TIN TỨC

Hành trình trở về trong chùm thơ Phạm Thanh Bình

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2025-01-16 23:54:31
mail facebook google pos stwis
964 lượt xem

Những ngày cuối năm, khi mùi Tết đã phảng phất đâu đó, tôi bỗng nhận được chùm lục bát của nhà thơ Phạm Thanh Bình ở thành phố Hồ Chí Minh gửi tặng. Thật lạ, giữa thành phố ồn ào náo nhiệt vậy mà từng câu thơ lục bát vẫn trong trẻo chân quê. Bao hình ảnh về cảnh quê, Tết quê dường như cứ thao thiết chảy trong dòng cảm xúc thương nhớ của nhà thơ. Tôi cũng là người xa xứ cùng thế hệ với tác giả nên đọc thơ mà cảm thấy lòng mình cứ nao nao nỗi nhớ cố hương.

Nhà thơ Phạm Thanh Bình

Chỉ là chùm thơ lục bát nhưng chứa đủ cảm xúc thăng trầm của một cuộc hành trình từ trong tâm tưởng đến bước chân ngoài đời. Có ngày ra đi, có lần mò chìm nổi, có tìm lại chính mình và có cả trở về khi đã dạn dày sương gió.

 

Ngày ra đi…

Mọi cuộc ra đi để mà trở về thì cái sự ra đi đó sẽ nhẹ nhàng, người ra đi sẽ vững bước. Đối với nhà thơ Phạm Thanh Bình, hành trình ra đi “tha phương cầu thực” không hẹn ngày về nên rất day dứt, buồn tủi:

Cắm đầu... 

                 con bước hụt hơi 

Không dám ngoảnh lại...

                                            nhìn nơi sân nhà.

 (Cúi đầu)

Câu thơ bị ngắt quãng bởi cái cảm giác nặng nề, ngập ngừng ái ngại khi phải rời bỏ quê hương. Một cuộc ra đi bất đắc dĩ. Ra đi mà như trốn chạy khỏi bao tình cảm gia đình nên phải “Cắm đầu… con bước hụt hơi”. Nỗi lòng tác giả cứ giằng xé “không dám ngoảnh lại”, không dám từ biệt. Nhà thơ sợ bị mềm lòng không dứt ra được. Thật là cám cảnh thê lương!

 

Lạc giữa cõi đời…

Rời xa quê hương, trốn chạy lòng mình để tìm đến những miền đất hứa. Chấp nhận gian truân vất vả xứ người cũng chỉ vì cái kiếp mưu sinh. Để rồi đến lúc nhà thơ chợt nhận ra mình đang bị trôi lạc giữa dòng đời:

Tôi là ai?...

                giữa phố say

Tiền tài, danh vọng... 

                                     trả vay cuộc người. 

                                                      (Tôi là ai?)

Vết thương trên câu thơ lục bát cứ vật vờ như bước chân phiêu dạt. Nhân vật trữ tình càng đi xa càng chơi vơi lạc lõng. “Tôi là ai” giữa nơi đất khách quê người? Cái mơ ước nhỏ bé mà nhà thơ phải rứt ruột đi tìm ngày càng mất hút giữa “phố say”, giữa “tiền tài danh vọng”. Tất cả chỉ là “trả vay cuộc người”. Hai tiếng “cuộc người” nghe sao mà ngao ngán đến tận cùng của đời phiêu bạt. Sự trải đời và chứng kiến bao hỉ nộ ái ố giữa chốn trần gian đã được nhà thơ gom lại trong hai tiếng “cuộc người” trần trụi.

Từ sự lạc lõng bơ vơ đã đánh thức bản ngã:

Lạ chưa?...

                vui khóc, buồn cười 

Xênh xang áo nón...

                                  vẫn người đâu đâu.

                                                  (Tôi là ai?)

Những câu thơ trải lòng khi “đi tìm lại chính mình” giữa bao chuyện “vui khóc, buồn cười” lạ đời nơi đô thị. Cũng từ cuộc mưu sinh vất vả mà nhà thơ nhận ra mình không thể hoà nhập, “vẫn người đâu đâu” giữa chốn phồn hoa. Cái “người đâu đâu” đó chính cái bản ngã đáng trân quý còn sót lại.

Có lẽ tác giả cũng không ngờ cuộc ra đi để tìm cơm áo lại có lúc như bị lạc lối giữa chốn phù hoa. Và rồi từ tiếng gọi sâu thẳm khắc khoải trong cõi lòng, buộc nhà thơ lại phải tiếp tục hành trình đi tìm chính mình:

Tôi là ai?...

               thật bẽ bàng

Xế chiều sấp bóng

                                ...ngồi ôm

                                              ....bóng mình!

 (Tôi là ai?)

Câu thơ tiếp tục bẻ đôi, bẻ ba gợi cho người đọc liên tưởng đến những bước đời vấp ngã trong “cuộc người”. Trên hành trình tìm lại chính mình, nhà thơ đã nhận ra những sự thật “bẽ bàng”. Tác giả thật tinh tế khi sử dụng những thủ thuật ngắt câu, cài đặt dấu câu, kí tự “phi âm thanh” giúp người đọc cảm nhận đầy đủ hơn nỗi lòng trắc ẩn và sự vật vã trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Một nỗi cô đơn được đẩy đến tận cùng của cô đơn. Quả thực, đối với thơ của Phạm Thanh Bình thì độc giả tự đọc sẽ thú vị hơn nhiều khi nghe qua người khác đọc.

 

Định dạng lại mình…

Nhà thơ xót xa, bẽ bàng không phải để mà than thở buông xuôi. Từ trong nỗi tận cùng cô đơn lạc lõng, tác giả đã “định dạng lại chính mình”:

Xa quê 

             quá nửa 

                             đời người...

Phù hoa...

                không át

                                 nổi mùi

                                               rạ, rơm

Chiều nay

                   vấp gánh

                                     hàng rong

Nao nao  

                lòng lại...

                              chạnh lòng 

                                                ...nhớ quê.

 (Người nhà quê!)

Câu thơ lục bát cứ lặng rơi như lời bộc bạch. Nửa đời người ngụp lặn giữa chốn phù hoa, tưởng như mình đã là dân phố thị. Ấy vậy mà khi “vấp gánh hàng rong” thì cái nếp chân quê, cái “mùi rạ rơm” bỗng bùng lên làm cho nhà thơ ngẩn ngơ nao nao chạnh lòng. Từ “vấp” làm vỡ ra sự bất ngờ. Vấp là vì tưởng như đã quên. Hoá ra, tất cả những gì của quê hương bản quán vẫn còn nguyên vẹn trong nỗi nhớ của nhà thơ Phạm Thanh Bình. 

Thói đời, không ít người li hương thường muốn chối bỏ quê nghèo. Nhà thơ Phạm Thanh Bình thì ngược lại. Không chối bỏ lãng quên mà càng nhớ càng tự hào về quê nhà:

Thị thành 

                  nuôi xác...

                                   tốt, tươi 

Dặn lòng

                 hạt giống

                                   là người...

                                                   nhà quê! 

 (Người nhà quê!)

Câu thơ lục bát được chia thành hai nửa: phần xác và phần hồn. Phần xác “tốt tươi” là nhờ vào cơm áo của chốn thị thành; phần hồn là “hạt giống” của quê hương nơi chôn rau cắt rốn. Hai tiếng “nhà quê” thốt lên nghe thật hãnh diện thân thương. Phải là người yêu quê hương bản quán thật sâu đậm mới thốt lên được những câu thơ mộc mạc mà day dứt đến thế.

Trở về…

Nỗi nhớ thương quê hương nguồn cội đã kéo nhà thơ trở về từ trong tâm tưởng:

Về nơi mẹ đẻ, cha sinh

Làm sao gột hết trên mình...

                                                   vết hoang?

(Tôi là ai?)

“Vết hoang” trong hồn thơ của Phạm Thanh Bình chính nét đẹp chân quê. Người quê vốn mộc mạc như ngọn lúa, cục đất, củ khoai. Họ sống chân chất giữa hương đồng gió nội và dường như chưa bị pha tạp bởi thói thị thành. Cái “vết hoang” là bản sắc, là hành trang, là sức đề kháng và cũng là sợi dây níu giữ những đứa con xa quê.

Đọc thơ lục bát của nhà thơ Phạm Thanh Bình, người đọc như gặp lại âm hưởng lời ru trong ca dao. Lời ru và dòng sữa mẹ đã nuôi những đứa con khôn lớn. Khi bước chân nhà thơ đã rời xa cha mẹ, quê hương nhưng lòng dạ thì vẫn như còn ở lại với lời ru của mẹ:

Ru hời...ru hỡi... ru hà...

Sao tròn chữ hiếu... 

                                  khi mà... xa quê?! 

(Cúi đầu)

Tấm lòng hiếu nghĩa của phận làm con cứ đau đáu trong tim. Có lúc nhà thơ như giật mình thảng thốt:

Kẻo mai cha mẹ đi rồi

Dầm mình cõng cả một trời bão dông.

(Về đi con!)

Đạo lí và tình yêu đó như cái bến quê neo đậu tâm hồn. Nó có sức cuốn hút nhà thơ trở về với kí ức, trở về với người thân, trở về với bờ tre gốc rạ. Hình ảnh hiện lên như thước phim quay chậm từ xa đến gần:

Vẫn bến xưa, vẫn con đò

Triền sông vẫn nắng...

                                       vàng hoa cải vàng.

(Tôi là ai?)

Nhờ có tình yêu quê hương mãi trung trinh vẹn tròn nên nhà thơ mới cảm nhận được cảnh vật bến nước con đò vẫn như xưa. Và không gian vẫn bừng sáng bởi mùa hoa cải ven sông vàng rực trong nắng.

Và nhà thơ đã trở về với mái nhà quen thuộc, nơi lưu giữ biết bao hoài niệm thân thương:

Bên hiên nhà ngói ba gian

Mẹ ngồi gói bánh dưới giàn mướp hương 

Bánh gai, bánh mật, bánh chưng 

Mẹ ướp vào bánh cả hương đất, trời.

(Tết xưa thương nhớ!)

Thật thú vị được gặp lại những cái bánh quen thuộc gắn liền với kí ức của tuổi thơ và chứa đựng những giá trị văn hoá, cùng với hương quê thật là lãng mạn: Mẹ ướp vào bánh cả hương đất, trời!

Đến đây người đọc càng đồng cảm với nhà thơ về hồn quê, hương quê đã “ướp” vào trong những cái “bánh gai, bánh mật, bánh chưng”. Vì thế mà những cái bánh quê không thể thiếu được trong dịp Tết đến Xuân về.

 

Chùm thơ đã vẽ lại hành trình quá nửa đời xa quê của nhà thơ Phạm Thanh Bình. Một hành trình có cất bước ra đi; có lưu lạc giữa cõi đời; có tìm lại chính mình và cuối cùng là cuộc trở về như một định mệnh kiêu hãnh:

Đi từ ruộng lúa, bờ đê 

Giàu, nghèo cũng có một quê... để về!

(Tết xưa thương nhớ!)

Câu thơ không còn phải “cúi đầu” nặng bước, không còn phải “cắm đầu” trốn chạy mảnh sân nhà và những giọt nước mắt của mẹ. Mỗi trang thơ là một trang đời. Người đọc đã nhận ra từ cuộc hảnh trình một Phạm Thanh Bình tài hoa mà ấm áp nghĩa tình chân quê.

                                                                01/2025

Trần Vinh

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phật giáo hộ quốc dưới góc nhìn tiểu thuyết vương triều Tiền Lý
Sớm mai, sương bạc vương trên cánh sen tĩnh mặc, hồ nước phẳng lặng phản chiếu bầu trời vô tận. Tiếng chuông chùa ngân dài trong làn gió sớm, tan vào không gian như những vòng sóng lan tỏa, vọng về từ ngàn xưa lời kinh Bát Nhã
Xem thêm
“Thu thức giấc” của Trịnh Bích Ngân - Mùa của những rung động
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 4/2025
Xem thêm
Bây giờ tôi chỉ muốn nói: Cảm ơn!
Bài của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Các cuộc chiến trong lòng chiến tranh...
HOÀNG HÔN DÁT ĐỎ là cuốn tiểu thuyết của Nhà văn Tố Hoài do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2016.
Xem thêm
Đặng Nguyệt Anh - Một hồn thơ không tĩnh vật
Bài của PGS.TS Hồ Thế Hà đăng tạp chí Sông Hương
Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm