Trong các nhà văn thuộc đội ngũ văn nghệ giải phóng miền Nam, Nguyễn Quang Sáng có lẽ là nhà văn có phong cách Nam Bộ nhất. Giọng văn của ông hồn hậu, mộc mạc, tự nhiên như cảnh sắc thiên nhiên của Nam Bộ, nói như nhà thơ Trần Đăng Khoa từng nhận xét là “nó sục lên mùi vị của sông nước Tháp Mười, cả cái chất đậm đặc không thể trộn lẫn” (Khôi Vũ, 2014).
Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn lớn với sự nghiệp gắn bó mật thiết với vận mệnh đất nước. Những tác phẩm của ông, trong đó có “Dòng sông thơ ấu” là một phần không thể thiếu trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại.
Với nhiều nhà thơ, cái gốc rễ cùng mảnh đất chôn rau cắt rốn luôn là một điều hết sức thiêng liêng. Nhiều người lấy đấy làm nguồn cảm hứng cho mình khi sáng tác. Thanh Hoàng cũng thế. Mồ côi cha mẹ từ rất sớm và rồi từ rất sớm đã phải xa quê. Chính điều đó đã làm cho Thơ Thanh Hoàng luôn tồn tại một khoảng trống đến mênh mông, đến choáng ngợp và luôn có khát khao được bù đắp, được vun đầy.
Từ khi Nguyễn Quang Sáng (1932-2014) còn tại thế cho đến lúc này, rất nhiều đồng nghiệp, nhà nghiên cứu đã đánh giá gần như đầy đủ về “cuộc đời và sự nghiệp” của ông. Tôi chỉ xin góp thêm vài mẫu chuyện về ông Năm – tên gọi thân mật của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Hội thảo "Nhà văn Nguyễn Quang Sáng – cuộc đời và sự nghiệp" do Hội nhà văn TP HCM tổ chức đã diễn ra sáng 6-12 tại Toà nhà Liên Hiệp Hội (số 81 Trần Quốc Thảo, P. Võ Thị Sáu, Q. 3 TP HCM). Nhiều đại biểu là các nhà văn, nhà thơ và con trai của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là Nguyễn Viết Quang đại diện gia đình tham dự.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng ra đi, để lại một gánh sách trĩu nặng cho nhân gian, Tác phẩm văn xuôi của ông gồm Con chim vàng, Người quê hương, Nhật ký người ở lại, Đất lửa, Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch, Cái áo thằng hình rơm, Mùa gió chướng, Người con đi xa, Dòng sông thơ ấu, Bàn thờ tổ của một cô đào, Tôi thích làm vua, 25 truyện ngắn, Paris - tiếng hát Trịnh Công Sơn, Con mèo của Foujita, Nhà văn về làng…