Thơ Trần Quang Khánh được viết ra bởi những cảm xúc chân thành của một trái tim nhạy cảm, giàu trắc ẩn với nhiều nỗi trăn trở, suy tư. Có lẽ chính đời binh nghiệp và những thăng trầm của cuộc sống đã cho anh những bài học, sự trải nghiệm về con người, cuộc đời trong một cái nhìn thấu đáo, đầy tính nhân văn.
Bài phát biểu của Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều tại Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ V "50 năm Văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế".
Không hiểu vì sao, khi viết về Nguyễn Lương Ngọc, tôi lại nhớ câu thơ của Tản Đà tiên sinh “Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi/ Trần thế em nay chán nửa rồi”, và câu thơ của Quang Dũng tài hoa “Mây ở đầu ô mây lang thang/ Ôi chật làm sao góc phố phường”. Văn chương nó lạ lắm. Đường đầy người đi, đi nhiều, đi liên tục thành đường mòn. Với phàm giới nói chung đó là điều tốt. Thi nhân thì không. Khuôn phép sáo mòn khác chi con vẹt. Không xấu, thậm chí thuận nhĩ hóa thuận ngôn, nhưng không trình ra được cái mới, nghĩa là không sáng tạo, nghĩa là không phát triển, nói kiểu triết học, là phi tiến bộ. Thế là bảo thủ còn gì, vì anh thành tảng đá đứng ì cản trở dòng chảy của cuộc tồn tại không ngừng.
“Lý Sơn yêu dấu” là tuyển tập thơ văn thứ hai, sau tập “Biển gọi ta về” của nhóm biên soạn: Hồ Nghĩa Phương, Lucinda Nguyen, Trần Tín, Nguyễn Khiêm, được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành vào tháng 10 năm 2024.
Trần Mai Hường dùng ngày rộng tháng dài chỉ để yêu và được yêu. Tiếng thơ đó nâng đỡ cho đời và người nên đẹp và nhã, say đắm và lặng lẽ… dạt dào và đong đầy mật hoa. Thơ chị ở lại thời thiếu nữ đầy mộng mơ mà tràn dư những trận mưa tình ngọt ngào, êm say, có lúc cuồng quyến, dâng động.
Đó là đề nghị của TS, nhà báo, nhà giáo Trần Ngọc Châu, tác giả của cuốn sách “Đừng coi thường sự lười học của con người”, (NXB Tổng hợp TP. HCM 2020). Một người nặng lòng với quê hương đất nước, thông qua việc lo cho thế hệ tương lai, việc dạy, học như thế nào, qua đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp có tính chiến lược cho ngành giáo dục để đất nước tồn tại và phát triển.