Sự đồng điệu và sự liên tài giúp các nhà văn, nhà thơ tìm đến nhau và tìm đến Báo Văn nghệ. Điều ấy, nghe có vẻ đơn giản, nhưng không dễ dàng đâu. Tôi nghĩ, các thế hệ làm Báo Văn nghệ cũng đã nỗ lực rất nhiều để có “ngôi nhà chung” như bây giờ. Còn tương lai, Báo Văn nghệ sẽ phải bận tâm hơn với tiêu chí “có thực mới vực được đạo” để có sự phát triển bền vững.
Đặng Nguyệt Anh là một trong rất ít nhà thơ nữ được vinh dự sống và viết ở chiến trường trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm ngành Ngữ văn, chị được phân công vào Nam công tác và chiến đấu. Chị làm việc tại Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục Miền Nam.
Thơ Trần Đôn như một bức tranh cảm xúc nhiều gam màu về Tổ quốc - khi thì thổn thức với nỗi niềm biên viễn, lúc lại ngân nga khúc tình tự dân tộc.
Từ chuyến đi thực tế cuối năm 2024 đầy xúc động của Hội Nhà văn TP.HCM, chùm thơ "Cần Giờ nắng gọi rừng nghe" sau đây đã ra đời như một bản giao hưởng của thiên nhiên và lòng người. Ở đó, sóng biển Thạnh An hôn lên rễ đước già, gió mang hương bần mắm thấm đẫm nghĩa tình, và những hy sinh nơi Rừng Sác vẫn thầm thì trong từng câu chữ.
Nhà thơ Lê Văn Hóa, sinh năm 1941 tại Quảng Ngãi, ông được biết đến trong làng thơ Việt từ trước năm 1975. Bút danh Hoài Lê gắn liền với những tác phẩm đầy cảm xúc và triết lý nhân sinh sâu sắc. Ông không chỉ sáng tác thi ca mà còn nghiên cứu biên khảo như “Thơ Tàu thơ Tây đã ảnh hưởng đến thi ca và âm nhạc Việt Nam” (1966). Những bài thơ của ông là sự kết hợp tinh tế giữa lý trí và tình cảm, luôn đan xen giữa cái đẹp và cái buồn, tình yêu và những nỗi nhớ, đưa người đọc vào một thế giới lãng mạn, du dương và đầy chất thơ và xúc cảm.