“Quyển sách là chữ nghĩa. Mà chữ nghĩa của một quyển sách phải kết hợp vừa từ trí tuệ vừa từ trái tim. Thiếu những yếu tố này, quyển sách khó có được linh hồn của nó. Và thiếu linh hồn, quyển sách cũng sẽ trơ ra những con số, những thành quả và không thể đọng lại cảm xúc nơi người đọc”.
Hai ngày của ngày hội lớn nhất trong năm của Hội Nhà văn TP HCM đã kết thúc, thêm một năm Ngày Thơ được tổ chức tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT TP HCM trong không khí rộn ràng, ấm áp nghĩa tình của những người bạn thơ tại TP mang tên Bác.
Trong chuỗi hoạt động Ngày thơ Việt Nam, Hội Nhà văn và Hội Âm nhạc TPHCM tổ chức buổi giao lưu, chia sẻ về mối tương quan giữa 2 loại hình nghệ thuật thơ và nhạc trong sự gắn kết tạo nên những bản giao hưởng đầy cảm xúc.
Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 – 27-2-2024), Đại tá Nhà thơ Phạm Đình Phú, Bác sĩ Chuyên khoa I, Thầy thuốc Ưu tú, có bài viết đầy tâm huyết và trách nhiệm, góp một tiếng nói tích cực vào cuộc đấu tranh chống “nội xâm”. Văn chương TPHCM xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Với công chúng yêu thơ tại TPHCM, năm nay có lẽ là một năm đầy niềm vui khi Ngày thơ Việt Nam do Hội Nhà văn TPHCM tổ chức chính thức trở thành một trong những hoạt động lễ hội chính của thành phố.
Tham dự Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại TP.HCM khai mạc vào sáng 24.2 có Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, trưởng ban tổ chức Nguyễn Phước Lộc; KTS Nguyễn Trường Lưu, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT TP.HCM; NSND Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM..., và đông đảo các nhà văn, nhà thơ, CLB thơ các quận, huyện cùng những độc giả yêu mến thi ca.