà trong thời điểm TPHCM đang căng mình chiến đấu với Covid-19.